Google không có bất cứ văn phòng đại diện nào tại “tam giác quỷ” Bermuda, nhưng lại có tới hàng tỉ lợi nhuận từ đây.

{keywords}

Một văn phòng Google được trang trí cờ Anh, song người khổng lồ này lại không có trụ sở đặt ở xứ sở sương mù.

Sau câu chuyện trốn thuế ly kỳ của Pepsi và một loạt “ông lớn” khác ở Luxembourg, giờ đây tới lượt Google - người khổng lồ công nghệ bị lật tẩy chuyện trốn thuế.

Tờ The Sun hôm qua (31/1) tiết lộ, lợi nhuận của Google Bermuda Unlimited và Google Ireland Holdings được đăng ký tới địa chỉ của một công ty luật tại Clarenden House, số 2 phố Nhà thờ, Hamilton. Chính công ty này đã mang lại hàng tỉ USD lợi nhuận cho Google.

Bằng một thủ thuật tài chính “siêu phàm”, Google đã trốn thuế thành công trong suốt nhiều năm qua. Phần lớn lợi nhuận khổng lồ mà tập đoàn này kiếm được tại Ireland và Hà Lan đã được chuyển hết sang “tam giác quỷ” Bermuda và lặn mất tăm ở đây – đúng như tên gọi quỷ quái của nó.

Giới luật gia có những thuật ngữ để nói về mánh khóe lách luật siêu đẳng của Google: đó là “Double Irish” (Hai người Ireland) và “Dutch Sandwich” (Sandwich Hà Lan). Trong đó, nếu tính theo tổng giá thị trường, tỉ lệ thuế đánh vào thu nhập Goole ở phạm vi ngoài nước Mỹ chỉ còn 2,4% - thấp nhất trong số 5 tập đoàn công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ.

Bằng những mánh khóe này, Google đã tìm mọi cách giảm hóa đơn thuế của mình bằng một loạt tập hợp các công ty con trên toàn cầu. Một cách thần kỳ, “Double Irish và Dutch Sandwich” luôn khiến giới luật gia đau đầu, song trên thực tế giấy tờ, nó hoàn toàn hợp pháp.

Google khôn khéo rời các trụ sở chính tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi về Ireland năm 2008 để được hưởng lợi từ mức thuế suất thấp của nước này. Mặc dù, Anh là thị trường khổng lồ của Google chỉ sau nước Mỹ, song không có một cơ sở kỹ thuật nào của công ty này đặt tại xứ sở sương mù.

Các lợi nhuận của Google bằng cách nào đó được hợp thức hóa cho một doanh nghiệp Ireland khác đặt tại Bermuda – nơi thuế suất doanh nghiệp là con số không. Điều này đồng nghĩa với việc, tỉ lệ thuế ở nước ngoài của Google trên tất cả lợi nhuận rơi vào khoảng 5%, trong khi nếu ở Anh, Google phải trả 20% - gấp 4 lần như thế.

Theo Jim Stewart, từ những năm 1960, Ireland đã theo đuổi chính sách thuế hấp dẫn nhằm thu hút những nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mặt trái của chính sách này đã tạo ra các lỗ hổng, để các công ty chuyển toàn bộ lợi nhuận ra khỏi lãnh thổ nước này mà hầu như không phải chịu thuế.

Lợi dụng điều này, doanh nghiệp đóng tại Bermuda sở hữu tới 2 công ty con của Google, trong đó thành phần ban giám đốc có tới 2 luật sư của hãng luật Conyers Dill & Pearman. Đây chính là khởi nguồn của thuật ngữ “Hai người Ireland”, vì kế hoạch trốn thuế này không thể thiếu 2 công ty có trụ sở ở Dublin, Ireland. Một công ty trả tiền bản quyền để sử dụng các tài sản trí tuệ, công ty còn lại thu gom tiền bản quyền để chuyển tới nơi có mức thuế suất thấp như Bermuda – nhằm lách luật Ireland như đã nói ở trên.

Trước khi tới Bermuada, tiền từ cơ sở ở Dublin “dừng chân” tại Hà Lan, bởi vì luật Ireland miễn thuế với những công ty thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Chính điều này đã làm nên thuật ngữ “Sandwich Hà Lan” ám chỉ mánh lách luật của Google. Toàn bộ quá trình “chuyển qua chuyển lại” tưởng chừng phức tạp này đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Google.

Theo BGT/Daily Mail

XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT: