16 người đã bị cảnh sát bắt giữ tại Mỹ tối qua do bị tình nghi có liên quan đến các hoạt động tấn công của nhóm Anonymous, cùng với 1 người tại Anh và 4 người khác tại Hà Lan.
Trong đó, 14 người bị cáo buộc đã tham gia vào vụ cố ý tấn công vào mạng lưới máy tính của PayPal hồi tháng 12 năm ngoái, nhằm phản đối việc PayPal treo các tài khoản của trang WikiLeaks. Một người bị cáo buộc đã truy cập vào website của InfraGard, một đối tác của FBI hồi tháng 6, sau đó còn công bố tài liệu hướng dẫn cách khai thác website này cho những người khác.
Hacker Mỹ cuối cùng bị bắt do cảnh sát cho rằng người này đã đánh cắp các thông tin kinh doanh tuyệt mật từ máy chủ của mạng AT&T rồi post lên công khai trên mạng hồi tháng 4. Nhờ công việc hỗ trợ khách hàng cho mạng AT&T ở hãng outsouring Convergys, hacker này đã truy cập trái phép thành công vào mạng máy tính của AT&T và tải về hàng ngàn tài liệu, ứng dụng, nhiều loại file khác.
Cảnh sát cho biết những người bị bắt đều còn trẻ, với độ tuổi dao động từ 20-42. Trước đó, FBI đã phát lệnh truy nã hơn 35 người khác trên phạm vi toàn nước Mỹ trong chiến dịch điều tra về Anonymous.
Tội cố tình phá hoại những máy tính được bảo vệ là một tội nặng, có thể phải chịu án phạt cao nhất là 10 năm tù giam và nộp phạt 250.000 USD. Tội đồng phạm đối mặt với mức cao nhất là 5 năm tù và nộp phạt 250.000 USD.
Cuối tháng 11 năm ngoái, trong khuôn khổ chiến dịch trả đũa, Anonymous đã tổ chức một cuộc tấn công từ chối dịch vụ khiến PayPay, Visa và MasterCard bị hạ gục. Bước sang năm 2011, Anonymous tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tấn công tổng hợp nhằm vào nhiều website Chính phủ và doanh nghiệp trên khắp thế giới, như Cục An ninh công cộng Arizona, Chính quyền Thành phố Orlando, Sony, website Chính phủ của Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia...
Công cụ thường dùng nhất của Anonymous là tấn công DoS khiến website chết cứng. Trong nhiều trường hợp, nhóm này cũng hạ gục máy chủ của mục tiêu rồi đánh cắp dữ liệu và công bố "chiến lợi phẩm" lên mạng.
Nhà chức trách đã tiến hành nhiều vụ bắt giữ trên phạm vi toàn cầu để điều tra Anonymous. Cuối năm ngoái, một hacker 16 tuổi bị bắt tại Hà Lan vì đã tấn công Dos nhằm vào ba đại gia thanh toán. Kế đến là vụ cảnh sát Anh bắt giữ 50 người và 40 lệnh truy nã được phát đi tại Mỹ hồi tháng 1. Đến tháng 6, ba người khác bị bắt tại Tây Ban Nha do tấn công một website thuộc Chính phủ. Vài ngày sau đó, 32 người bị bắt tại Thổ Nhĩ Kỳ vì lý do tương tự.
Cảnh sát cũng đã bắt giữ nhiều người bị tình nghi có liên quan đến một nhóm hacker đình đám khác là LulzSec. Hacker 19 tuổi Ryan Cleary đã bị bắt sau đó được cho tại ngoại hồi tháng 6, vì bị buộc tội đã tham gia vào vụ tấn công website của Cơ quan phòng chống Tội phạm có tổ chức của Anh cùng một số website khác. LulzSec đã công khai không nhận Cleary là một thành viên của nhóm.
Sau khi đột ngột tuyên bố tự giải tán hồi tháng trước, có vẻ như LulzSec đã "ngứa nghề" và quyết định tái xuất. Nhóm này vừa hack vào website của The Sun và đăng tin giả về cái chết của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch.
