Cuộc chiến “lấn sân” trong truyền hình trả tiền
Sắp có thêm DN truyền hình trả tiền để phá độc quyền
Bức xúc truyền hình trả tiền giá cao, chất lượng thấp
Truyền hình trả tiền trước nguy cơ độc quyền
CMC Telecom cung cấp Internet trên mạng truyền hình cáp VN
Sắp có thêm DN truyền hình trả tiền để phá độc quyền
Bức xúc truyền hình trả tiền giá cao, chất lượng thấp
Truyền hình trả tiền trước nguy cơ độc quyền
CMC Telecom cung cấp Internet trên mạng truyền hình cáp VN
Người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong thị trường truyền hình trả tiền cạnh tranh. |
Văn bản đề nghị làm rõ cơ sở pháp lý để cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cho các tập đoàn viễn thông và chốt lại chỉ kiến nghị dừng cấp phép cho Viettel - đơn vị đã chính thức nộp hồ sơ xin cấp phép lên Bộ Thông tin - Truyền thông.
VNPayTV cho rằng đang có quá nhiều đài truyền hình, thị trường truyền hình đang có dấu hiệu bão hòa, kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, các đơn vị truyền hình đang thực hiện lộ trình số hóa, việc tập đoàn Viettel xin đầu tư để cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu…
Theo văn bản của VNPayTV, nếu cấp phép Viettel thì Bộ Thông tin và Truyền thông không thực hiện đúng Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình và lộ trình số hóa mà Thủ tướng đã phê duyệt. Bản thân Viettel cũng đang vận hành đơn vị cung cấp truyền hình Internet là NetTV, tại sao không tập trung vào dịch vụ truyền hình Internet để phát triển mà dứt khoát bỏ ra chi phí nhiều ngàn tỉ đồng để đầu tư mới sang truyền hình cáp.
VNPayTV khẳng định việc ra đời một đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền như Viettel chắc chắn gây ra những mâu thuẫn và bất ổn định nghiêm trọng giữa các đơn vị đang tham gia thị trường truyền hình trả tiền, gây thiệt hại hàng chục ngàn tỉ đồng mà các đơn vị này đã đầu tư.
Ngày 20/3, Bộ TT&TT trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ nêu quan điểm: Thị trường truyền hình trả tiền sau 10 năm phát triển cả nước có khoảng trên 4 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền, đạt tỉ lệ 20% hộ dân, chủ yếu ở vùng thành thị, 80% hộ dân còn lại tại nông thôn, vùng sâu vùng xa chưa sử dụng dịch vụ này.
Tổ chức hệ thống phát thanh truyền hình gồm 3 khâu: Sản xuất nội dung chương trình (Các đài PTTH), Hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng (các doanh nghiệp viễn thông) và tổ chức cung cấp dịch vụ (các doanh nghiệp cung cấp các kênh phát thanh truyền hình đến người xem).
Đối với khâu sản xuất nội dung chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch hệ thống báo chí và PTTH trên cả nước, trong đó nội dung quy hoạch này sẽ chủ yếu điều chỉnh số lượng các kênh PTTH, mô hình tổ chức, bộ máy, hoạt động của các đài PTTH trên toàn quốc…
Đối với hạ tầng truyền dẫn, phát sóng PTTH điều chỉnh về hạ tầng, mạng lưới tập trung chủ yếu đối với phương thức PTTH mặt đất. Hiện đã có Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng PTTH đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009, Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/201. Phần cung cấp dịch vụ THTT hiện chưa có quy hoạch điều chỉnh. Vì vậy để hoàn thiện hệ thống quy hoạch quản lý lĩnh vực PTTH, Bộ đề xuất xây dựng Quy hoạch phát triển dịch vụ PTTH Việt Nam đến năm 2020.
Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định nội dung của Quy hoạch hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 và quyết định số 2451/QĐ-TTg phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.
Ở đây có sự hiểu sai và trích dẫn chưa đầy đủ về nội dung quy định tại 2 văn bản này của Hiệp hội Truyền hình trả tiền (như việc chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự tại 5 thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2015 và chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự trên toàn quốc vào năm 2020) chỉ áp dụng đối với phương thức phát thanh, truyền hình thương tự mặt đất (là phương thức sử dụng tài nguyên tần số), không áp dụng đối với truyền hình cáp tương tự.
Đối với truyền hình cáp tương tự, Quyết định 22/2009/QĐ-TTg quy định: “Ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình cáp tương tự trước năm 2020”.
Việc lựa chọn công nghệ, giải pháp thuộc phương án kinh doanh của doanh nghiệp, do đó nên đặt mục tiêu hướng tới việc phổ cập dịch vụ truyền hình đến mọi người dân.
Nếu quy định doanh nghiệp phải triển khai áp dụng công nghệ cáp số ngay, sẽ tiếp tục ngăn cản người dân tiếp cận dịch vụ truyền hình trả tiền do với công nghệ truyền hình cáp số, mỗi tivi sẽ phải đầu tư 1 đầu thu để thu tín hiệu truyền hình với giá khoảng 1.500.000 đồng (nếu mỗi hộ có 3 tivi sẽ phải đầu tư 4.500.000 đồng), với 80% hộ dân còn lại rất khó khăn khi mà các hộ dân này tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Vì vậy, tại phần định hướng quy hoạch dịch vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất: “Ưu tiên cấp phép cho các doanh nghiệp có cam kết đầu tư để cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng, dịch vụ truyền hình số hoặc có cam kết lộ trình rõ ràng và khả thi về việc chuyển đổi hoàn toàn sang dịch vụ truyền hình số theo quy định của Nhà nước khi kết hợp cả công nghệ số và tương tự. Không cấp phép truyền hình cáp hữu tuyến tương tự tại 5 thành phố trực thuộc trung ương trong đề án số hóa truyền hình mặt đất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 245/QĐ/TTg ngày 27/12/2011.
Phát triển hài hòa, hợp lý các loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình theo nguyên tắc trung lập về công nghệ. Khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành và xu hướng phát triển trên thế giới để mở rộng phạm vi cung cấp, nâng cao chất lượng và hạ giá thành dịch vụ, đặc biệt cho người dân ở miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo”.
Việc các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng nên khuyến khích, do xu hướng hội tụ công nghệ trên một sợi cáp viễn thông có thể cung cấp các dịch vụ: thoại, Internet và truyền hình. Mặt khách doanh nghiệp viễn thông với ưu thế có cơ sở hạ tầng mạng cáp đã được đầu tư rộng khắp trên cả nước nên việc triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền dễ dàng, tiết kiệm chi phí đầu tư và nguồn lực của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng dịch vụ của 80% hộ dân chưa được xem truyền hình trả tiền.
Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh truyền hình đến năm 2020 chủ đề cập chủ yếu đến các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc để hướng tới việc phát triển thị trường truyền hình trả tiền cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, chống độc quyền, nhằm huy động nguồn lực xã hội góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu và đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh ngày càng đa dạng của người dân.
Việc cấp phép dịch vụ truyền hình trả tiền không phụ thuộc vào Quy hoạch này mà được thực hiện theo các tiêu chí, yêu cầu và điều kiện được quy định chi tiết tại các văn bản như: Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Quyết định 20/2011/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền.
- Nguyễn Vũ