Bên dưới cuộc chiến tranh số đang "bí mật" diễn ra, Trung Quốc đang thực hiện một cuộc chiến công khai trên lĩnh vực công nghệ nhắm vào Mỹ bằng cách đưa ra cáo buộc độc quyền công nghệ, gây đe dọa an ninh nhắm vào các ông lớn như Microsoft và Apple.
Bên dưới cuộc chiến tranh số đang "bí mật" diễn ra, Mỹ và Trung Quốc đang thực hiện một cuộc chiến công khai trên lĩnh vực công nghệ: Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang độc quyền công nghệ tại quốc gia này, gây đe dọa an ninh.
Những cuộc ghé thăm không được công bố của các quan chức Trung Quốc tới các văn phòng của Microsoft trên khắp quốc gia này đã làm bùng nổ những tranh cãi mới nhất xung quanh mối quan hệ Trung – Mỹ trên lĩnh vực công nghệ.
Theo thông tin từ Sina, một đơn vị truyền thông trực tuyến tại Trung Quốc, các quan chức từ Phòng Quản lý Quốc gia về Công nghiệp và Thương mại (SAIC) của Trung Quốc đã bất ngờ tới các văn phòng của Microsoft đặt tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông và Thành Đô. Chi nhánh Microsoft Trung Quốc, vốn có 3 trụ sở chính tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến, sau đó đã xác nhận vụ việc này. Dù không làm rõ các chi tiết, Microsoft tuyên bố sẽ "chủ động hợp tác" theo các yêu cầu của chính phủ Trung Quốc.
Dựa theo thông tin do nhiều đơn vị đưa tin tại Trung Quốc cung cấp, các cuộc ghé thăm của SAIC kéo dài từ buổi sáng đến 6 giờ tối, với kết quả là nhiều máy vi tính và ổ cứng của Microsoft bị chính quyền Trung Quốc tịch thu. Các nguồn tin nội bộ tuyên bố với hãng tin Reuters rằng các cuộc viếng thăm này chỉ là bước khởi đầu cho một cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào Microsoft. Microsoft Trung Quốc cũng đã xác nhận với tờ Beijing News rằng cuộc điều tra lần này sẽ nhắm vào "hoạt động kinh doanh không công bằng" – dựa theo các tuyên bố của SAIC.
Bên dưới cuộc chiến tranh số đang "bí mật" diễn ra, Mỹ và Trung Quốc đang thực hiện một cuộc chiến công khai trên lĩnh vực công nghệ: Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang độc quyền công nghệ tại quốc gia này, gây đe dọa an ninh.
Các nhà phân tích IT của Trung Quốc cho rằng các cáo buộc độc quyền sẽ chỉ tập trung vào thị trường hệ điều hành. Một luật sư chuyên về IT nổi tiếng của Trung Quốc khẳng định với các tờ báo rằng rất có thể Microsoft sẽ bị cáo buộc sử dụng thị phần áp đảo nhằm bán kèm các sản phẩm khác, ví dụ như Skype, một dịch vụ chat được Microsoft mua lại vào năm 2011.
Trung Quốc bắt đầu tiến hành các hoạt động chống tình trạng độc quyền của các ông lớn công nghệ Mỹ tại quốc gia này từ tháng 11 năm ngoái, khi chính quyền Trung Hoa tiến hành điều tra độc quyền nhắm vào Qualcomm, nhà sản xuất vi xử lý và chip viễn thông lớn nhất cho điện thoại di động. Đến ngày thứ năm vừa qua, cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc tuyên bố Qualcomm không độc quyền tại quốc gia này.
Nỗi lo sợ bị các công ty Mỹ độc quyền của Trung Quốc được liên hệ với nỗi lo sợ của quốc gia đông dân nhất thế giới, rằng công nghệ của Mỹ sẽ đe dọa các thông tin cá nhân của công dân Trung Quốc, đặc biệt là sau khi cựu nhân viên CIA Edward Snowden hé lộ các hoạt động nghe lén của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA. Trước đó, chính phủ Trung Quốc cũng đã cấm Microsoft không được cài đặt Windows 8, phiên bản hệ điều hành mới nhất của công ty, với lý do là các đe dọa bảo mật tiềm ẩn. Rất nhiều bản tin trên đài truyền hình quốc gia CCTV đã cáo buộc công nghệ đám mây của Microsoft có thể lấy cắp thông tin người dùng.
Bên dưới cuộc chiến tranh số đang "bí mật" diễn ra, Mỹ và Trung Quốc đang thực hiện một cuộc chiến công khai trên lĩnh vực công nghệ: Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang độc quyền công nghệ tại quốc gia này, gây đe dọa an ninh.
Ngay cả Apple cũng không thoát khỏi con mắt dò xét của Trung Quốc. Vào tháng 7, CCTV đã đăng một bản tin cáo buộc iPhone là "mối đe dọa an ninh quốc gia" với lý do hệ thống GPS trên iPhone có thể làm lộ "bí mật quốc gia". Apple đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này.
Ngược lại, Trung Quốc cũng bị Mỹ cáo buộc tấn công số vào Mỹ, sau khi FBI tiến hành truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Hoa vì tấn công đánh cắp bí mật thương mại của các tập đoàn lớn.
Theo VnReview/Time