Ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng, khi về Việt Nam hiện phải cõng đủ thứ thuế, vì thế, nếu cộng thêm đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính thì ô tô nhập khẩu cũ hết đường về Việt Nam.

Bộ Tài chính vừa gửi lên Chính phủ dự thảo Chính sách thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô giai đoạn 2018 - 2020. Trong các dự thảo được đề xuất sửa đổi, Bộ Tài chính kiến nghị tăng thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng từ 150 - 200%. Với động thái quyết liệt từ cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu ô tô sử dụng đã chia làm 2 "phe", một bên phản đối kịch liệt, còn một bên tỏ ra khá bàng quan.

"Tôi không quan tâm"

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu đối với xe ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo dung tích động cơ, chẳng hạn, với xe có dung tích dưới 1.0 lít theo cam kết với WTO sẽ áp thuế ở mức 200% hoặc 150% (lấy theo mức thuế thấp nhất) cộng với mức thuế nhập khẩu tuyệt đối 10.000 USD.

{keywords}

Bộ Tài chính kiến nghị tăng thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng từ 150 - 200%.

Mức thuế nhập khẩu hiện nay với dòng xe này là 5.000 USD/chiếc, như vậy, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế nhập khẩu từ 5.000 USD lên 10.000 USD/xe.

Đối với xe có dung tích từ 1.0 - 1.5 lít, Bộ Tài chính đề xuất tăng mức cam kết áp thuế với WTO 200% hoặc 150% cộng với thuế nhập khẩu tuyệt đối là 10.000 USD.

Dòng xe có dung lích từ 1.5 lít đến 2.5 lít có dung cũng được Bộ Tài chính đề xuất tăng mức thuế cam kết với khu vực WTO là 200% hoặc 150% cộng 10.000 USD.

Dòng xe có dung tích từ 2.5 lít trở lên, Bộ Tài chính đề xuất tăng mức thuế suất bằng mức cam kết là 200% hoặc 150%, cộng 10.000 USD, lấy theo mức thấp nhất. Đối với các loại xe khác cùng mới mức thuế cam kết WTO hàng năm phải cộng thêm 15.000 USD.

Đối với xe từ 10 - 15 chỗ ngồi dung tích dưới 2.5 lít, Bộ Tài chính đề nghị mức thuế tuyệt đối lên 10.000 USD, và 15.000 USD với xe có dung tích 2.5 trở lên.

Với đề xuất mới của Bộ Tài chính, ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng sẽ được áp mức thuế lên tới 150 - 200% nếu được Quốc hội thông qua. Tại Việt Nam, các thị trường ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng đa phần là Trung Quốc, với các dòng xe giá rẻ hoặc xe sang siêu đắt. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, các mẫu ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng đang "hết thời" so với mấy năm trước.

{keywords}

Chủ nhiều doanh nghiệp bán xe mới tỏ ra bàng quan về việc Bộ Tài chính tăng thuế ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng. 

Một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng cho biết, hiện tại, giá bán xe mới tại Việt Nam đang có nhiều ưu đãi, đặc biệt là sang năm 2018, giá bán xe mới "đập thùng" sẽ càng xuống thấp hơn nữa. Chính vì vậy, việc doanh số bán ra của các mẫu xe đã qua sử dụng đang giảm khá mạnh trong thời gian gần đây.

Anh Quyết, một chủ Salon ô tô trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) chia sẻ: "Tôi không quan tâm tới việc Bộ Tài chính có tăng thuế hay không, vì đây là thuộc thẩm quyền của Nhà nước. Trên thực tế, các mẫu ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng khó tiêu thụ hơn các mẫu xe cũ nội địa hoặc thậm chí là các mẫu xe mới".

Tại salon ô tô này, các mẫu xe "gặt ra tiền" trong thời gian trước như Hyundai Grand i10 hay các mẫu xe giá rẻ khác đã không gây được sự chú ý như trước.

"Cách đây khoảng nửa năm, tôi có nhập một lô hàng khoảng 20 chiếc về nhưng tới nay bán chưa hết. Tôi không rõ Bộ Tài chính lấy thống kê ở đây, nhưng ô tô cũ nhập khẩu đang hết thời", anh Quyết nói.

Để đối phó với doanh số đang suy giảm, các salon ô tô tại Hà Nội chuyển hướng sang kinh doanh các mặt hàng ô tô cũ "nội". Quản lý của Vietauto cho biết: "Chúng tôi đồng thời kinh doanh cả ô tô cũ nhập và nội để đảm bảo doanh thu. Song, tôi nghĩ việc đề xuất của Bộ khó thành hiện thực bởi mức áp thuế như vậy là cao".

Bộ Tài chính đang làm khó doanh nghiệp

Bên cạnh một số ý kiến phớt lờ đề xuất của Bộ Tài chính thì vẫn còn doanh nghiệp cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước đang làm khó doanh nghiệp kinh doanh.

Trên thị trường ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng, các dòng xe sang vẫn đang có lợi thế nhờ giá rẻ cùng đa dạng các chủng loại. Ví dụ, các mẫu xe Mercedes-Benz đang có lượng tiêu thụ tốt nhất nếu so với mặt bằng chung của thị trường, một số mẫu xe của Ferrari, Audi, BMW hay Lambogini dù không cao nhưng ổn định. Đây chính là phân khúc xe sẽ bị ảnh hưởng mạnh nếu đề xuất của Bộ Tài chính được thông qua.

{keywords}

Bên cạnh một số ý kiến phớt lờ đề xuất của Bộ Tài chính thì vẫn còn doanh nghiệp cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước đang làm khó doanh nghiệp kinh doanh.

Theo chủ đại lý Việt Hoàng Auto, nếu so sánh với các dòng xe giá rẻ nhập khẩu cũ thì xe sang đã qua sử dụng có lượng tiêu thụ tốt hơn, lợi nhuận cũng cao hơn và đang có xu hướng tăng theo mọi năm.

"Đối với các dòng xe giá rẻ dưới 500 triệu đồng, các hãng ô tô sản xuất trong nước đang thi nhau giảm giá và có giá cực kỳ ưu đãi đã khiến người tiêu dùng chấp nhận bỏ thêm vài chục triệu đồng để mua xe mới còn hơn. Lợi nhuận của xe giá rẻ cũng không cao, mức chênh lệch chỉ vài chục triệu, thậm chí là vài triệu đồng.

Tuy nhiên, xe sang lại khác, nếu so sánh một chiếc xe đã qua sử dụng nhập khẩu với một chiếc xe mới có mức chênh lệch lên tới vài tỷ đồng là điều bình thường. Chính vì vậy, mức thuế của Bộ sẽ co lại mức chênh lệch giữa xe cũ và xe mới".

Vị này cho biết thêm: "Bộ đề xuất tăng thuế đồng nghĩa với việc giá bán sẽ tăng tương ứng, nếu giá xe đã qua sử dụng bằng hoặc gần bằng xe mới thì chả tội gì khách phải mua xe cũ".

Đối với một chiếc ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng, khi về Việt Nam còn phải cõng đủ thứ thuế khác trên lưng khiến chúng hết đường về tiêu thụ. Dó đó, nhiều doanh nghiệp thừa nhận, từ năm 2016 tới nay, lượng xe tồn kho đang rất nhiều và dẫn đến hệ quả là bị độn thêm chi phí bến bãi.

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận thua lỗ, bán thống bán tháo để lấy lại số vốn đã đầu tư. Các doanh nghiệp đang sợ nếu một ngày đề xuất của Bộ được thông qua, chắc chắn sẽ nhiều đơn vị phải... bỏ của chạy lấy người.

(Theo VTC News)