Ý tưởng thành lập hiệp hội đào tạo CNTT quốc gia đã được lãnh đạo Bộ TT&TT và các cơ sở đào tạo ủng hộ.
Các cơ sở đào tạo CNTT sẽ có hiệp hội riêng để liên kết và chia sẻ kinh nghiệm đồng thời kiến nghị lên chính phủ có cơ chế tháo gỡ khó khăn. Ảnh M.Tú
Sáng hôm nay (18/3), Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị với các cơ sở đào tạo CNTT về việc triển khai đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp đã ủng hộ đề suất thành lập Hiệp hội đào tạo CNTT để tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các trường, các khoa đào tạo nhân lực CNTT trên cả nước để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Hiệp hội này cũng sẽ là đầu mối tập hợp các kiến nghị liên quan đến việc cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực CNTT của các trường để gửi tới chính phủ cũng như các cơ quan quản lý liên quan.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cũng khẳng định Bộ TT&TT sẽ đứng ra làm đầu mối quản lý về đào tạo nhân lực CNTT. Sau hội nghị này, Bộ TT&TT sẽ tổng hợp các ý kiến góp ý để kiến nghị lên chính phủ có chính sách, cơ chế tháo gỡ khó khăn cho vấn đề đào tạo nhân lực CNTT: trao quyền tự chủ lớn hơn cho các trường; có chính sách tài chính hỗ trợ người dạy và người học về CNTT; thay đổi tuyển sinh đầu vào từ toán, lý và hóa sang toán, lý và Anh văn; tăng cường xã hội hóa đào tạo CNTT và sử dụng giáo trình của nước ngoài...
Tại hội nghị, hầu hết các cơ cở đào tạo CNTT đồng tình với việc thành lập hiệp hội của các tổ chức đào tạo để trao đổi kinh nghiệp giảng dạy, xây dựng giáo trình và bồi dưỡng cán bộ đào tạo. Các đại diện dự hội nghị cũng nhất trí thành lập ban vận động thành lập hiệp hội các trường đào tạo CNTT gồm đại diện là hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ (thuộc ĐHQG Hà Nội), Học viện Bưu chính viễn thông và CNTT và đại học FPT.
Theo tính toán của Bộ TT&TT, trong vòng 5 năm tới, các doanh nghiệp CNTT trong nước có nhu cầu tuyển dụng 411.000 người có trình độ chuyên môn về CNTT, điện tử và viễn thông, trong đó có 217.000 người trình độ cao đẳng và đại học, và 194.000 người trình độ trung cấp. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cũng cần khoảng 15.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về CNTT để tham gia triển khai các dự án ứng dụng CNTT.
Tính đến cuối năm 2009, cả nước có hơn 226.000 người làm việc trong các công ty phần mềm, phần cứng và viễn thông, trong đó phần cứng có 121.000 người, phần mềm có 64.000 người và nội dung số là 41.000 người.
Theo sách trắng về CNTT-TT năm 2010, cả nước hiện có 271 cơ sở đào tạo về CNTT với quy mô đào tạo 50.000 chỉ tiêu trong năm học 2008-2009 và 56.000 chỉ tiêu trong năm học 2009-2010. Với quy mô đào tạo tăng trung bình gần 10% hiện nay, Bộ TT&TT dự báo nhiều khả năng ngành CNTT sẽ thiếu nhân lực trong vài năm tới nếu không có sự tăng trưởng đột phá của các cơ sở đào tạo.
Duy An (Theo ICTnews)
Các cơ sở đào tạo CNTT sẽ có hiệp hội riêng để liên kết và chia sẻ kinh nghiệm đồng thời kiến nghị lên chính phủ có cơ chế tháo gỡ khó khăn. Ảnh M.Tú
Sáng hôm nay (18/3), Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị với các cơ sở đào tạo CNTT về việc triển khai đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp đã ủng hộ đề suất thành lập Hiệp hội đào tạo CNTT để tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các trường, các khoa đào tạo nhân lực CNTT trên cả nước để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Hiệp hội này cũng sẽ là đầu mối tập hợp các kiến nghị liên quan đến việc cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực CNTT của các trường để gửi tới chính phủ cũng như các cơ quan quản lý liên quan.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cũng khẳng định Bộ TT&TT sẽ đứng ra làm đầu mối quản lý về đào tạo nhân lực CNTT. Sau hội nghị này, Bộ TT&TT sẽ tổng hợp các ý kiến góp ý để kiến nghị lên chính phủ có chính sách, cơ chế tháo gỡ khó khăn cho vấn đề đào tạo nhân lực CNTT: trao quyền tự chủ lớn hơn cho các trường; có chính sách tài chính hỗ trợ người dạy và người học về CNTT; thay đổi tuyển sinh đầu vào từ toán, lý và hóa sang toán, lý và Anh văn; tăng cường xã hội hóa đào tạo CNTT và sử dụng giáo trình của nước ngoài...
Tại hội nghị, hầu hết các cơ cở đào tạo CNTT đồng tình với việc thành lập hiệp hội của các tổ chức đào tạo để trao đổi kinh nghiệp giảng dạy, xây dựng giáo trình và bồi dưỡng cán bộ đào tạo. Các đại diện dự hội nghị cũng nhất trí thành lập ban vận động thành lập hiệp hội các trường đào tạo CNTT gồm đại diện là hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ (thuộc ĐHQG Hà Nội), Học viện Bưu chính viễn thông và CNTT và đại học FPT.
Theo tính toán của Bộ TT&TT, trong vòng 5 năm tới, các doanh nghiệp CNTT trong nước có nhu cầu tuyển dụng 411.000 người có trình độ chuyên môn về CNTT, điện tử và viễn thông, trong đó có 217.000 người trình độ cao đẳng và đại học, và 194.000 người trình độ trung cấp. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cũng cần khoảng 15.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về CNTT để tham gia triển khai các dự án ứng dụng CNTT.
Tính đến cuối năm 2009, cả nước có hơn 226.000 người làm việc trong các công ty phần mềm, phần cứng và viễn thông, trong đó phần cứng có 121.000 người, phần mềm có 64.000 người và nội dung số là 41.000 người.
Theo sách trắng về CNTT-TT năm 2010, cả nước hiện có 271 cơ sở đào tạo về CNTT với quy mô đào tạo 50.000 chỉ tiêu trong năm học 2008-2009 và 56.000 chỉ tiêu trong năm học 2009-2010. Với quy mô đào tạo tăng trung bình gần 10% hiện nay, Bộ TT&TT dự báo nhiều khả năng ngành CNTT sẽ thiếu nhân lực trong vài năm tới nếu không có sự tăng trưởng đột phá của các cơ sở đào tạo.
Duy An (Theo ICTnews)