Ngày 16/6/2011, gã khổng lồ công nghệ IBM sẽ chính thức mừng sinh nhật 100 tuổi. Trong tiến trình phát triển suốt một thế kỷ qua của mình, IBM đã đi tiên phong trong rất nhiều công nghệ quan trọng và thông dụng hiện nay, như máy tính cá nhân, mã vạch...
Với thế hệ trẻ, những người chỉ biết IBM là một hãng đăng ký tới hàng ngàn bằng sáng chế mỗi năm, nhiều sự thật như IBM chính là hãng đã tạo ra con trỏ chuột cho PC hiện đại, là bộ não điện toán đằng sau sứ mệnh của tàu con thoi Apollo, đặt những viên gạch đầu tiên cho hệ thống mã vạch toàn cầu, phát minh ra cơ sở dữ liệu, DRAM... nằm ngoài tầm hiểu biết của họ.
Dự án SABRE, được phát triển lần đầu vào năm 1958 để giải quyết bài toán quản lý dữ liệu khách hàng cho ngành hàng không, hiện vẫn được sử dụng rộng rãi bởi Amtrack, 911, Expedia, Travelocity và nhiều nơi khác. Hồi đầu, SABRE xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi ngày, nhưng giờ đây, nó có thể đương đầu với 30.000 giao dịch mỗi giây.
Một dự án khác nữa của IBM mà tất cả các tín đồ công nghệ trên thế giới đều phải tri ân chính là Máy tính cá nhân IBM. Một nhóm 12 kỹ sư trẻ đã tạo ra mô hình mẫu của chiếc máy tính cá nhân đầu tiên chỉ trong vòng 4 tháng. Một thông tin nữa có thể bạn không biết là bo mạch chủ do một... phụ nữ trong nhóm này phát triển nên, và game Pac-man từng được dùng để kiểm tra xem cỗ máy có hoạt động tốt hay không.
Ngoài lĩnh vực công nghệ, IBM cũng cho thấy tư duy cấp tiến của họ khi hoàn toàn không có sự kỳ thị hay phân biệt nào trong tuyển dụng. Năm 1914, IBM tuyển dụng lao động khuyết tật đầu tiên, năm 1934 là nữ nhân viên công nghệ đầu tiên và đến năm 1935, IBM tuyên bố họ sẽ trả lương cho nam, nữ như nhau. Đến năm 1953, IBM cũng là hãng công nghệ đầu tiên khẳng định không có bất cứ sự phân biệt chủng tộc, màu da hay sắc tộc nào tại IBM.
Hãy cùng VietNamNet điểm lại một số cột mốc đáng nhớ trong lịch sử 100 năm của hãng.
1911
Ngày 16/6/1911, một loạt công ty đã sáp nhập với nhau để lập nên Công ty Computing Tabulating and Recording, tức CTR tại New York. Với 1300 nhân viên và trụ sở đặt tại 6 thành phố trên khắp Bắc Mỹ, CTR chuyên kinh doanh cân, đồng hồ, máy lập bảng biểu điện tử thương mại. 13 năm sau, nhằm phản ánh rõ hơn tham vọng của mình, hãng đổi tên thành Những cỗ máy Kinh doanh Quốc tế, tức IBM.
Thập niên 1920
Thẻ đục lỗ của IBM - một loại thẻ cứng hình chữ nhật dùng để ghi và lưu trữ dữ liệu, đã dần dần trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Những phát minh của hãng trong thập niên này đã cho phép lượng dữ liệu lưu được trên một thẻ ngày càng nhiều, trở thành thứ tài sản thông tin giá trị cho cả doanh nghiệp lẫn các quốc gia.
1937
Cỗ máy Chấm điểm thi 805 của IBM đã tạo ra bước đột phá trong khâu đánh giá chất lượng khoa cử của thế giới. Sử dụng một công nghệ đầy sáng tạo, có thể cảm ứng được dấu bút chì trên tờ đáp án, cỗ máy này chấm điểm các bài thi vừa nhanh, vừa chính xác hơn nhiều so với chấm điểm bằng tay.
