Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, trái đất nóng lên… là những từ được nhắc đến nhiều nhất hiện nay khi nói về tương lai của thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho công cuộc xanh hóa của các doanh nghiệp trên toàn cầu, bắt đầu từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, công nghệ thông tin.

“Nóng - phẳng - chật”

Nhà báo người Mỹ Thomas L. Friedman từng 3 lần đoạt giải báo chí Pulitzer, tác giả của các cuốn sách ăn khách “Chiếc xe Lexus và cây Ô-liu”, “Thế giới phẳng” là người nhận thức rõ nhất về vấn đề môi trường khi cho xuất bản cuốn “Nóng, phẳng, chật” năm 2008 khi ông viết: “Chúng ta đã đi qua nhiều giai đoạn quan trọng như cuộc cách mạng dân chủ vào thời kỳ khai sáng, cách mạng công nghiệp sau đó hay cách mạng công nghệ thời hiện đại. Giờ đây chúng ta đang đứng trước bước ngoặt lịch sử là thực hiện cuộc cách mạng xanh để bước vào kỷ nguyên năng lượng - khí hậu”.

Hỗ trợ đắc lực nhất cho kỷ nguyên năng lượng - khí hậu chắc chắn là Internet. Và với một hộp đen thông minh, bạn có thể điều khiển mọi thiết bị hoạt động tối ưu nhất, tiết kiệm năng lượng nhất. Tương tự như vậy với văn phòng, nhà máy, đường xá, thành phố… Hiện tại, có 3 tỉ người trên thế giới được tiếp cận Internet, tức 40%. Con số này sẽ tăng trong tương lai, cộng với sự phát triển của “Internet of Things”, nhu cầu về các trung tâm dữ liệu (TTDL) rất lớn và ngày càng tăng.

{keywords}

TTDL là hệ xương sống cho mạng Internet và điện toán đám mây

Một TTDL có thể dễ dàng tiêu thụ nhiều điện hơn cả một khu phố quy mô trung bình. Mặc dù vậy, tại chính TTDL ấy, một lượng không nhỏ năng lượng lại không bao giờ được sử dụng, thay vào đó chúng chuyển hóa thành phát thải nhiệt ra môi trường, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Hiện có đến hơn ba triệu TTDL trên toàn thế giới, tiến tới tiêu thụ 10% tổng lượng điện toàn cầu, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong cuộc cách mạng xanh, cải thiện hệ thống TTDL đang ngày càng lớn mạnh này.

Cần trung tâm dữ liệu ‘xanh’

Schneider Electric, chuyên gia toàn cầu về quản lý năng lượng và tự động hóa hoạt động tại hơn 100 quốc gia, đang đi tiên phong trong lĩnh vực cải tiến hệ thống TTDL. Mới nhất là việc triển khai giải pháp “làm mát theo nhu cầu” của TTDL của hãng SAP tại Pháp. SAP là hãng dẫn đầu thị trường về các ứng dụng kinh doanh, cung cấp các phần mềm để cải thiện quy trình quản lý cho các doanh nghiệp mọi quy mô và trong mọi ngành nghề.

{keywords}

Schneider Electric hiện là nhà cung cấp các giải pháp hạ tầng TTDL “xanh” uy tín, chất lượng hàng đầu thế giới

Yêu cầu của SAP đối với TTDL của họ là phải có mức tiêu thụ năng lượng thấp, thông minh, tôn trọng các chính sách về môi trường, sẵn sàng hoạt động để phục vụ 400 nhân viên trong thời gian xây dựng dưới 6 tháng. Schneider Electric đã được lựa chọn để thực hiện vì họ đáp ứng được tất cả các nhu cầu của SAP, với ba cột trụ “làm mát theo nhu cầu” là InRow Chilled Water, Air Flow Controller và StruxureWare for Data Center.

InRow Chilled Water là hệ thống điều hòa chính xác đặt xen kẽ giữa các tủ rack (các thành phần trong tủ rack gồm thanh phân phối nguồn điện, UPS cung cấp điện dự phòng, máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng, dây cáp… được bố trí một cách gọn gàng khoa học), hấp thụ hơi nóng ở vị trí gần nhất nguồn phát nhiệt từ tủ rack, cô lập các luồng khí nóng không cho nó hòa trộn vào các luồng khí mát, tăng hiệu suất làm mát trong phòng nói chung và đặc biệt tập trung làm mát cho các khu vực cần thiết. Việc này tiết kiệm đáng kể chi phí điện.

Air Flow Controller kết nối các thiết bị tạo khí lạnh lắp trên nóc tòa nhà với hệ thống làm mát ở TTDL. Đây có thể xem như giải pháp “làm mát miễn phí” nhờ sử dụng không khí tự nhiên trong những tháng lạnh của năm. Hệ thống làm mát ở TTDL chỉ hoạt động khi cần thiết dựa trên các chỉ số đo lường trong từng tủ rack: nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng khí…

StruxureWare for Data Center là giải pháp phần mềm quản lý hạ tầng TTDL của Schneider Electric. Phần mềm này tạo ra các bản báo cáo tự động, giúp giám đốc IT hoặc các chuyên gia quản lý TTDL có cái nhìn toàn cảnh về tình hình tiêu thụ năng lượng và báo hiệu những nguy cơ xảy ra sự cố ngay lập tức. Việc triển khai thành công hệ thống này giúp SAP Pháp đạt mức PUE = 1,3 (PUE: Hiệu suất sử dụng năng lượng, lý tưởng tuyệt đối là = 1,0) đúng theo mục tiêu ban đầu đề ra.

{keywords}

Trong cuốn “Nóng, phẳng, chật”, nhà báo Friedman viết: “Trong kỷ nguyên năng lượng - khí hậu, “xanh” không còn là mốt, là tuyên bố hợp thời. “Xanh” chính là con đường bạn phát triển, thiết kế, xây dựng, chế tạo, làm việc và sống theo nó. “Xanh” trở thành cách thức sáng suốt nhất, hiệu quả nhất, có chi phí thấp nhất để giải quyết mọi việc. “Xanh” là màu cờ mới của mọi đất nước, doanh nghiệp”. Xanh hóa không chỉ còn là câu chuyện của thế giới mà đã là chủ đề nóng của các doanh nghiệp Việt Nam khi báo cáo mới đây nhất của IDG đã chỉ ra rằng chỉ số PUE của top 10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDL và Internet đang ở mức phổ biến từ 1,9 tới 2,3.

Rõ ràng, Schneider Electric và SAP là hai chiến sĩ tiên phong trong cuộc cách mạng xanh, trong kỷ nguyên năng lượng - khí hậu thời hiện đại.

Trần Hiệp