Lái xe đường dài là công việc chịu nhiều áp lực lớn, đòi hỏi sự tập trung cao độ, chỉ một giây sơ sẩy là có thể dẫn đến những tai nạn giao thông hết sức thảm khốc.

Nghề tài xế được coi là 1 trong 10 nghề nguy hiểm nhất hiện nay, chỉ cần một giây sơ suất hoặc mất tập trung, là có thể phải trả giá bằng chính mạng sống của mình và những người xung quanh. Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ ý thức không tuân thủ luật giao thông của một số tài xế dẫn đến tai nạn thì cũng có những nguyên nhân như "họa vô đơn chí" xảy ra mà các tài xế cần biết để tránh nguy cơ xảy ra tai nạn một cách tối đa.

{keywords}

Nghề tài xế được coi là một trong những nghề nguy hiểm nhất. 

Nổ lốp

Nổ lốp là sự cố hay gặp hơn cả. Nổ lốp là tai nạn dễ xảy ra trong quá trình xe di chuyển trên những cung đường dốc núi, làm mất cân bằng khiến tài xế mất kiểm soát tay lái. Từ đó mà nguy cơ tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Để tránh rủi ro khi xảy ra tai nạn nổ lốp, lái xe đầu tiên phải kiểm tra tình trạng lốp xe thường xuyên để phòng ngừa khả năng nổ lốp. Nếu gặp trường hợp xe tải bị nổ lốp tài xế nên cố gắng giữ thăng bằng, bật đèn báo hiệu khẩn cấp hoặc đèn xinhan rồi từ từ giảm tốc độ đưa xe vào sát lề đường để tiến hành thay thế lốp dự phòng. Trong quá trình thay thế bạn phải đảm bảo xe đã tắt máy và rút chìa khóa để phòng tránh khả năng xe có thể bị mất lái mà lao về phía trước.

Mất kiểm soát vô lăng và mất phanh

Trong quá trình lái xe nếu bạn cảm thấy vô lăng có cảm giác nặng tay thì hãy nhanh chóng đưa xe vào lề rồi tiến hành kiểm tra hệ thống bơm dầu, và các dây đai có bị hư hỏng gì không.

Trường hợp đang lái các loại xe tải mà mất kiểm soát vô lăng thì tài xế chỉ có thể tìm cách đạp phanh hoặc tìm kiếm một vật cản nào đó để cho xe dừng lại rồi tìm kiếm cách xử lý.

Trường hợp xe mất phanh chân, tài xế phải hết sức bình tĩnh và từ từ giảm ga, giảm số và giảm tốc độ xuống mức an toàn. Tiếp theo là bật đèn báo hiệu xin đưa xe vào lề đường để xử lý. Đây là trường hợp khá nguy hiểm đối với những tài xế thường xuyên lái các loại xe tải trên tuyến đường dài và phải đi qua đoạn đường dốc núi. Do vậy phanh cũng là một bộ phận quan trọng mà chủ xe cũng như tài xế cần phải kiểm tra thường xuyên.

Kẹt chân ga

Kẹt ga thậm chí còn phức tạp hơn trường hợp mất phanh vì xe không từ từ giảm tốc mà ngày càng tăng. Đạp phanh thế nào cũng mất tác dụng. Vậy trong trường hợp này phải làm gì?

Trước tiên phải đạp thật mạnh chân phanh và giữ lực đều, không nhấp nhả đạp thốc nhiều lần có thể mất trợ lực của phanh.

Sau đó, nếu là số sàn hãy đạp lút côn để cắt truyền động, xe sẽ chạy theo quán tính. Về N, giữ đều phanh, cẩn thận cho xe đỗ vào lề, gọi cứu hộ.

Với xe số tự động thì về N ngay vì không cần đạp côn. Sau đó cũng đỗ sát lề đường và gọi cứu hộ.

Đổ đèo đường trơn trượt

Khi chạy xe trên đường núi, rất dễ gặp trường hợp đường nhỏ, dốc và trơn trượt. Khi đổ đèo ở những đoạn đường như thế này, nếu càng đạp phanh, xe càng trượt vì một lớp đất ướt bám vào bánh xe khiến bánh xe không còn ma sát với nền đường.

Điều cần làm lúc này là trả về số thấp, tốt nhất là số 1 ở cả số sàn và số tự động. Trên xe số tự động, có thể chọn chế độ bán tự động hoặc thể thao, đẩy cần số về (-) để xuống số thấp nhất, hoặc chọn D1 hay L trên một số xe.

Cẩn thận đi ở số thấp qua những đoạn đường trơn trượt. Hạn chế phanh vì sẽ khiến xe bị trượt. Nếu thường xuyên phải chạy đèo núi, chuẩn bị riêng loại lốp chuyên dụng.

Bênh cạnh đó, không thể không kể đến nguyên nhân xuất phát từ chính áp lực trong công việc, tinh thần cũng như sức khỏe của người tài xế. Tâm sự về nghề, Nguyễn Bắc Minh (tài xế xe container) cho hay:"Tài xế thường xuyên phải làm việc liên tục trong thời gian dài, lái xe nhiều giờ liền, thậm chí là lái xe trong đêm tối. Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ thường xuyên bị đảo lộn. Có hôm đang chạy xe giữa đêm tối mà buồn ngủ quá phải dừng xe bên đường, bật đèn ưu tiên và nằm ngủ lấy lại sức mới chạy tiếp được. Khi chạy xe đường dài, may mắn thì gặp tiệm cơm ngon, hoặc tiệm quen biết thường xuyên ăn thì đỡ, còn không cũng tấp đại lề đường ăn tạm chút gì lót dạ rồi đi tiếp".

Để duy trì được công việc đòi hỏi người tài xế phải luôn khỏe mạnh, có khả năng thức đêm dài, chịu áp lực làm việc trong nhiều giờ và đặc biệt phải luôn tỉnh táo xử lý mọi tình huống.

(Theo Viet Q)