1946
Chiếc máy tính điện tử thương mại đầu tiên của thế giới, IBM 603, được đưa vào sản xuất đại trà. Sử dụng các ống chân không để thực hiện các phép cộng và nhân tức thì, chiếc máy tính này đánh dấu sự chuyển mình của IBM từ điện toán cơ khí sang điện toán điện tử.
1951
Theo yêu cầu của chính phủ Mỹ, IBM đã công bố chiếc máy tính thương mại đầu tiên trên thế giới: IBM 701 trong năm này. Sức mạnh chưa từng có trong tiền lệ của 701 giúp nó ngay lập tức thành công và đưa IBM thẳng tiến vào kỷ nguyên điện tử.
1956
IBM giới thiệu RAMAC (Phương pháp truy cập ngẫu nhiên vào kiểm toán và điều khiển), ổ đĩa cứng từ đầu tiên của thế giới. Với kích thước to bằng 2 cái tủ lạnh và cung cấp dữ liệu ở tốc độ 100.000 bits/giây, RAMAC đã đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp lưu trữ dữ liệu.
1961
IBM giới thiệu chiếc máy chữ Selectric. Selectric sử dụng một đầu gõ hình quả bóng golf, thay vì một loạt các thanh gõ truyền thống. Nhờ đó, tốc độ gõ máy của người dùng nhanh hơn, việc sử dụng máy cũng rõ ràng và đơn giản hơn. Theo thời gian, Selectric và các mẫu máy hậu duệ của nó đã chiếm lĩnh hơn 75% thị phần máy chữ.
1964
Việc phát hành IBM System/360 đã mở ra kỷ nguyên tương thích máy tính, cho phép các model của các hãng và các dòng sản phẩm khác nhau lần đầu tiên tìm được tiếng nói chung. Hệ thống máy tính mainframe này cũng là hệ thống đầu tiên chạy được đủ loại ứng dụng và có sức ảnh hưởng lớn đến thiết kế máy tính của rất nhiều năm sau đó.
1969
Công nghệ dải từ tính (sử dụng một dải băng từ tính để lưu dữ liệu trên thẻ nhựa) được kỹ sư Forrest Parry của IBM phát triển thành công vào năm này. Công nghệ này sau đó đã nhanh chóng trở thành chuẩn quốc gia tại Mỹ, tạo bước nhảy vọt cho ngành công nghiệp thẻ tín dụng và vĩnh viễn thay đổi bộ mặt của ngành thương mại.
1969
Cũng trong năm 1969, IBM đã đóng vai trò thiết yếu trong việc người Mỹ bay lên mặt trăng, khi máy tính và kỹ sư của hãng đều góp mặt trên chuyến tàu lịch sử của Apollo 11. Sau này, bất cứ sứ mệnh không gian có người lái nào của Mỹ cũng có sự tham gia của IBM.
1971
Các kỹ sư của IBM đã phát triển nên đĩa mềm, một loại đĩa có đường kính 80inch sử dụng công nghệ từ để đọc và ghi dữ liệu. Ban đầu nó được thiết kế cho những hệ thống cỡ lớn như IBM System/370, nhưng nhờ kích cỡ nhỏ gọn và khả năng lưu trữ ngày càng lớn mà đĩa mềm nhanh chóng trở thành công nghệ quan trọng của ngành công nghiệp máy tính cá nhân.
1973
Hệ thống mã vạch UPC được IBM phát triển đầu tiên, và trong vòng vài năm, hệ thống này đã trở thành chuẩn mực trong ngành để nhúng thông tin sản phẩm lên hàng hóa. Mã vạch ra đời đã cải tiến dịch vụ khách hàng một cách đáng kể, giúp nhà bán lẻ quản lý lưu kho tốt hơn và vĩnh viễn làm thay đổi trải nghiệm mua - bán truyền thống.
1981
IBM công bố chiếc máy tính cá nhân đầu tiên - 5150. Mức giá 1500 USD của nó nằm trong tầm với của mọi gia đình tại Mỹ, nhờ vậy mà máy tính IBM nhanh chóng dẫn đầu thị trường.
2011
IBM phát triển thành công Watson, một chiếc máy tính siêu thông minh, có khả năng mô phỏng năng lực đánh giá câu hỏi của não người, từ đó đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Trong cuộc thi truyền hình Jeopardy nổi tiếng của Mỹ, Watson đã giành được chiến thắng lịch sử trước hai nhà cựu vô địch của chương trình.
Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100, ngay từ đầu năm, hơn 300,000 nhân viên IBM trên toàn cầu (tương đương ¾ tổng số nhân viên) đã tham gia hơn 5,000 dự án hoạt động tình nguyện ở 120 quốc gia. Tại Việt Nam, IBM đã phối hợp với nhiều tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, trường phổ thông, mẫu giáo để triển khai nhiều chiến dịch tình nguyện tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Trị, Đà Lạt .v.v.
Trọng Cầm
Năm 2013, Apple sẽ đè bẹp IBM và HP?
IBM bị kiện vì hối lộ ở Hàn Quốc, Trung Quốc
IBM nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
IBM bị kiện vì hối lộ ở Hàn Quốc, Trung Quốc
IBM nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Dự án SABRE, được phát triển lần đầu vào năm 1958 để giải quyết bài toán quản lý dữ liệu khách hàng cho ngành hàng không, hiện vẫn được sử dụng rộng rãi bởi Amtrack, 911, Expedia, Travelocity và nhiều nơi khác. Hồi đầu, SABRE xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi ngày, nhưng giờ đây, nó có thể đương đầu với 30.000 giao dịch mỗi giây.
Một dự án khác nữa của IBM mà tất cả các tín đồ công nghệ trên thế giới đều phải tri ân chính là Máy tính cá nhân IBM. Một nhóm 12 kỹ sư trẻ đã tạo ra mô hình mẫu của chiếc máy tính cá nhân đầu tiên chỉ trong vòng 4 tháng. Một thông tin nữa có thể bạn không biết là bo mạch chủ do một... phụ nữ trong nhóm này phát triển nên, và game Pac-man từng được dùng để kiểm tra xem cỗ máy có hoạt động tốt hay không.
Ngoài lĩnh vực công nghệ, IBM cũng cho thấy tư duy cấp tiến của họ khi hoàn toàn không có sự kỳ thị hay phân biệt nào trong tuyển dụng. Năm 1914, IBM tuyển dụng lao động khuyết tật đầu tiên, năm 1934 là nữ nhân viên công nghệ đầu tiên và đến năm 1935, IBM tuyên bố họ sẽ trả lương cho nam, nữ như nhau. Đến năm 1953, IBM cũng là hãng công nghệ đầu tiên khẳng định không có bất cứ sự phân biệt chủng tộc, màu da hay sắc tộc nào tại IBM.
Hãy cùng VietNamNet điểm lại một số cột mốc đáng nhớ trong lịch sử 100 năm của hãng.
1911
Thập niên 1920
Thẻ đục lỗ của IBM - một loại thẻ cứng hình chữ nhật dùng để ghi và lưu trữ dữ liệu, đã dần dần trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Những phát minh của hãng trong thập niên này đã cho phép lượng dữ liệu lưu được trên một thẻ ngày càng nhiều, trở thành thứ tài sản thông tin giá trị cho cả doanh nghiệp lẫn các quốc gia.
1937
Cỗ máy Chấm điểm thi 805 của IBM đã tạo ra bước đột phá trong khâu đánh giá chất lượng khoa cử của thế giới. Sử dụng một công nghệ đầy sáng tạo, có thể cảm ứng được dấu bút chì trên tờ đáp án, cỗ máy này chấm điểm các bài thi vừa nhanh, vừa chính xác hơn nhiều so với chấm điểm bằng tay.
1946
Chiếc máy tính điện tử thương mại đầu tiên của thế giới, IBM 603, được đưa vào sản xuất đại trà. Sử dụng các ống chân không để thực hiện các phép cộng và nhân tức thì, chiếc máy tính này đánh dấu sự chuyển mình của IBM từ điện toán cơ khí sang điện toán điện tử.
1951
Theo yêu cầu của chính phủ Mỹ, IBM đã công bố chiếc máy tính thương mại đầu tiên trên thế giới: IBM 701 trong năm này. Sức mạnh chưa từng có trong tiền lệ của 701 giúp nó ngay lập tức thành công và đưa IBM thẳng tiến vào kỷ nguyên điện tử.
