- Với mật độ thuê bao di động lên tới 152% theo thống kê mới nhất của Liên
minh Viễn thông Quốc tế ITU, thị trường viễn thông Việt Nam được đánh
giá là đang tăng trưởng cực kỳ ấn tượng.
Chia sẻ với báo giới sáng nay, ông Hamadoun Touré, Tổng Thư ký ITU nhận định Việt Nam là một điểm sáng trên thị trường viễn thông quốc tế với tầm nhìn tốt và khung pháp lý ngày càng hoàn thiện.
"Mật độ thuê bao di động của Việt Nam hiện nay chỉ đứng sau 7 quốc gia và vùng lãnh thổ như Macau, Hồng Kông, Arap xêut, Panama, đảo Cayman....Đáng nói hơn là tỷ lệ này đã tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm, từ mức 87% năm 2008 lên mức trên 150% của năm 2010", ông Toure cho biết. Mật độ này vượt xa tỷ lệ trung bình của các thị trường đang phát triển (khoảng 70%) và kể cả những thị trường đã phát triển như Bắc Mỹ và Tây Âu (114%). Tương tự, số thuê bao 3G cũng đã tăng gấp đôi sau 2 năm công nghệ này được triển khai tại Việt Nam.
"Kết quả này không phải tự nhiên mà có. Nó là hệ quả từ việc Chính phủ Việt Nam đã có một tầm nhìn đúng hướng về chiến lược phát triển CNTT-TT cùng một khung pháp lý đủ mạnh để hiện thực hóa tầm nhìn đó", ông Toure bình luận. Theo ông, kinh nghiệm bản thân đã cho thấy, quốc gia nào có được một tầm nhìn đúng đắn, xa rộng và khả thi về công nghệ thông tin thì quốc gia đó có nhiều cơ hội để trở thành "người chiến thắng".
Mặc dù điều kiện thị trường Việt Nam đang rất thuận lợi, nhưng ông Toure cũng khuyến cáo về nhiều thách thức mà thị trường viễn thông đang phải đối mặt. Mật độ thuê bao cao dẫn tới hệ lụy là RPU, tức doanh thu trên mỗi thuê bao thấp. Việc bảo đảm an toàn thông tin, ngăn chặn các tin nhắn rác cũng đang khiến các nhà quản lý đau đầu. Bên cạnh đó là những bài toán lớn, nóng hổi như chia sẻ hạ tầng dùng chung giữa các nhà cung cấp dịch vụ, việc phân bổ đầu số và tần số vô tuyến - một tài nguyên rất quý giá của quốc gia như thế nào cho cân đối, công bằng và bền vững. Khi thị trường đang bị nhiều chuyên gia cảnh báo về tình trạng bão hòa, thì đã đến lúc, các nhà mạng cần chuyển từ chiến lược phát triển di động đơn thuần sang băng rộng di động, tức 3G và 4G, ông Toure tư vấn.
Ngoài ra, một vấn đề nổi cộm tại Việt Nam là việc khó quản lý thuê bao trả trước. Ông Toure cho biết vấn đề này cũng nảy sinh tại nhiều nước và Việt Nam không phải trường hợp cá biệt, song ngoại trừ các thị trường phát triển như Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Tây Âu đã đưa được thuê bao trả trước vào khuôn khổ (chủ yếu thông qua việc thuê bao trả sau chiếm tỷ lệ áp đảo - lên tới 95-97% tổng số thuê bao) thì các thị trường đang phát triển vẫn đang thử nghiệm, tìm cách. Một số nước đã áp dụng việc khi mua SIM mới thì người dùng phải điền vào đơn đăng ký có dán ảnh để tiện cho việc quản lý danh tính, song ông Toure thừa nhận, bản thân các nhà mạng cũng không thích khi bị cơ quan quản lý yêu cầu siết thuê bao trả trước. Nguyên do là vì họ sẽ khó thu hút thuê bao hơn và đôi khi cũng phải tiết lộ thông tin riêng tư của người dùng.
