Thay vì nói “Mercedes! Giảm nhiệt độ cabin xuống 20 độ C!”, bạn có thể nói “Mercedes! Nóng quá!”, chiếc xe sẽ hiểu ý và tự giảm nhiệt độ xuống mức phù hợp.

Tương lai của ngành công nghiệp ôtô chính là xe tự lái. Đó là cái nhìn rút ra từ triển lãm CES 2018. Nhiều nhà sản xuất đang chứng tỏ công nghệ xe tự lái của họ tốt hơn số còn lại. Điều này có nghĩa là, những chiếc xe tự lái thật sự, có thể chạy trên bất cứ con đường nào và đưa bạn đi đến nơi về đến chốn, có thể phổ biến trong vài năm nữa.

Trong số các ý tưởng về xe tự lái, xu hướng được các nhà sản xuất hướng tới là kết nối không dây giữa những chiếc xe (connected car). 

{keywords}
Xe thông minh tự kết nối là tương lai của ngành công nghiệp ôtô. 

Thế hệ tiếp theo của xe hơi sẽ luôn được trang bị kết nối di động và cảm biến nội bộ. Các nhà sản xuất xe hàng đầu sẽ tạo ra những trải nghiệm tốt hơn bên trong cabin với màn hình cảm ứng, tương tác bằng giọng nói, thậm chí là kiểm soát bằng cử chỉ.

Màn hình cảm ứng của tương lai sẽ là bước cải tiến vượt bậc so với các màn hình cảm ứng điện trở ngày nay, chúng sẽ trở nên gần gũi hơn với trải nghiệm cảm ứng đa điểm mà chúng ta đã quen thuộc trên iPhone hay iPad.

Bảng điều khiển như một chiếc iPad

Điển hình là chiếc Mercedes A-Class 2018, được trang bị màn hình cảm ứng 10 inch không quá to, nhưng nó đủ đáp ứng nhu cầu như một chiếc điện thoại thông minh. Giao diện được thiết kế với các biểu tượng lớn để lái xe không bị xao nhãng khi điều khiển và cũng rất dễ tùy chỉnh. Bạn có thể thiết lập hiển thị màn hình trống trong khi đang lái xe để có thể tập trung hơn.

Bảng điều khiển như A-Class khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái, mặc dù họ đã loại bỏ hoàn toàn nút nhấn cơ truyền thống. Với một số người, đây không phải là xu hướng mà họ trông chờ bởi họ cho rằng việc giữ đôi mắt tập trung vào việc nhìn đường sẽ tốt hơn việc chạm vào bảng điều khiển. Đó là lý do vì sao A-Class lại có tính năng tương tác thoại cho phép bạn giao tiếp với chiếc xe của bạn để bật nhạc hay điều hòa.

{keywords}
Bảng điều khiển Mercedes A-Class có màn hình cảm ứng thông minh. 

Một trong những điều kỳ lạ nhất mà chúng ta tìm thấy được tại CES 2018 chính là bảng điều khiển trung tâm với màn hình lớn trên bản concept của chiếc SUV Byton. Màn hình lớn đến 40 inch, khép kín, và gần bằng chiều dài của kính chắn gió. Màn hình lớn của Byton không có cảm ứng, người lái xe sẽ điều khiển mọi thứ qua các nút và màn hình cảm ứng đặt trên vô-lăng.

Khi Byton dừng lại, nó kích hoạt một loại tương tác mới là cử chỉ. Bạn có thể trỏ để chọn mọi thứ trên màn hình tương tự như cách bạn thao tác với Microsoft Kinect. Đó là trải nghiệm UI mà theo một số chuyên gia, nó chưa thuyết phục lắm. Nếu sử dụng để điều khiển các chức năng của xe sẽ rất nguy hiểm. Nhưng may mắn, Byton đủ khôn ngoan để tắt tính năng kiểm soát cử chỉ trong khi chiếc xe đang chạy.

Nói chuyện với chiếc xe

Quên chuyện chạm hay chỉ trỏ vào màn hình, điều chúng ta mong đợi là nói chuyện với ôtô và yêu cầu nó làm việc. Về cơ bản, chúng ta cần Alexa – trợ lý giọng nói được phát triển bởi Amazon trong xe.

Các nhà sản xuất ôtô cho thấy họ đang đi đúng hướng và tăng trưởng mạnh, điển hình là Toyota – nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới. Panasonic thông báo sẽ làm việc để mang Alexa và cả Google Assistant vào các hệ thống thông tin giải trí do họ phát triển để cung cấp cho các nhà sản xuất ôtô.

Một số ít nhà sản xuất ôtô đã tạo ra được những trải nghiệm giọng nói tốt hơn cho chiếc xe của họ, điển hình là chiếc Mercedes A-Class được đề cập ở trên. Chiếc xe rất giỏi trong việc phân tích giọng nói và suy diễn sự việc. Thay vì những cách đơn thuần như “Mercedes! Giảm nhiệt độ cabin xuống 200C!”, bạn có thể nói “Mercedes! Nóng quá!” và nó sẽ giảm nhiệt độ cabin xuống. Việc sắp xếp các bài hát, thể loại cũng dễ dàng và tự nhiên.

{keywords}
Trợ lý ảo sẽ hỗ trợ người lái trong những mẫu xe tương lai. 

"Chúng tôi cũng đã được thử nghiệm trải nghiệm thoại trên chiếc Camry XLE mới nhất của Toyota, chiếc xe sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói của Voicebox. Nó có thể hiểu được các lệnh tự nhiên như: “Tôi thực sự cần gọi Sam!” chẳng hạn", đại diện Panasonic tiết lộ. 

Trong tương lai, khi những chiếc xe được kết nối, chúng sẽ được cập nhật phần mềm để ngày càng tốt hơn. Tesla đã được trang bị tính năng OTA (over-the-air). Đây là hình thức cập nhật phần mềm cho điện thoại phổ biến nhất hiện nay và các nhà sản xuất ôtô khác có thể cũng sẽ hướng theo điều này. Khi kết nối 5G trở thành hiện thực, xu hướng này sẽ ngày càng rõ rệt hơn.

(Theo Zing)