- 46 sản phẩm và 10 dịch vụ công nghệ thông tin đã được trao Danh hiệu Sao Khuê trong lễ Công bố diễn ra tối 09/06 tại Hà Nội, trong đó, các đại gia như Viettel, Vina, FPT...đều thắng lớn.
Cụ thể, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là cái tên được xướng lên nhiều nhất với 5 danh hiệu dành cho Hệ thống quản lý hạ tầng mạng cáp NIMS V1.0, Hệ thống Văn phòng Điện tử, Hệ thống Phần mềm quản lý điều hành giám sát mạng viễn thông Nocpro, Hệ thống Ngân hàng Điện tử Bankplus và Hệ thống Quản lý dịch vụ chặn cuộc gọi Allblocking 3.0.
Bám sát Viettel là Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina với 4 Danh hiệu dành cho Cổng Thông tin Zing.vn, Mạng xã hội ZingMe, game nhập vai trực tuyến Thuận Thiên Kiếm và website thương mại điện tử 123mua. Tập đoàn FPT, công ty phần mềm Effect cùng dành 3 giải thưởng và khá nhiều tên tuổi quen thuộc khác như Tinh Vân, Harvey Nash...ẵm Danh hiệu kép.
Sản phẩm xuất sắc giành được danh hiệu "5 sao" duy nhất của Sao Khuê 2011 là phần mềm AV Music Morpher Gold 5.0 của Công ty Cổ phần phần mềm Âm thanh và Hình ảnh (AVSoft). Đại diện Hiệp hội Phần mềm VINASA cho biết đây là sản phẩm gây ấn tượng nhất đối với Hội đồng Chung tuyển, không chỉ vì AVSoft đã ứng dụng công nghệ xử lý âm thanh tiên tiến mà còn vì đây là sản phẩm thành công trong việc áp dụng mô hình kinh doanh tài sản trí tuệ trên thị trường quốc tế. Ban tổ chức hy vọng danh hiệu 5 sao của AV Music Morpher Gold 5.0 sẽ khuyến khích các doanh nghiệp phần mềm Việt "mạnh dạn" hơn trong việc tiến ra thị trường thế giới.
Chia sẻ với báo giới, Tiến sĩ Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA cho biết tín hiệu đáng mừng từ Sao Khuê năm nay là việc nhiều sản phẩm phần mềm thương mại đã thể hiện được xu hướng mô hình kinh doanh mới, cải tiến, theo hướng bán sản phẩm trí tuệ. "Các doanh nghiệp phần mềm đã tách biệt giá bán sản phẩm trí tuệ với giá dịch vụ triển khai, bước đầu tạo nên hệ sinh thái cho các sản phẩm và dịch vụ nội địa. Có thể nói, chúng ta đang dần tiếp cận được với mô hình kinh doanh của quốc tế, thể hiện ở việc một số sản phẩm phần mềm Việt đã bán được giấy phép (license) sản phẩm trí tuệ ra nước ngoài", ông Bình phân tích.
Phát biểu tại Lễ Công bố Danh hiệu, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền Thông Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao nỗ lực của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong việc phát triển và sáng tạo sản phẩm nội địa để cạnh tranh với các phần mềm, dịch vụ quốc tế, nhất là trong bối cảnh "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" đang là ưu tiên hàng đầu. Thứ trưởng Hưng tin tưởng ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ Việt Nam sẽ ngày càng có nhiều sản phẩm "đủ chất lượng" để không chỉ giữ được "sân nhà" mà còn có thể xuất ngoại thành công.
Trọng Cầm
Cụ thể, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là cái tên được xướng lên nhiều nhất với 5 danh hiệu dành cho Hệ thống quản lý hạ tầng mạng cáp NIMS V1.0, Hệ thống Văn phòng Điện tử, Hệ thống Phần mềm quản lý điều hành giám sát mạng viễn thông Nocpro, Hệ thống Ngân hàng Điện tử Bankplus và Hệ thống Quản lý dịch vụ chặn cuộc gọi Allblocking 3.0.
Bám sát Viettel là Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina với 4 Danh hiệu dành cho Cổng Thông tin Zing.vn, Mạng xã hội ZingMe, game nhập vai trực tuyến Thuận Thiên Kiếm và website thương mại điện tử 123mua. Tập đoàn FPT, công ty phần mềm Effect cùng dành 3 giải thưởng và khá nhiều tên tuổi quen thuộc khác như Tinh Vân, Harvey Nash...ẵm Danh hiệu kép.
Sản phẩm xuất sắc giành được danh hiệu "5 sao" duy nhất của Sao Khuê 2011 là phần mềm AV Music Morpher Gold 5.0 của Công ty Cổ phần phần mềm Âm thanh và Hình ảnh (AVSoft). Đại diện Hiệp hội Phần mềm VINASA cho biết đây là sản phẩm gây ấn tượng nhất đối với Hội đồng Chung tuyển, không chỉ vì AVSoft đã ứng dụng công nghệ xử lý âm thanh tiên tiến mà còn vì đây là sản phẩm thành công trong việc áp dụng mô hình kinh doanh tài sản trí tuệ trên thị trường quốc tế. Ban tổ chức hy vọng danh hiệu 5 sao của AV Music Morpher Gold 5.0 sẽ khuyến khích các doanh nghiệp phần mềm Việt "mạnh dạn" hơn trong việc tiến ra thị trường thế giới.
Chia sẻ với báo giới, Tiến sĩ Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA cho biết tín hiệu đáng mừng từ Sao Khuê năm nay là việc nhiều sản phẩm phần mềm thương mại đã thể hiện được xu hướng mô hình kinh doanh mới, cải tiến, theo hướng bán sản phẩm trí tuệ. "Các doanh nghiệp phần mềm đã tách biệt giá bán sản phẩm trí tuệ với giá dịch vụ triển khai, bước đầu tạo nên hệ sinh thái cho các sản phẩm và dịch vụ nội địa. Có thể nói, chúng ta đang dần tiếp cận được với mô hình kinh doanh của quốc tế, thể hiện ở việc một số sản phẩm phần mềm Việt đã bán được giấy phép (license) sản phẩm trí tuệ ra nước ngoài", ông Bình phân tích.
Phát biểu tại Lễ Công bố Danh hiệu, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền Thông Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao nỗ lực của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong việc phát triển và sáng tạo sản phẩm nội địa để cạnh tranh với các phần mềm, dịch vụ quốc tế, nhất là trong bối cảnh "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" đang là ưu tiên hàng đầu. Thứ trưởng Hưng tin tưởng ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ Việt Nam sẽ ngày càng có nhiều sản phẩm "đủ chất lượng" để không chỉ giữ được "sân nhà" mà còn có thể xuất ngoại thành công.
Trọng Cầm