Trọng Cầm (Theo CNET)
Trong đó, 14 người bị cáo buộc đã tham gia vào vụ cố ý tấn công vào mạng lưới máy tính của PayPal hồi tháng 12 năm ngoái, nhằm phản đối việc PayPal treo các tài khoản của trang WikiLeaks. Một người bị cáo buộc đã truy cập vào website của InfraGard, một đối tác của FBI hồi tháng 6, sau đó còn công bố tài liệu hướng dẫn cách khai thác website này cho những người khác.
Hacker Mỹ cuối cùng bị bắt do cảnh sát cho rằng người này đã đánh cắp các thông tin kinh doanh tuyệt mật từ máy chủ của mạng AT&T rồi post lên công khai trên mạng hồi tháng 4. Nhờ công việc hỗ trợ khách hàng cho mạng AT&T ở hãng outsouring Convergys, hacker này đã truy cập trái phép thành công vào mạng máy tính của AT&T và tải về hàng ngàn tài liệu, ứng dụng, nhiều loại file khác.
Cảnh sát cho biết những người bị bắt đều còn trẻ, với độ tuổi dao động từ 20-42. Trước đó, FBI đã phát lệnh truy nã hơn 35 người khác trên phạm vi toàn nước Mỹ trong chiến dịch điều tra về Anonymous.
Tội cố tình phá hoại những máy tính được bảo vệ là một tội nặng, có thể phải chịu án phạt cao nhất là 10 năm tù giam và nộp phạt 250.000 USD. Tội đồng phạm đối mặt với mức cao nhất là 5 năm tù và nộp phạt 250.000 USD.
Cuối tháng 11 năm ngoái, trong khuôn khổ chiến dịch trả đũa, Anonymous đã tổ chức một cuộc tấn công từ chối dịch vụ khiến PayPay, Visa và MasterCard bị hạ gục. Bước sang năm 2011, Anonymous tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tấn công tổng hợp nhằm vào nhiều website Chính phủ và doanh nghiệp trên khắp thế giới, như Cục An ninh công cộng Arizona, Chính quyền Thành phố Orlando, Sony, website Chính phủ của Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia...
Công cụ thường dùng nhất của Anonymous là tấn công DoS khiến website chết cứng. Trong nhiều trường hợp, nhóm này cũng hạ gục máy chủ của mục tiêu rồi đánh cắp dữ liệu và công bố "chiến lợi phẩm" lên mạng.
Nhà chức trách đã tiến hành nhiều vụ bắt giữ trên phạm vi toàn cầu để điều tra Anonymous. Cuối năm ngoái, một hacker 16 tuổi bị bắt tại Hà Lan vì đã tấn công Dos nhằm vào ba đại gia thanh toán. Kế đến là vụ cảnh sát Anh bắt giữ 50 người và 40 lệnh truy nã được phát đi tại Mỹ hồi tháng 1. Đến tháng 6, ba người khác bị bắt tại Tây Ban Nha do tấn công một website thuộc Chính phủ. Vài ngày sau đó, 32 người bị bắt tại Thổ Nhĩ Kỳ vì lý do tương tự.
Cảnh sát cũng đã bắt giữ nhiều người bị tình nghi có liên quan đến một nhóm hacker đình đám khác là LulzSec. Hacker 19 tuổi Ryan Cleary đã bị bắt sau đó được cho tại ngoại hồi tháng 6, vì bị buộc tội đã tham gia vào vụ tấn công website của Cơ quan phòng chống Tội phạm có tổ chức của Anh cùng một số website khác. LulzSec đã công khai không nhận Cleary là một thành viên của nhóm.
Sau khi đột ngột tuyên bố tự giải tán hồi tháng trước, có vẻ như LulzSec đã "ngứa nghề" và quyết định tái xuất. Nhóm này vừa hack vào website của The Sun và đăng tin giả về cái chết của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch.
Trọng Cầm (Theo CNET)