- Trước những thông tin dồn dập về việc nhiều khả năng các đầu số di động sẽ lên 11 số, người sở hữu SIM đẹp cũng như giới chơi SIM không khỏi băn khoăn.
Thêm số, SIM đẹp đi về đâu?
Cách đây hơn 1 năm, khi những dự thảo và phương án đưa ra lần đầu tiên về vấn đề thêm số vào các dải đầu số hiện hành của nhà mạng, dư luận cũng đã dấy lên những băn khoăn về vấn đề SIM đẹp, SIM xấu.
Về bản chất, định nghĩa SIM số đẹp không tồn tại trong bất cứ văn bản hay quy định nào của Bộ Thông tin -Truyền thông, đồng nghĩa với việc mọi SIM số đều là tài sản quốc gia và có giá trị ngang nhau. Tuy nhiên, trước trào lưu chuộng số đẹp, số làm ăn của người dùng, những con số đuôi 68 (lộc phát), 79 (tài lớn), tứ quý... lần lượt được đặt tên và lên kệ với mức giá khủng.
Ngoài việc giới buôn SIM được dịp hỉ hả vì số đẹp bán được giá hơn từ vài lần cho tới vài ngàn lần thì các nhà mạng cũng thu được nguồn lợi nhuận lớn nhờ việc bán ra các kho số đẹp dưới hình thức cam kết, kiếm được khách hàng bền vững. Ngoài ra, một trong những lợi ích khác mà SIM số đẹp mang về chính ở các buổi đấu giá từ thiện, quyên góp với con số cho mỗi đầu SIM đẹp lên tới hàng trăm triệu rồi cả tỷ đồng, góp phần giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian 1 tháng trở lại đây, việc Bộ Thông tin -Truyền thông và Liên minh Viễn thông Quốc tế đang nghiên cứu phương án thu hồi đầu số 01 và thêm số vào các dải 09 đang khiến giới buôn SIM đẹp và những người đang sở hữu Sim số đẹp lo lắng.
Chị Thu Trang, khách hàng mạng MobiFone gần 13 năm cho biết: “Cách đây chừng 10 năm, nhà mạng này đã đổi số 1 lần với việc thêm số 3 vào sau dải 090, đủ làm tôi khốn đốn bởi việc này chưa có tiền lệ. Giờ lại một lần nữa thay đổi thì chẳng hiểu sẽ phiền phức tới mức nào bởi cứ nhớ lại việc đi thông báo từng đối tác, in lại namecard và nhắn tin, gửi thư cho từng người là đủ hãi hùng vì sau từng ấy năm sử dụng, danh bạ liên lạc của tôi giờ đã hơn 2000 số.”
Cũng băn khoăn như vậy anh Tiến Trung, khách hàng SIM số đẹp cam kết của Viettel Mobile thì hết sức ngỡ ngàng: “Tôi mua SIM đẹp của Viettel theo hình thức cam kết, mỗi tháng đóng ngót cả triệu bạc cho số đẹp loại 2 theo quy định của nhà mạng này. Sau gần 2 năm tôi mới hết cam kết được vài tháng thì giờ lại có thông tin thu hồi đầu 016 và thay thế bằng dải 09x với 11 số. Không hiểu nhà mạng sẽ đền bù cho khách hàng mua SIM đẹp như chúng tôi như thế nào hay lại ‘đá bóng’ tát nước theo mưa rằng đó là quy định của Bộ, ép chúng tôi phải tuân theo. Vậy quyền lợi người tiêu dùng của chúng tôi nằm ở đâu?”
Không riêng gì Viettel Mobile, VinaPhone cũng đang là đơn vị bán ra các dải SIM số đẹp theo hình thức cam kết sử dụng. Cả 2 nhà mạng này đều đã có thâm niên kinh doanh hình thức này được vài năm và số lượng SIM đẹp bán ra ước tính có thể lên tới hàng triệu thuê bao. Chính vì lẽ đó, nếu căn cứ theo những dự kiến mới của Bộ Thông tin -Truyền thông thì nhiều khả năng cả Viettel và VinaPhone sẽ rơi vào trường hợp bất khả kháng là đơn phương chấm dứt hợp đồng với khách hàng, đẩy người tiêu dùng vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Anh Thành Công, chủ một cửa hàng SIM đẹp ở Tây Sơn, Hà Nội cho biết: “Vừa là đại lý cấp 1 của nhà mạng, vừa là môi giới SIM đẹp, lượng số đẹp qua tay tôi không biết bao nhiêu rồi và có những số tôi bán hơn 800 triệu/số. Giờ nếu đột ngột nhà mạng thu hồi và thay thế bằng dải số mới thì những người như tôi chỉ còn nước...vượt biên đi trốn bởi khách hàng có cần biết là quy định hay chủ trương của Bộ đâu, chỉ quay lại người bán mà đòi quyền lợi thôi.”
