Là một triển lãm quốc tế về CNTT- TT lớn nhất và từng được xem là uy tín nhất tại VN, nhưng Vietnam Computer World Expo (VCW) đang ngày càng đi xuống và có nguy cơ sẽ “chết yểu”.
Nguyên nhân của những yếu kém trên là do cách làm thiếu chuyên nghiệp từ nhà tổ chức. Từ số báo này, Báo BĐVN khởi đăng loạt bài về sự xuống cấp của VCW 2011 diễn ra vừa qua tại TP.HCM.
Tại VCW 2011, số doanh nghiệp lớn về công nghệ tham gia chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, bên cạnh đó sản phẩm mới cũng không còn xuất hiện, khách tham quan ngày càng giảm sút.
Đi triển lãm không biết xem gì
Thực tế Triển lãm VCW đã xuống cấp trong vài năm trở lại đây. Nếu như các năm trước ban tổ chức là Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG, Hội Tin học TP.HCM (HCA) và VCCI còn vớt vát được bằng cách mời những công ty công nghệ lớn tham gia và trưng bày sản phẩm mới cho người xem, thì tại Triển lãm VCW 2011 hoàn toàn đổi khác khi khách tham quan tới đây không biết để xem gì.
Số công ty công nghệ lớn tham gia triển lãm năm nay thực tế chỉ đếm trên đầu ngón tay khi chỉ gồm HP, Asus, Sony, HTC và Samsung, nhưng thực tế cho thấy sản phẩm họ trưng bày cũng không có gì nổi bật. Ban tổ chức đặt tên cho VCW 2011 là Triển lãm quốc tế về kỷ nguyên công nghệ số, với lời quảng bá sẽ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ, điện tử, viễn thông tiên tiến nhất và phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng và của nền kinh tế, những sản phẩm tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và tăng tính năng sử dụng tại triển lãm, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác xa…
Điển hình 4 công ty công nghệ lớn ở trên khi đến triển lãm lần này, chỉ có Sony là trình làng được một vài sản phẩm mới gồm máy tính xách tay Vaio Z thế hệ mới và vài mẫu máy ảnh DSRL mới, còn lại các hãng như HP, Asus, HTC và Samsung, hoàn toàn chỉ đem đến những sản phẩm cũ mà khách tham quan đã biết đến từ trước.
Trải nghiệm kỷ nguyên công nghệ số với máy tính bảng nhưng thực sự chỉ có mỗi HTC là đem đến chiếc máy tính bảng Flyer giới thiệu với khách hàng. Một gian hàng khác cũng đem máy tính bảng tới là PI Việt Nam, nhưng lại là máy tính bảng đến từ Trung Quốc, nên thực tế người xem cũng không biết xem và trải nghiệm gì từ sản phẩm này. Hay về máy ảnh số thì chỉ có Sony và Pentax đưa được vài mẫu đến tham dự, trong khi đó hai “ông lớn“ là Nikon và Canon lại hoàn toàn vắng mặt. Công nghệ 3D cũng chỉ là “cuộc chơi” của mỗi Sony, bởi các đối thủ lớn khác của họ là LG, Toshiba, Panasonic... đều không tham gia triển lãm lần này. Điện thoại thông minh thì cũng chỉ có mỗi HTC, trong khi đó Nokia, LG, Sony Ericsson vắng mặt, Samsung thì siêu phẩm Galaxy S2 được xem là sản phẩm chủ lực của năm cũng không đưa tới triển lãm.
Còn việc trải nghiệm, ứng dụng điện toán đám mây, lưu trữ trực tuyến, dịch vụ định vị, công nghệ tương tác thời gian thực, được xem như quảng bá để cho có vì thực tế những công ty công nghệ lớn hoạt động về lĩnh vực này như IBM, Intel hay FPT… không tham gia và cũng rất ít các công ty tại triển lãm lần này giới thiệu các công nghệ trên.
Khách tham quan ngày càng vắng bóng
Tại 4 ngày triển lãm VCW 2011, khách tham quan có thể nói là rất ít, ngoại trừ ngày đầu số lượng còn đông đúc. Bên cạnh đó, điều đáng buồn nữa là khách tham quan khi đến cũng chỉ loanh quanh ở 5 gian hàng lớn của các nhà tài trợ là các công ty công nghệ lớn ở trên, hay tập trung ở các gian hàng có bán hàng khuyến mãi là chính. Số gian hàng còn lại rơi vào tình trạng không có một khách hàng nào để ý tới.
Thực tế, việc khách tham quan ngày càng vắng không phải bây giờ mới xảy ra mà nó bắt đầu từ khi triển lãm chuyển sang quận 7, một quận theo nhiều người là không xa trung tâm nhưng lại cách xa các quận khác tại TPHCM và dân cư tập trung cũng ít. Nhiều lần các doanh nghiệp tham gia cũng có ý kiến về việc chuyển địa điểm này, nhưng ban tổ chức vẫn không tiến hành thay đổi. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp cảm thấy không hiệu quả nên đã rút lui, chẳng hạn như Canon là nhà tài trợ chính tại VCW 2010, nhưng năm nay cũng không tham gia.
Trả lời về lý do không tham gia VCW, đại diện truyền thông của hãng này cho rằng: Canon có 2 dòng sản phẩm là tiêu dùng và văn phòng, nhưng triển lãm này chủ yếu thu hút người tiêu dùng nhiều hơn là dân văn phòng. Bên cạnh đó triển lãm ở quận 7 xa quá, khách tham quan cũng ngày càng ít đi, khiến cho nó không có hiệu quả, vì thế Canon quyết định không tham gia VCW 2011.
(Còn nữa)
(Theo ICTnews)
>Triển lãm VCW 16 khai mạc, thiếu vắng nhiều “ông lớn”
>Ngắm dàn "hotgirl" xinh như mộng tại VCW 2011
>Báo eCHIP "cháy hàng" tại VCW 2011
>Ngắm dàn "hotgirl" xinh như mộng tại VCW 2011
>Báo eCHIP "cháy hàng" tại VCW 2011
Nguyên nhân của những yếu kém trên là do cách làm thiếu chuyên nghiệp từ nhà tổ chức. Từ số báo này, Báo BĐVN khởi đăng loạt bài về sự xuống cấp của VCW 2011 diễn ra vừa qua tại TP.HCM.
Tại VCW 2011, số doanh nghiệp lớn về công nghệ tham gia chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, bên cạnh đó sản phẩm mới cũng không còn xuất hiện, khách tham quan ngày càng giảm sút.
Đi triển lãm không biết xem gì
Thực tế Triển lãm VCW đã xuống cấp trong vài năm trở lại đây. Nếu như các năm trước ban tổ chức là Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG, Hội Tin học TP.HCM (HCA) và VCCI còn vớt vát được bằng cách mời những công ty công nghệ lớn tham gia và trưng bày sản phẩm mới cho người xem, thì tại Triển lãm VCW 2011 hoàn toàn đổi khác khi khách tham quan tới đây không biết để xem gì.
Số công ty công nghệ lớn tham gia triển lãm năm nay thực tế chỉ đếm trên đầu ngón tay khi chỉ gồm HP, Asus, Sony, HTC và Samsung, nhưng thực tế cho thấy sản phẩm họ trưng bày cũng không có gì nổi bật. Ban tổ chức đặt tên cho VCW 2011 là Triển lãm quốc tế về kỷ nguyên công nghệ số, với lời quảng bá sẽ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ, điện tử, viễn thông tiên tiến nhất và phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng và của nền kinh tế, những sản phẩm tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và tăng tính năng sử dụng tại triển lãm, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác xa…
Điển hình 4 công ty công nghệ lớn ở trên khi đến triển lãm lần này, chỉ có Sony là trình làng được một vài sản phẩm mới gồm máy tính xách tay Vaio Z thế hệ mới và vài mẫu máy ảnh DSRL mới, còn lại các hãng như HP, Asus, HTC và Samsung, hoàn toàn chỉ đem đến những sản phẩm cũ mà khách tham quan đã biết đến từ trước.
Trải nghiệm kỷ nguyên công nghệ số với máy tính bảng nhưng thực sự chỉ có mỗi HTC là đem đến chiếc máy tính bảng Flyer giới thiệu với khách hàng. Một gian hàng khác cũng đem máy tính bảng tới là PI Việt Nam, nhưng lại là máy tính bảng đến từ Trung Quốc, nên thực tế người xem cũng không biết xem và trải nghiệm gì từ sản phẩm này. Hay về máy ảnh số thì chỉ có Sony và Pentax đưa được vài mẫu đến tham dự, trong khi đó hai “ông lớn“ là Nikon và Canon lại hoàn toàn vắng mặt. Công nghệ 3D cũng chỉ là “cuộc chơi” của mỗi Sony, bởi các đối thủ lớn khác của họ là LG, Toshiba, Panasonic... đều không tham gia triển lãm lần này. Điện thoại thông minh thì cũng chỉ có mỗi HTC, trong khi đó Nokia, LG, Sony Ericsson vắng mặt, Samsung thì siêu phẩm Galaxy S2 được xem là sản phẩm chủ lực của năm cũng không đưa tới triển lãm.
Còn việc trải nghiệm, ứng dụng điện toán đám mây, lưu trữ trực tuyến, dịch vụ định vị, công nghệ tương tác thời gian thực, được xem như quảng bá để cho có vì thực tế những công ty công nghệ lớn hoạt động về lĩnh vực này như IBM, Intel hay FPT… không tham gia và cũng rất ít các công ty tại triển lãm lần này giới thiệu các công nghệ trên.
Khách tham quan ngày càng vắng bóng
Tại 4 ngày triển lãm VCW 2011, khách tham quan có thể nói là rất ít, ngoại trừ ngày đầu số lượng còn đông đúc. Bên cạnh đó, điều đáng buồn nữa là khách tham quan khi đến cũng chỉ loanh quanh ở 5 gian hàng lớn của các nhà tài trợ là các công ty công nghệ lớn ở trên, hay tập trung ở các gian hàng có bán hàng khuyến mãi là chính. Số gian hàng còn lại rơi vào tình trạng không có một khách hàng nào để ý tới.
Thực tế, việc khách tham quan ngày càng vắng không phải bây giờ mới xảy ra mà nó bắt đầu từ khi triển lãm chuyển sang quận 7, một quận theo nhiều người là không xa trung tâm nhưng lại cách xa các quận khác tại TPHCM và dân cư tập trung cũng ít. Nhiều lần các doanh nghiệp tham gia cũng có ý kiến về việc chuyển địa điểm này, nhưng ban tổ chức vẫn không tiến hành thay đổi. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp cảm thấy không hiệu quả nên đã rút lui, chẳng hạn như Canon là nhà tài trợ chính tại VCW 2010, nhưng năm nay cũng không tham gia.
Trả lời về lý do không tham gia VCW, đại diện truyền thông của hãng này cho rằng: Canon có 2 dòng sản phẩm là tiêu dùng và văn phòng, nhưng triển lãm này chủ yếu thu hút người tiêu dùng nhiều hơn là dân văn phòng. Bên cạnh đó triển lãm ở quận 7 xa quá, khách tham quan cũng ngày càng ít đi, khiến cho nó không có hiệu quả, vì thế Canon quyết định không tham gia VCW 2011.
(Còn nữa)
(Theo ICTnews)