Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” dưới đây lại chính là cơ hội giúp nhiều cây xăng thực hiện thành công hành vi gian lận khi đổ xăng.
Mua xăng theo số tiền chẵn
Thông thường người tiêu dùng hay mua xăng theo tiền, và số tiền chẵn như 20.000, 30.000, 50.000 đồng… Tuy vậy, cách mua này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi gian lận khi đổ xăng, do hiện tượng “nhảy số tiền” mà đôi khi khách hàng không để ý.
Mua xăng theo số tiền chẵn là mọt trong những thói quen "tiếp tay" cho hành vi gian lận khi đổ xăng |
Để tránh tình trạng này, người tiêu dùng nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… Khi bình xăng đã gần cạn, kim chỉ vạch đã về mức màu đỏ, khách hàng chỉ cần đề nghị bơm số lít chẵn, thấp hơn dung tích bình xăng là có thể yên tâm xăng không bị tràn ra xe.
Đổ đầy bình
Đây là một trong những sai lầm mà người tiêu dùng thường mắc phải mỗi khi đổ xăng. Vì theo tâm lý sợ đổ tràn, khách hàng hay chú ý vào bình xăng mà không chú ý vào trụ bơm. Chính các cây xăng đã lợi dụng điều này để ăn chặn xăng của khách hàng.
Rất nhiều người đã bị gian lận khi đổ xăng vì thói quen "đổ đầy bình" |
Chia sẻ với PV, chị Vân sống tại Cầu Giấy cho biết: “Đừng bao giờ đi đổ xăng mà kêu đổ đầy bình. Bản thân tôi đã không dưới 3 lần bị lừa vì điều này. Theo tâm lý lúc đổ gần đầy bình tôi thường nhìn vào bình xăng xem xăng có bị tràn không, nhân cơ hội đó nhân viên đổ xăng đã gạt luôn giá tiền về số 0 và báo của tôi hết 80.000 đồng, mặc dù ngay trước đó tôi nhìn thì mới có 58.000 đồng và bình xăng của tôi đổ đầy thì cũng chỉ hết 70.000 đồng hơn nữa xăng tôi đi vẫn còn 1/3 bình, mặc dù biết là bị lừa rồi nhưng không làm gì được”.
Không quan sát
Một tiểu xảo cũng không kém nguy hiểm là “đổ chồng”, chiêu ăn chặn xăng này chuyên dùng với những khách hàng xe tay ga, đặc biệt là các khách vừa đổ xăng vừa cầm điện thoại nhắn tin hoặc ngơ ngác không tập trung.
Với cách này, sau khi đổ xăng cho khách, đáng lẽ nhân viên phải reset máy trở về 0 để bơm cho xe khác. Nhưng họ không làm mà đổ đè lên số lượng xăng của xe vừa đổ. Ví dụ một khách hàng vừa đổ 30.000 đồng, sau khi đổ xong, tiếp tục có một khách hàng đổ 100.000 đồng, nhân viên sẽ kéo luôn dây và bấm cò cho xăng chạy tiếp tới 100.000 đồng thì ngừng chứ không phải là 130.000 đồng.
Để tránh tình trạng gian lận khi đổ xăng, người tiêu dùng cần tập trung quan sát |
Lỡ khách có phát hiện thì nhân viên bơm xăng sẽ xin lỗi và cho rằng người bên trong quên chưa bấm số. Tác giả bài viết “chú ý khi bơm xăng” cũng cho biết với cách này, trung bình một ngày mỗi nhân viên ở đây có thể ăn lãi tới 300.000 đồng.
Hay như khi có khách hàng đổ 20.000 đồng, thì khi đến 16.000 đồng, nhân viên sẽ bấm ngắt cần bơm ngay chỗ tay cầm, cho dòng xăng chảy ngược trở vào trong. Sau đó bấm bơm lại thì chỉ có hơi tống ra, đồng hồ vẫn chạy nhưng không có xăng chảy ra.
Để tránh những tình trạng này xảy ra, người tiêu dùng nên tập trung chú ý, quan sát mỗi khi đổ xăng và nên đổ ở những cây xăng uy tín.
(Theo Viet Q)