Không hẹn mà nên, rất nhiều hãng công nghệ đã sử dụng các con vật đáng yêu để làm nhân vật đại diện cho mình, từ cáo lửa của Mozilla cho đến thỏ Mi của Xiaomi.

Nhiều chuyên gia tâm lý tin rằng, việc sử dụng linh vật sẽ tạo ra sự ấm áp và sự tin cậy cho một sản phẩm, dù cho tính chất của sản phẩm đó có mơ hồ và bí hiểm đến đâu đi nữa. "Khi nghĩ về nhiều công ty công nghệ, người ta chỉ nghĩ đến một chuỗi số 0 và 1 khô cứng", nhà tư vấn thương hiệu Dean Crutchfield đế thêm. "Nhưng nếu được phóng tác đúng cách, một chú chó con bé nhỏ sẽ khiến logo của công ty đó thật khó bị ngó lơ".

Sử dụng vật nuôi để thể hiện tính nhân văn là một "chiêu" khá phổ biến trên thế giới. Ngân hàng Softbank của Nhật sử dụng chú chó Otosan, còn ở Trung Quốc, hai con búp bê quen thuộc nhất là thỏ Mi của Xiaomi - hãng được truyền thông nước này mệnh danh là Apple của Trung Quốc và chú chim cánh cụt đại diện cho Tencent.

Theo lời Crutchfield thì logo linh vật có thể tạo ra ảnh hưởng văn hóa đáng kể tại châu Á. Lấy thí dụ, 12 linh vật trong âm lịch đã giúp những loài vật như hổ, rồng trở nên hết sức quen thuộc, gần gũi với người dùng. Tuy nhiên, nếu không cần thận, linh vật có thể sẽ truyền tải sai thông điệp tại các nền văn hóa khác nhau. Ở châu Á, rùa được coi là biểu tượng trường thọ, thuộc về tứ linh nhưng ở Mỹ, rùa đồng nghĩa với sự chậm chạp, lề mề.

Các hãng công nghệ, tất nhiên, có thể sử dụng con người để làm nhân vật đại diện, nhưng rõ ràng là để nhấn mạnh vào những đặc trưng cụ thể như kiến thức, tốc độ hay sự trung thành thì loài vật tỏ ra ưu việt hơn hẳn, bà Suzie Ivelich, Giám đốc điều hành hãng tư vấn thương hiệu Landor Associates phân tích.

Không ít công ty đã thương mại hóa linh vật đại diện của mình và những linh vật lưu niệm này đôi khi nổi tiếng chả kém gì doanh nghiệp mà chúng đại diện. Đặc biệt, nếu một linh vật được trẻ em yêu thích, doanh nghiệp đó có thể "yên tâm về triển vọng kinh doanh trong tương lai của mình", bà Suzie nhận định.

Kris Schantz hiện đang điều hành một hãng chuyên sản xuất đồ chơi, đồ lưu niệm linh vật theo đặt hàng của các doanh nghiệp có tên Happy Worker. Trong danh sách khách hàng của Kris có khá nhiều hãng công nghệ như Yahoo, Sony, VMware và Blizzard Entertainment.

"Một số người thích sưu tầm bút, một số khác thích áo phông nhưng các con búp bê, các món đồ lưu niệm luôn được đón nhận với tình cảm sâu sắc hơn rất nhiều", Kris nhận xét.

Dưới đây là một số linh vật quen  thuộc đại diện cho các hãng công nghệ: 

{keywords}
Một chú chim cánh cụt khác cũng rất quen thuộc với giới công nghệ là nhân vật đại diện cho hệ điều hành nguồn mở Linux.

 

 

{keywords}
Logo của ứng dụng ghi chép Evernote có hình một chú voi

{keywords}
Logo cáo lửa quen thuộc của Firefox

 

{keywords}
Logo hình con cú đặc trưng của trang web nằm lòng với dân mê du lịch TripAdvisor

 

{keywords}
Chú chim nổi tiếng đại diện cho Twitter

{keywords}
Hootsuite, một công cụ quản lý truyền thông xã hội sử dụng logo cú Owly để người dùng dễ nhận diện

{keywords}
Hãng du lịch trực tuyến Hipmunk sử dụng hình ảnh chú sóc nhảy chipmunk làm logo đại diện

{keywords}
Xiaomi với hình đại diện là chú thỏ Mi. Mi trong tiếng Trung có nghĩa là gạo, còn Xiaomi có nghĩa là cây kê

 

{keywords}
Tencent sử dụng chú chim cánh cụt này làm logo đại diện cho dịch vụ nhắn tin QQ ăn khách

Y Lam