Nếu Yahoo quyết định rao bán hãng trong tuần này, đó sẽ lại là một bước ngoặt lớn cho biểu tượng Internet một thời.

Yahoo ra đời năm 1994, là "Cẩm nang đến với World Wide Web của Jerry Yang và David Filo", bao gồm một danh sách các website được sắp xếp theo mục bởi hai nhà sáng lập là sinh viên tốt nghiệp trường Standford danh tiếng.

Jerry Yang và David File nhanh chóng thay đổi tên website thành "Yahoo" và công ty Yahoo chính thức được sáng lập vào ngày 2/3/1995.

Yahoo đã phát triển và thay đổi nhiều lần kể từ khi ra đời.

Trước thời bùng nổ dot-com / hay khi Google chưa có tên tuổi

{keywords}

Trước thời kỳ dot-com bùng nổ, Yahoo đã phát triển và trở thành một người khổng lồ Internet. Trang web Yahoo nhanh chóng trở thành một trong những cổng Web và công cụ tìm kiếm của thế giới web.

Vào những năm 1990, xét về nhiều cách, Yahoo rất giống với Google ngày nay: là trang web mà nhiều người mở ra đầu tiên khi họ truy cập Internet.

Yahoo đã thâu tóm hàng chục công ty trong thời kỳ đầu mở rộng của họ, trong đó có nhiều thương vụ mang tính quyết định thành-hay-bại của công ty.

Một trong những vụ mua bán thành công nhất của Yahoo là với một công ty có tên Four11. Yahoo đã mua dịch vụ webmail này với giá 92 triệu USD vào tháng 3/1997, và thực sự trở thành nền tảng cho Yahoo Mail – hiện là dịch vụ email lớn thứ 3, sau Gmail của Google và Outlook của Microsoft.

Vào tháng 1/1999, Yahoo mua GeoCities, một dịch vụ hosting web mang lại cho nhiều người dùng Internet những website đầu tiên. GeoCities là trang web được truy cập nhiều thứ ba trên thế giới web, sau AOL và Yahoo năm 1998, nhưng nó nhanh chóng bị các trang mạng xã hội khác như MySpace và cuối cùng là Facebook lấn lướt.

Yahoo cũng đã mua Broadcast.com của Mark Cuban với giá 5,7 tỷ USD vào tháng 4/1999. Dịch vụ này, chuyên truyền các chương trình TV và radio qua Internet, thực sự là dịch vụ đi trước thời đại. Nhưng Yahoo đã tách Broadcast.com thành nhiều mảng kinh doanh streamimg khác nhau, và không cái nào còn tồn tại được đến ngày nay.

Thời kỳ hậu bong bóng dot-com (2001-2008)

Không như nhiều đối thủ, Yahoo vẫn sống sót qua thời kỳ bong bóng dot-com – mặc dù không phải là không bị tổn thương gì. Cổ phiếu Yahoo giảm từ đỉnh điểm cao nhất mọi thời đại của hãng là 118,75 USD vào 3/1/2000 xuống còn 4,06 USD vào 26/9/2001. Khi Google bắt đầu nổi lên, thế lực tìm kiếm của Yahoo dần bị xói mòn. Yahoo mất vị trí thống lĩnh thị trường tìm kiếm web vào tay Google năm 2002, và trượt dài kể từ đó.

{keywords}

Nhưng cũng có một số thắng lợi lớn mà Yahoo đã ghi được trong thời đại hậu bong bóng dot-com, thời đại đã có Google.

Yahoo mua một công ty nhỏ tên là Ludicorp với giá 25 triệu USD vào năm 2005. Ludicorp vận hành trang chia sẻ ảnh nhỏ là Flickr, và hiện nó đã trở thành một trong những trang ảnh lớn nhất trên mạng Internet.

Năm đó, Yahoo cũng tiến hành một trong những thương vụ may mắn nhất của hãng, đó là chi 1 tỷ USD mua 40% cổ phần của Alibaba – và hiện nó đã có giá trị 30 tỷ USD.

Nhưng sai lầm lớn nhất của hãng có thể là việc đã từ chối lời đề nghị mua lại của Microsoft trị giá 46 tỷ USD vào năm 2008. Con số đó còn nhiều hơn 15 tỷ USD giá trị của Yahoo ngày nay.

"Đôi khi, vấn đề nằm ở sự may mắn", cựu CEO Steve Ballmer của Microsoft đã nói như thế về thương vụ hụt với Yahoo năm 2011.

Con tàu đang chìm (từ 2009 đến nay)

Khi Yahoo nỗ lực chèo chống, công ty đã trải qua rất nhiều đời CEO. Nhà sáng lập và "ông chủ Yahoo" Jerry Yang trị vì công ty cho đến khi từ bỏ nó vào tay CEO Carol Bartz của Autodesk năm 2009. Sau khi sa thải Bartz (qua điện thoại) vào năm 2011, Yahoo đã thuê cựu chủ tịch Scott Thompson của PayPal vào tháng 1/2012.

{keywords} 

Thompson những muốn chuyển đổi Yahoo thành một công ty truyền thông nhưng chỉ trị vì được 4 tháng. Ông nhanh chóng bị sa thải sau khi xảy ra scandal về hồ sơ của ông. Nhưng Thompson đã ở lại Yahoo đủ lâu để cắt giảm đi 14% nhân lực của Yahoo, tương đương khoảng 2000 nhân viên.

Lúc đó, trong một đợt cải tổ lớn, Yahoo đã tuyển dụng nhà lãnh đạo Marissa Mayer của Google vào năm 2012. Mayer ngay lập tức bắt tay thay đổi nền văn hóa công ty. Mayer cũng nhấn mạnh vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng của Yahoo, thay đổi logo và tuyển dụng các tài năng truyền thông lớn như Katie Couric. Bà cũng điều hành thương vụ thâu tóm Tumblr trị giá 1,1 tỷ USD năm 2013.

Nhưng Yahoo vẫn thất bại dưới thời Mayer. Yahoo đã nhượng lại danh hiệu là website được nhiều người truy cập nhất cho Google vào năm 2011. Từng là mạng lưới quảng cáo trực tuyến lớn nhất thế giới, Yahoo đã thua cả Google và Facebook – và khoảng cách này đang tiếp tục lớn dần.

Theo Wall Street Journal, tuần này, ban giám đốc của Yahoo đang xem xét sẽ rao bán mảng kinh doanh Internet cốt lõi của công ty.

Theo Vnreview/CNN