Người tiêu dùng có quyền lên tiếng
Tình trạng bát nháo viễn thông trong 5 năm trở lại đây rõ ràng phản ánh một thực tế quản lý yếu kém của nhà mạng. Việc phát triển thuê bao ồ ạt và phá giá đã dẫn tới việc hạ tầng viễn thông nhanh chóng xuống cấp trong đó có cả việc cạn kiệt tài nguyên kho số.
Với hơn 20 đầu số được cấp phát, tương ứng với 200 triệu đơn vị số, đáng lẽ ra ứng với mức dân số hơn 80 triệu người Việt Nam ắt hẳn phải là đủ, thế nhưng gần 3 năm nay, lúc nào Bộ Thông tin -Truyền thông cũng phải tiếp nhận than vãn từ các nhà mạng về vấn đề cháy kho số và cấp thêm dải số mới.
Trong một số phỏng vấn gần đây, có một lãnh đạo của đơn vị viễn thông đã lên tiếng rằng người Việt Nam có tâm lý sử dụng 2-3 SIM/đầu người, do đó việc quá tải kho số di động là điều... tất yếu. Tuy nhiên, đây chỉ là một lời ngụy biện phi logic bởi tính đến hết năm 2010, cả nước chỉ có hơn 100 triệu thuê bao viễn thông, trên nhiều đầu số dịch vụ gồm cả mạng cố định không dây, vậy thì lý gì mà 200 triệu số SIM lại thiếu?.
Một chuyên gia viễn thông kiêm lãnh đạo một nhà mạng nước ngoài đã ví von thị trường viễn thông di động Việt Nam như một cái máy giặt thẻ, quanh đi quẩn lại chỉ kích cầu quay vòng bằng khuyến mại với gói cước khủng mà không quan tâm đến phát triển bền vững.
Đứng góc độ bảo vệ người tiêu dùng, nhiều chuyên gia đã nhận xét, sự việc các nhà mạng thêm đầu số mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng cũng như dễ dẫn tới những hệ lụy ngoài mong muốn bởi quyền lợi khách hàng bị ảnh hưởng sát sườn.
Với những người đã bỏ ra vài triệu, trăm triệu và cả tỷ đồng để sắm SIM số đẹp, chắc chắn đây sẽ là một đòn giáng mạnh bởi chưa biết nhà mạng sẽ thêm số gì mới và chắc chắn nó sẽ phá vỡ quy luật định nghĩa là đẹp kia, khiến giá trị SIM thậm chí sẽ chỉ còn đáng giá vài trăm ngàn.
Rõ ràng là, dù Bộ Thông tin -Truyền thông không có bất kỳ một quy định nào về SIM số đẹp nhưng việc các nhà mạng định nghĩa SIM số đẹp và bán ra với giá chênh lệch đã đủ chứng minh rằng SIM đẹp tồn tại và người tiêu dùng cần được bảo vệ với đầy đủ các lợi ích kinh tế chính đáng.
Phương án thu hồi đầu số 01 và thêm số vào các dải 09 đang khiến giới
buôn SIM đẹp và những người đang sở hữu SIM số đẹp lo lắng. |
Cách đây hơn 1 năm, khi những dự thảo và phương án đưa ra lần đầu tiên về vấn đề thêm số vào các dải đầu số hiện hành của nhà mạng, dư luận cũng đã dấy lên những băn khoăn về vấn đề SIM đẹp, SIM xấu.
Về bản chất, định nghĩa SIM số đẹp không tồn tại trong bất cứ văn bản hay quy định nào của Bộ Thông tin -Truyền thông, đồng nghĩa với việc mọi SIM số đều là tài sản quốc gia và có giá trị ngang nhau. Tuy nhiên, trước trào lưu chuộng số đẹp, số làm ăn của người dùng, những con số đuôi 68 (lộc phát), 79 (tài lớn), tứ quý... lần lượt được đặt tên và lên kệ với mức giá khủng.