Nhận định về triển vọng của thị trường, ông Toure khẳng định điều rất may mắn là ngành viễn thông thế giới đang phát triển bền vững và "miễn nhiễm" trước các cuộc khủng hoảng hay suy thoái kinh tế. Đơn cử như cuộc suy thoái năm 2009 đã khiến người dùng phải siết chặt hầu bao, tiết kiệm chi tiêu cho thực phẩm, du lịch....nhưng không một ai từ bỏ thẻ SIM hay ngắt kết nối. Việc họ giảm đi lại để hạn chế tiền xăng lại làm tăng nhu cầu liên lạc từ xa, và vì thế, trong khi các ngành khác lao đao thì doanh nghiệp viễn thông vẫn tăng trưởng và có lợi nhuận.
Đánh giá về các doanh nghiệp viễn thông trong nước, ông Toure cho biết Việt Nam đang sở hữu nhiều tập đoàn và doanh nghiệp viễn thông rất mạnh. Theo số liệu của ITU, VNPT hiện đang nằm trong Top 8 Doanh nghiệp lớn nhất trong khối thành viên của tổ chức này, còn Viettel cũng nhận được sự đánh giá rất cao. "Chiến lược marketing rất tốt, công nghệ hiện đại, nguồn lực dồi dào đã giúp Viettel khai thác thành công không chỉ thị trường nội địa mà cả một số thị trường ngoài nước như Campuchia. Khi đã khai thác thành công ở một thị trường đang phát triển thì rất dễ xâm nhập các thị trường đang phát triển khác, vì doanh nghiệp có thể nhân bản mô hình". Theo đánh giá của ông, Viettel hiện đủ mạnh để vượt qua các rào cản của thị trường mới. Đó cũng là lý do vì sao ITU đã khuyến nghị và tư vấn thêm một số thị trường có tiềm năng khác cho tập đoàn này.
Trọng Cầm
>Khảo sát an ninh mạng của các báo điện tử
>Viễn thông VN: Tam đại gia đấu Tứ siêu đẳng
>Công bố Sách trắng về CNTT - TT Việt Nam 2011
>Viễn thông VN: Tam đại gia đấu Tứ siêu đẳng
>Công bố Sách trắng về CNTT - TT Việt Nam 2011
Tổng Thư ký ITU Hamadoun Touré (bên trái) chia sẻ thông tin tại cuộc gặp các phóng viên Việt Nam dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp (bên phải). Ảnh: ICTnews. |
Chia sẻ với báo giới sáng nay, ông Hamadoun Touré, Tổng Thư ký ITU nhận định Việt Nam là một điểm sáng trên thị trường viễn thông quốc tế với tầm nhìn tốt và khung pháp lý ngày càng hoàn thiện.
"Mật độ thuê bao di động của Việt Nam hiện nay chỉ đứng sau 7 quốc gia và vùng lãnh thổ như Macau, Hồng Kông, Arap xêut, Panama, đảo Cayman....Đáng nói hơn là tỷ lệ này đã tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm, từ mức 87% năm 2008 lên mức trên 150% của năm 2010", ông Toure cho biết. Mật độ này vượt xa tỷ lệ trung bình của các thị trường đang phát triển (khoảng 70%) và kể cả những thị trường đã phát triển như Bắc Mỹ và Tây Âu (114%). Tương tự, số thuê bao 3G cũng đã tăng gấp đôi sau 2 năm công nghệ này được triển khai tại Việt Nam.
"Kết quả này không phải tự nhiên mà có. Nó là hệ quả từ việc Chính phủ Việt Nam đã có một tầm nhìn đúng hướng về chiến lược phát triển CNTT-TT cùng một khung pháp lý đủ mạnh để hiện thực hóa tầm nhìn đó", ông Toure bình luận. Theo ông, kinh nghiệm bản thân đã cho thấy, quốc gia nào có được một tầm nhìn đúng đắn, xa rộng và khả thi về công nghệ thông tin thì quốc gia đó có nhiều cơ hội để trở thành "người chiến thắng".
