Có thể nói, chưa khi nào Công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như hiện nay. Sức mạnh gần như không giới hạn của CNTT mang lại nhiều giá trị gia tăng, những hiệu quả thật diệu kỳ.

Nông nghiệp – trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam

Riêng ngành nông nghiệp, tại nhiều nước, CNTT đã phát huy sức mạnh to lớn, giải phóng và nâng cao sức lao động, đưa nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa giá trị cao.

{keywords}

Còn Việt Nam, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng. Chẳng thế mà trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí năm 2012, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã nói, đại ý rằng: Trong 3 lần khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối những năm 80, 90 (thế kỷ 20) và năm 2008, nông nghiệp đều phát huy vai trò nâng đỡ cho nền kinh tế Việt Nam tránh khỏi những tác động tiêu cực của khủng hoảng.

Người ta còn gọi nông nghiệp là “chất” của Việt Nam, vậy thì không có lí do gì mà chúng ta mãi bỏ bê ngành kinh tế quan trọng này, mãi để ngành nông nghiệp Việt Nam loay hoay tìm lối đi trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ như hiện nay.

{keywords}

Có nhiều biện pháp để công nghiệp hóa nông nghiệp, trong đó, việc ứng dụng CNTT cần được đề cao và áp dụng tích cực hơn nữa. 

Truy xuất nguồn gốc đến tận ruộng

Công ty CP Đầu tư Giao Long được biết đến là đơn vị tiên phong ứng dụng CNTT vào nông nghiệp, trước mắt là đầu tư, quản lý, sản xuất sản phẩm Rau sạch Liên Thảo. Đây là sản phẩm rau sạch đầu tiên có thể truy xuất nguồn gốc tới từng chân ruộng. 

Có một bài toán đặt ra là, để quản lý sản lượng tới vài trăm tấn rau/ngày như thế, Liên Thảo làm thế nào? Mang câu hỏi này tới gặp đại diện Liên Thảo, chúng tôi được biết, đó chính là nhờ sức mạnh của CNTT.

Trên thực tế, Liên Thảo quản lý mọi việc, từ kế hoạch đến triển khai, ghi chép nhật ký ruộng đồng, đánh mã số ruộng, mã số sản phẩm trên hệ thống tập trung được đầu tư bài bản.

Hệ thống CNTT của doanh nghiệp này cho phép họ quản lý sản lượng hàng, thời điểm thu hoạch phù hợp của từng ruộng, từng hộ một cách khoa học, chính xác. 

{keywords}

Hiện tại, các nhóm kỹ sư làm việc độc lập tại các vùng sản xuất khác nhau cũng đã dễ dàng chia sẻ và tổng hợp thông tin nhanh chóng, hiệu quả không chỉ số liệu mà còn cả các hình ảnh thực tế tại từng điểm sản xuất thông qua các thiết bị hiện đại như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh. 

Bằng việc đưa CNTT vào ứng dụng, Liên Thảo đã có thể quản lý chính xác từng mớ rau, củ quả đưa ra thị trường là được trồng bởi ai, ở thửa ruộng nào, thu hoạch ngày nào và nhiều thông tin chi tiết khác suốt quá trình trồng trọt.

Lấy ví dụ trên một ruộng bắp cải, doanh nghiệp này đã đánh mã số và quản trị mọi thông tin về sản phẩm trên hệ thống tập trung. Nguồn gốc đất, chất lượng đất như thế nào, nguồn giống ở đâu, gieo trồng ngày nào, lịch trình chăm bón, tưới tiêu, sử dụng thuốc BVTV như thế nào, loại thuốc gì, định lượng ra sao đã và đang được cập nhật trên hệ thống. 

Việc làm này thay đổi hoàn toàn tập quán canh tác nhỏ lẻ, làm theo kinh nghiệm và lối chăm bón cây trồng theo kiểu “ước lượng” , “áng chừng” của người nông dân. 

Góp sức thay đổi thói quen nuôi trồng 

{keywords}

Hàng ngày, kỹ sư Liên Thảo đi thăm ruộng, các thiết bị thông minh được sử dụng để chụp hình, lấy mẫu, gửi thông tin ngay lập tức về hệ thống để quản trị và có thể xử lý kịp thời nếu có vấn đề về sâu bệnh xảy ra. CNTT cũng giúp quá trình quản lý từng chân ruộng được cụ thể hóa và hệ thống bài bản, không bị sót thông tin, nâng cao năng suất lao động.

Với CNTT, Liên Thảo nắm thông tin về từng chân ruộng “rõ như lòng bàn tay”. Khi cần biết về nó, chỉ cần truy cập trên hệ thống dữ liệu đã được số hóa, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho cả doanh nghiệp và hộ sản xuất. 

Mọi thông tin giữa doanh nghiệp và người sản xuất luôn được truyền tải chính xác và kịp thời, hiệu quả cao.

{keywords}

Đại diện Liên Thảo tự tin chia sẻ: “Về dài hạn, việc số hóa thông tin toàn bộ các vùng sản xuất rau an toàn sẽ giúp đưa ra được định hướng, tư vấn cho bà con nên trồng cây gì, thời điểm nào, sản lượng bao nhiêu để luôn đảm bảo ổn định nguồn cung cho thị trường mà không gặp phải tình trạng “Được mùa mất giá hay Được giá mất mùa”. Qua đây Liên Thảo kỳ vọng có thể đem lại việc làm và thu nhập ổn định, bền vững cho những người nông dân”.

Hy vọng, với sức mạnh to lớn và diệu kỳ của CNTT, một ngày không xa, năng suất lao động của người nông dân Việt Nam tăng lên ngang bằng các nước phát triển khác. Để câu chuyện về người nông dân châu Âu một mình quản lý cả một cánh đồng lúa mì vài chục hecta sẽ không còn là giấc mơ xa vời với người Việt.

Ngọc Minh