Một đồ vật cổ trông giống hệt một chiếc điện thoại di động - kiểu "điện thoại cục gạch" có phím bấm. Họ xác định được đồ vật lạ này có từ thế kỷ 13 trước Công Nguyên.

Các nhà khảo cổ học mới khai quật được ở Áo một đồ vật cổ trông giống hệt một chiếc điện thoại di động - kiểu "điện thoại cục gạch" có phím bấm. 

Đồ vật cổ mới khai quật được có màu đen, có những nút bấm in chữ giống như chữ Iraq hay Iran và các nút khác tương ứng với điện thoại di động ngày nay.

{keywords}

Đồ vật cổ giống hệt điện thoại di động - Ảnh: Disclose

Các nhà khảo cổ học phán đoán nếu đồ vật cổ này là điện thoại di động thì điện thoại di động đã ra đời sớm hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Chiếc “điện thoại cục gạch” này xác định có niên đại từ thế kỷ 13 trước Công Nguyên. Chiếc điện thoại chữ hình nêm này cũng có một số điểm bất thường.

Thứ nhất, chiếc điện thoại này được tìm thấy tại Áo, không phải tại Iran hay một quốc gia nào khác từng là nơi cư trú của người Sumer hoặc người Mesopotamia cổ. Khu vực xa nhất phát hiện có dấu tích chữ nêm là Tiahuanaco, nay là Bolivia, nơi phát hiện chiếc bát Fuente Magna Bowl gây tranh cãi.

Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy người Sumer đã đến thành phố cổ đại thời tiền Columbo này nên việc xuất hiện cái bát có chữ hình nêm là điều rất khó hiểu.

Và điều bất thường thứ hai, chính là kích thước, thiết kế giống điện thoại di động. Một giả thiết được đưa ra cho rằng nền văn hóa Sumer thực ra là do… người ngoài hành tinh tạo ra. Phiến đất sét giống hệt điện thoại hiện đại với 12 phím, màn hình, nút gọi điện. Nếu người ngoài hành tinh đã đến Sumer, cho người bản địa thấy điện thoại của họ thì cũng không có gì ngạc nhiên nếu sau này phát hiện máy tính bảng và bút stylus đất sét.

{keywords}

Bảng chữ hình nêm được in trên phiến đất sét đang được các nhà khảo cổ giải mã - Ảnh: Mysteriousuniverse

 

Chuyên gia về UFO Daniel Munõz cho rằng đồ vật cổ này chỉ giống hệt chứ chưa chắc là điện thoại di động. Các nhà khảo cổ học phán đoán nếu đồ vật cổ này là điện thoại di động thì điện thoại di động đã ra đời sớm hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Tất nhiên, đó chỉ là giả thiết, dù hơi hoang đường. Hiện các nhà khảo cổ đang cố gắng dịch lại đoạn chữ nêm trên phiến đất sét với hy vọng giải mã phần nào bí ẩn về chiếc “điện thoại cục gạch” cổ xưa này.

Theo Đời sống pháp luật