Khi lái ô tô bị ngập nước, nếu không biết cách xử lý sẽ khiến chiếc xe bị hư hỏng rất nặng, thậm chí tiêu tốn hàng trăm triệu sửa chữa nếu bị thuỷ kích.

Thuỷ kích là gì?

Theo chuyên gia ô tô, hiện tượng thủy kích xảy ra đối với ô tô là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, khiến cho xe chết máy đột ngột.

Nếu người điều khiển tiếp tục đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ.

{keywords}
Cố lái ô tô qua vùng ngập có nguy cơ bị thuỷ kích

Khi tiếp tục khởi động lại động cơ, lúc này hệ thống hút gió sẽ tiếp tục hoạt động trở lại, nhưng cái được hút vào động cơ là nước thay vì là gió.

Trong điều kiện hoạt động bình thường, các piston dùng lực tạo ra từ hỗn hợp khí nạp mà quay lên xuống với vận tốc trung bình khoảng 1000 vòng/phút.

Nếu nước tràn vào động cơ từ đường hút gió của máy thì hỗn hợp khí và xăng sẽ bị thay bằng hỗn hợp nước và xăng.

{keywords}
Máy xe bị tàn phá do thuỷ kích

Do nước nặng hơn rất nhiều lần so với không khí cộng với áp suất trong buồng máy làm cho piston bị "ép" xuống và không thể nào đẩy lên được trong khi tay biên thì vẫn tiếp tục quay với vận tốc lớn. Từ đó tạo ra các phản lực làm cong hoặc gãy tay biên.

Các đoạn tay biên gãy tiếp tục được đẩy theo chu kì sẽ làm xước xilanh hay nghiêm trọng hơn là chọc thủng lốc máy, phá hủy máy xe.

"Bay" hàng trăm triệu vì thuỷ kích

Trong trường hợp bắt buộc phải lái xe qua vùng ngập nước, lái xe cần nằm lòng các nguyên tắc cơ bản.

Nếu xe lỡ đi vào vùng ngập nước và bị tắt máy: Tuyệt đối không khởi động lại máy trong mọi trường hợp. Gọi ngay cứu hộ để kéo xe về gara xử lý.

{keywords}
Khi vào vùng ngập nước và bị tắt máy, tuyệt đối không khởi động lại

Với những xe bị thuỷ kích, để sửa chữa sẽ mất chi phí rất cao, nhẹ cũng mất vài chục triệu. Nếu thay mới toàn bộ động cơ đã bị phá hủy thì số tiền có thể lên tới cả trăm triệu đồng. Xe càng cao cấp thì chi phí sửa chữa càng lớn.

Trường hợp nước chỉ tràn vào xy-lanh cũng nguy hiểm. Khi lòng xy-lanh có thể bị gỉ và sau đó chiếc xe sẽ ngốn xăng khủng khiếp.

Ngoài ra nếu xe bị ngập nước còn ảnh hưởng ổ bi, ổ bạc, hệ thống điện và các cảm biến,...

{keywords}
Cố lái xe qua vùng ngập nước có thể để lại hậu quả nặng nề

Nội thất của ô tô cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi nước tràn vào xe. Nhất là với các dòng xe cao cấp, khu vực trung tâm là nơi bố trí rất nhiều hệ thống điều khiển điện tử.

(Theo Cartimes)

Cách xử lý ô tô, xe máy bị chết máy do ngập nước khi trời mưa bão

Cách xử lý ô tô, xe máy bị chết máy do ngập nước khi trời mưa bão

Thời tiết mùa hè thường đón những cơn mưa lớn dẫn đến tình trạng ô tô, xe máy bị chết máy hàng loạt do ngập nước. Để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu những cách xử lý tối ưu nhất.

Cần làm gì khi ô tô bị ngập nước?

Cần làm gì khi ô tô bị ngập nước?

Mùa mưa đã đến, không ai muốn rơi vào cảnh xe bị ngập nước, nhưng cũng không nên vì thế mà không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể tự giúp mình hoặc người khác nếu gặp phải tình huống này.

Kinh nghiệm lái xe mùa mưa và cách xử lý khi ô tô bị ngập nước

Kinh nghiệm lái xe mùa mưa và cách xử lý khi ô tô bị ngập nước

Dưới đây là những bí quyết giúp tài xế có thể lưu thông an toàn trên đường trong điều kiện đường phố ngập nước và cách xử lý khi ô tô bị ngập nước, chết máy đột ngột.

Cố vượt đường ngập sâu, xe tải bị dòng lũ hất xuống vực

Cố vượt đường ngập sâu, xe tải bị dòng lũ hất xuống vực

Một chiếc xe tải đã may mắn được cứu thoát tình huống hiểm nguy sau khi bị dòng lũ cuốn lật nghiêng.

Ô tô chết máy vì bị ngập nước mùa bão lũ, khởi động thế nào?

Ô tô chết máy vì bị ngập nước mùa bão lũ, khởi động thế nào?

Tất cả các công ty bảo hiểm, hãng xe hay những bài báo đều hướng dẫn bạn không được khởi động lại động cơ và nên gọi xe cứu hộ khi xe ngập nước và có nguy cơ bị thủy kích. 

Đường phố Việt Nam tràn ngập xe Lada, U-uát: Huyền thoại một thời

Đường phố Việt Nam tràn ngập xe Lada, U-uát: Huyền thoại một thời

Ô tô Nga có doanh số bùng nổ vào năm 2016, song, sang đến năm 2017, các mẫu xe đến từ xứ Bạch dương vẫn “im hơi lặng tiếng”, liệu đường phố Việt Nam lại tràn ngập xe Lada, Volga, U-oát?