1956
IBM giới thiệu RAMAC (Phương pháp truy cập ngẫu nhiên vào kiểm toán và điều khiển), ổ đĩa cứng từ đầu tiên của thế giới. Với kích thước to bằng 2 cái tủ lạnh và cung cấp dữ liệu ở tốc độ 100.000 bits/giây, RAMAC đã đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp lưu trữ dữ liệu.
1961
IBM giới thiệu chiếc máy chữ Selectric. Selectric sử dụng một đầu gõ hình quả bóng golf, thay vì một loạt các thanh gõ truyền thống. Nhờ đó, tốc độ gõ máy của người dùng nhanh hơn, việc sử dụng máy cũng rõ ràng và đơn giản hơn. Theo thời gian, Selectric và các mẫu máy hậu duệ của nó đã chiếm lĩnh hơn 75% thị phần máy chữ.
1964
Việc phát hành IBM System/360 đã mở ra kỷ nguyên tương thích máy tính, cho phép các model của các hãng và các dòng sản phẩm khác nhau lần đầu tiên tìm được tiếng nói chung. Hệ thống máy tính mainframe này cũng là hệ thống đầu tiên chạy được đủ loại ứng dụng và có sức ảnh hưởng lớn đến thiết kế máy tính của rất nhiều năm sau đó.
1969
Công nghệ dải từ tính (sử dụng một dải băng từ tính để lưu dữ liệu trên thẻ nhựa) được kỹ sư Forrest Parry của IBM phát triển thành công vào năm này. Công nghệ này sau đó đã nhanh chóng trở thành chuẩn quốc gia tại Mỹ, tạo bước nhảy vọt cho ngành công nghiệp thẻ tín dụng và vĩnh viễn thay đổi bộ mặt của ngành thương mại.
1969
Cũng trong năm 1969, IBM đã đóng vai trò thiết yếu trong việc người Mỹ bay lên mặt trăng, khi máy tính và kỹ sư của hãng đều góp mặt trên chuyến tàu lịch sử của Apollo 11. Sau này, bất cứ sứ mệnh không gian có người lái nào của Mỹ cũng có sự tham gia của IBM.
1971
Các kỹ sư của IBM đã phát triển nên đĩa mềm, một loại đĩa có đường kính 80inch sử dụng công nghệ từ để đọc và ghi dữ liệu. Ban đầu nó được thiết kế cho những hệ thống cỡ lớn như IBM System/370, nhưng nhờ kích cỡ nhỏ gọn và khả năng lưu trữ ngày càng lớn mà đĩa mềm nhanh chóng trở thành công nghệ quan trọng của ngành công nghiệp máy tính cá nhân.
1973
Hệ thống mã vạch UPC được IBM phát triển đầu tiên, và trong vòng vài năm, hệ thống này đã trở thành chuẩn mực trong ngành để nhúng thông tin sản phẩm lên hàng hóa. Mã vạch ra đời đã cải tiến dịch vụ khách hàng một cách đáng kể, giúp nhà bán lẻ quản lý lưu kho tốt hơn và vĩnh viễn làm thay đổi trải nghiệm mua - bán truyền thống.
1981
IBM công bố chiếc máy tính cá nhân đầu tiên - 5150. Mức giá 1500 USD của nó nằm trong tầm với của mọi gia đình tại Mỹ, nhờ vậy mà máy tính IBM nhanh chóng dẫn đầu thị trường.
2011
IBM phát triển thành công Watson, một chiếc máy tính siêu thông minh, có khả năng mô phỏng năng lực đánh giá câu hỏi của não người, từ đó đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Trong cuộc thi truyền hình Jeopardy nổi tiếng của Mỹ, Watson đã giành được chiến thắng lịch sử trước hai nhà cựu vô địch của chương trình.
Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100, ngay từ đầu năm, hơn 300,000 nhân viên IBM trên toàn cầu (tương đương ¾ tổng số nhân viên) đã tham gia hơn 5,000 dự án hoạt động tình nguyện ở 120 quốc gia. Tại Việt Nam, IBM đã phối hợp với nhiều tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, trường phổ thông, mẫu giáo để triển khai nhiều chiến dịch tình nguyện tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Trị, Đà Lạt .v.v.
Trọng Cầm