Sau khi đi qua vùng ngập nước, người dùng phải làm những điều này để tránh cho ô tô, xe máy bị hỏng hóc nếu không được xử lý kịp thời.

Hầu hết các chi tiết máy trên ô tô đều sử dụng các chất liệu hoặc sơn chống gỉ. Tuy nhiên, đây cũng lại là những chi tiết thường xuyên tiếp xúc với nước mưa, bùn đất vốn chứa nhiều a-xít nên cũng dần bị ô-xi hóa theo thời gian.

{keywords}

Nước mưa và bùn đất chính là những tác nhân khiến các chi tiết máy hỏng hóc. 


Thêm đó, bùn đất lọt vào và ở lại các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái sẽ biến thành các hạt mài chà xát và làm tổn thương bề mặt chi tiết khiến các khớp này bị bào mòn và có thể gây hiện tượng kẹt cứng.

Các thợ sửa chuyên nghiệp đưa ra lời khuyên, ngay sau khi đi mưa hay đi qua các vùng ngập nước, người dùng cần chú ý làm sạch bùn đất ở dưới gầm xe và giữ cho gầm xe khô, sạch. Sau khi đợt mưa kéo dài kết thúc, người dùng có thể bảo dưỡng và vệ sinh toàn bộ xe và các chi tiết khác của xe.

Kiểm tra hệ thống phanh

Sau khi đi mưa hay qua các vùng ngập nước, phanh, mai-ơ thường là những chi tiết dễ bị hư hỏng bởi đây là các chi tiết máy trực tiếp tiếp xúc và bị bùn, nước xâm nhập. Vì vậy, sau khi đợt mưa bão kết thúc, người dùng nên đưa xe đến ga-ra để kiểm tra, làm sạch và bảo dưỡng hệ thống phanh để tránh hiện tượng hỏng hóc hệ thống này do quá trình ô -xi hóa khiến nhiều chi tiết bị ăn mòn, gỉ sét.

Nếu không thực hiện việc làm sạch và bảo dưỡng hệ thống chi tiết này, các xe ô tô sẽ dẫn tới hiện tượng phanh tay bị kẹt cứng hay phanh nhả chậm vì khớp di động của yên phanh bị han, gỉ. Nếu để lâu dễ dẫn đến hỏng hóc nặng hơn và gây nguy hiểm khi xe đang vận hành trên đường.

Hệ thống dây cu-roa và gầm xe

{keywords}

Xe bị ngập nước là nỗi lo của nhiều chủ xe. Ảnh minh họa

Dây cu-roa ở xe ô tô thường được đặt ở trị trí khá thấp trong khoang động cơ nên khi bùn, đất, nước bám vào sẽ có hiện tượng trượt đai. Nếu đai trượt nhiều sẽ dẫn đến tình trạng không đủ sức kéo máy nén cho hệ thống điều hòa, trợ lực lái và máy phát điện.

Theo kinh nghiệm, người dùng có thể tự kiểm tra hệ thống dây cu-roa bằng mắt thường sau khi đã tắt động cơ. Nếu phát hiện dây bị dính bùn, đất hãy sử dụng khăn lau sạch dây đai và bánh đai

Ngoài ra, sau mưa, người dùng cũng nên đưa ô tô kiểm tra tổng thể các chi tiết gầm xe để làm sạch các chi tiết khung, gầm. Nếu bị gỉ sét, thợ sửa chuyên nghiệp sẽ xử lý bằng cách làm sạch, sơn hoặc phủ bằng dung dịch xịt gầm.

Kiểm tra và thay thế hệ thống gạt nước

Gạt nước là hệ thống an toàn quan trọng và cũng phải làm việc nhiều trong mùa mưa bão. Khi hệ thống cần gạt có vấn đề, đi xe trong mùa mưa dễ nguy hiểm khi tầm nhìn giảm đi.

Việc kiểm tra hệ thống cần gạt nước khá dễ và người dùng hoàn toàn có thể tự mình kiểm tra hay thay cần gạt nếu mua đúng kích cỡ của cần. Sau khi thay, nên bật công tắc kiểm tra hoạt động của bộ phận này để xem bạn đã gắn đúng vào khớp nối hay chưa. Nếu chưa vào đúng vị trí, sau vài lần gạt, lưỡi gạt cao su sẽ tuột ra và gây bất tiện khi đi trên đường.

Bảo dưỡng xe máy sau khi đi mưa

{keywords}

Khi đi xe máy qua vùng ngập nước, điều đầu tiên cần làm là rửa sạch nước mưa và bụi bẩn. 

Xe máy là phương tiện dễ chịu nhiều ảnh hưởng và hỏng hóc nhất trong mùa mưa bão. Thêm đó, nhiều người dùng có thói quen khá “xấu” là thường không rửa xe sau khi đi mưa mà thường để qua đợt mưa bão rồi mới làm sạch xe. Thực tế, việc rửa xe ngoài mục đích làm sạch còn có một nhiệm vụ quan trọng là giúp loại bỏ bớt lượng nước mưa, bùn và các chất chứa nhiều a-xit bám bẩn và ăn mòn trên các chi tiết máy để tránh gỉ sét, hỏng hóc và xuống cấp.

Vì vậy, việc cần làm nhất sau khi đi mưa là dùng nước làm sạch và lau khô xe máy để bảo vệ máy.

Ngoài ra, người dùng cũng thường xuyên tra dầu vào các chi tiết máy như xích, ổ khóa,… thao tác tra dầu giúp bảo vệ những chi tiết máy khỏi tác động của axit trong nước mưa.

Trong trường hợp khi xe máy, đặc biệt là các xe tay ga đi qua vùng ngập nước, rất có thể nước tràn vào máy và khoang hộp số khiến dầu bị hỏng, mất độ nhớt dẫn đến các bộ phận khác như tay biên, xi-lanh,... sẽ hỏng hóc. Lúc này, cần tháo hết dầu máy, đổ dầu rửa máy chuyên dụng để xả sạch hết dầu đã bị lẫn nước trong các-te. Sau đó cho máy chạy bằng một hộp dầu nhờn mới trong vòng vài tiếng đồng hồ và lại xả hết số dầu đó ra rồi thay bằng hộp khác.

Ngoài ra, nên kiểm tra thay lọc gió (đa số các xe đời mới dùng lọc gió giấy nên phải thay, với lọc gió xốp thì thường chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch), kiểm tra vệ sinh bugi, hệ thống ống xả, chế hòa khí...

Những bộ phận khác cần kiểm tra và bảo dưỡng sau mưa để tránh gỉ sét và hỏng hóc là: xích, các trục nối và lò xo của hệ thống phanh, dây ga, chân chống, chân phanh, cần khởi động,...

(Theo ITC News)