Mặc dù điều kiện thị trường Việt Nam đang rất thuận lợi, nhưng ông Toure cũng khuyến cáo về nhiều thách thức mà thị trường viễn thông đang phải đối mặt. Mật độ thuê bao cao dẫn tới hệ lụy là RPU, tức doanh thu trên mỗi thuê bao thấp. Việc bảo đảm an toàn thông tin, ngăn chặn các tin nhắn rác cũng đang khiến các nhà quản lý đau đầu. Bên cạnh đó là những bài toán lớn, nóng hổi như chia sẻ hạ tầng dùng chung giữa các nhà cung cấp dịch vụ, việc phân bổ đầu số và tần số vô tuyến - một tài nguyên rất quý giá của quốc gia như thế nào cho cân đối, công bằng và bền vững. Khi thị trường đang bị nhiều chuyên gia cảnh báo về tình trạng bão hòa, thì đã đến lúc, các nhà mạng cần chuyển từ chiến lược phát triển di động đơn thuần sang băng rộng di động, tức 3G và 4G, ông Toure tư vấn.
Ngoài ra, một vấn đề nổi cộm tại Việt Nam là việc khó quản lý thuê bao trả trước. Ông Toure cho biết vấn đề này cũng nảy sinh tại nhiều nước và Việt Nam không phải trường hợp cá biệt, song ngoại trừ các thị trường phát triển như Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Tây Âu đã đưa được thuê bao trả trước vào khuôn khổ (chủ yếu thông qua việc thuê bao trả sau chiếm tỷ lệ áp đảo - lên tới 95-97% tổng số thuê bao) thì các thị trường đang phát triển vẫn đang thử nghiệm, tìm cách. Một số nước đã áp dụng việc khi mua SIM mới thì người dùng phải điền vào đơn đăng ký có dán ảnh để tiện cho việc quản lý danh tính, song ông Toure thừa nhận, bản thân các nhà mạng cũng không thích khi bị cơ quan quản lý yêu cầu siết thuê bao trả trước. Nguyên do là vì họ sẽ khó thu hút thuê bao hơn và đôi khi cũng phải tiết lộ thông tin riêng tư của người dùng.
Nhận định về triển vọng của thị trường, ông Toure khẳng định điều rất may mắn là ngành viễn thông thế giới đang phát triển bền vững và "miễn nhiễm" trước các cuộc khủng hoảng hay suy thoái kinh tế. Đơn cử như cuộc suy thoái năm 2009 đã khiến người dùng phải siết chặt hầu bao, tiết kiệm chi tiêu cho thực phẩm, du lịch....nhưng không một ai từ bỏ thẻ SIM hay ngắt kết nối. Việc họ giảm đi lại để hạn chế tiền xăng lại làm tăng nhu cầu liên lạc từ xa, và vì thế, trong khi các ngành khác lao đao thì doanh nghiệp viễn thông vẫn tăng trưởng và có lợi nhuận.
Đánh giá về các doanh nghiệp viễn thông trong nước, ông Toure cho biết Việt Nam đang sở hữu nhiều tập đoàn và doanh nghiệp viễn thông rất mạnh. Theo số liệu của ITU, VNPT hiện đang nằm trong Top 8 Doanh nghiệp lớn nhất trong khối thành viên của tổ chức này, còn Viettel cũng nhận được sự đánh giá rất cao. "Chiến lược marketing rất tốt, công nghệ hiện đại, nguồn lực dồi dào đã giúp Viettel khai thác thành công không chỉ thị trường nội địa mà cả một số thị trường ngoài nước như Campuchia. Khi đã khai thác thành công ở một thị trường đang phát triển thì rất dễ xâm nhập các thị trường đang phát triển khác, vì doanh nghiệp có thể nhân bản mô hình". Theo đánh giá của ông, Viettel hiện đủ mạnh để vượt qua các rào cản của thị trường mới. Đó cũng là lý do vì sao ITU đã khuyến nghị và tư vấn thêm một số thị trường có tiềm năng khác cho tập đoàn này.
Trọng Cầm