Các nhà khoa học Mỹ ở Đại học California tại Riverside đã phát triển một phương thức rẻ tiền và hiệu quả để chế tạo pin lithium-ion trên cơ sở điện cực dương silic. Loại pin siêu hiệu quả này hướng đến mục tiêu cải thiện gấp 10 lần hoạt động của xe điện và các thiết bị điện tử.
Các loại pin lithium-ion hiện đang được sử dụng để sản xuất các thiết bị điện tử gồm 3 phần chính: cực dương, cực âm và chất điện phân - dung dịch hữu cơ muối lithium. Đồng thời, hiện người ta hay sử dụng graphene để làm cực dương nên công suất bị hạn chế. Trong khi đó silic có thể lưu giữ năng lượng nhiều gấp 10 lần grapheme.
Các nhà khoa học đề xuất dùng silic để sản xuất cực dương. Nhưng trở ngại duy nhất để sử dụng silic thay cho graphene trong sản xuất cực dương cho pin là sản xuất silic bằng phương pháp chuẩn rất đắt đỏ và tốn năng lượng.
Vì thế, các nhà khoa học đề xuất phương pháp mới để sản xuất silic: khai thác silic từ những lớp trầm tích silic tơi xốp hình thành từ lớp đá tảo cát.
Nhà nghiên cứu Mihr Ozkan kể với ấn phẩm Science Daily rằng những loại pin sử dụng trong xe điện hiện nay khá đắt đỏ, hay phải nạp điện, gây phiền toái cho người sử dụng và ảnh hưởng xấu đến việc tiêu thụ xe điện.
Phải tạo ra những loại pin khỏe hơn để xe điện phổ biến hơn. Chúng tôi hy vọng đá tảo cát (diatomaceae) có thể trở thành nguồn cung cấp silic hữu hiệu hơn để sản xuất các loại pin như vậy”.
Trước đó, các nhà nghiên cứu ở Đại học Toronto cũng đã hoàn thiện công nghệ sản xuất cực âm cho pin lithium-ion với việc dùng polimer sinh học thu được từ vitamin B12 hay axit flavin. Về công suất và dung lượng những loại pin như vậy không thua kém những pin thông thường.
(Theo Một thế giới)