Ngoài việc giới buôn SIM được dịp hỉ hả vì số đẹp bán được giá hơn từ vài lần cho tới vài ngàn lần thì các nhà mạng cũng thu được nguồn lợi nhuận lớn nhờ việc bán ra các kho số đẹp dưới hình thức cam kết, kiếm được khách hàng bền vững. Ngoài ra, một trong những lợi ích khác mà SIM số đẹp mang về chính ở các buổi đấu giá từ thiện, quyên góp với con số cho mỗi đầu SIM đẹp lên tới hàng trăm triệu rồi cả tỷ đồng, góp phần giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian 1 tháng trở lại đây, việc Bộ Thông tin -Truyền thông và Liên minh Viễn thông Quốc tế đang nghiên cứu phương án thu hồi đầu số 01 và thêm số vào các dải 09 đang khiến giới buôn SIM đẹp và những người đang sở hữu Sim số đẹp lo lắng.
Chị Thu Trang, khách hàng mạng MobiFone gần 13 năm cho biết: “Cách đây chừng 10 năm, nhà mạng này đã đổi số 1 lần với việc thêm số 3 vào sau dải 090, đủ làm tôi khốn đốn bởi việc này chưa có tiền lệ. Giờ lại một lần nữa thay đổi thì chẳng hiểu sẽ phiền phức tới mức nào bởi cứ nhớ lại việc đi thông báo từng đối tác, in lại namecard và nhắn tin, gửi thư cho từng người là đủ hãi hùng vì sau từng ấy năm sử dụng, danh bạ liên lạc của tôi giờ đã hơn 2000 số.”
Cũng băn khoăn như vậy anh Tiến Trung, khách hàng SIM số đẹp cam kết của Viettel Mobile thì hết sức ngỡ ngàng: “Tôi mua SIM đẹp của Viettel theo hình thức cam kết, mỗi tháng đóng ngót cả triệu bạc cho số đẹp loại 2 theo quy định của nhà mạng này. Sau gần 2 năm tôi mới hết cam kết được vài tháng thì giờ lại có thông tin thu hồi đầu 016 và thay thế bằng dải 09x với 11 số. Không hiểu nhà mạng sẽ đền bù cho khách hàng mua SIM đẹp như chúng tôi như thế nào hay lại ‘đá bóng’ tát nước theo mưa rằng đó là quy định của Bộ, ép chúng tôi phải tuân theo. Vậy quyền lợi người tiêu dùng của chúng tôi nằm ở đâu?”
Không riêng gì Viettel Mobile, VinaPhone cũng đang là đơn vị bán ra các dải SIM số đẹp theo hình thức cam kết sử dụng. Cả 2 nhà mạng này đều đã có thâm niên kinh doanh hình thức này được vài năm và số lượng SIM đẹp bán ra ước tính có thể lên tới hàng triệu thuê bao. Chính vì lẽ đó, nếu căn cứ theo những dự kiến mới của Bộ Thông tin -Truyền thông thì nhiều khả năng cả Viettel và VinaPhone sẽ rơi vào trường hợp bất khả kháng là đơn phương chấm dứt hợp đồng với khách hàng, đẩy người tiêu dùng vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Anh Thành Công, chủ một cửa hàng SIM đẹp ở Tây Sơn, Hà Nội cho biết: “Vừa là đại lý cấp 1 của nhà mạng, vừa là môi giới SIM đẹp, lượng số đẹp qua tay tôi không biết bao nhiêu rồi và có những số tôi bán hơn 800 triệu/số. Giờ nếu đột ngột nhà mạng thu hồi và thay thế bằng dải số mới thì những người như tôi chỉ còn nước...vượt biên đi trốn bởi khách hàng có cần biết là quy định hay chủ trương của Bộ đâu, chỉ quay lại người bán mà đòi quyền lợi thôi.”
Người tiêu dùng có quyền lên tiếng
Tình trạng bát nháo viễn thông trong 5 năm trở lại đây rõ ràng phản ánh một thực tế quản lý yếu kém của nhà mạng. Việc phát triển thuê bao ồ ạt và phá giá đã dẫn tới việc hạ tầng viễn thông nhanh chóng xuống cấp trong đó có cả việc cạn kiệt tài nguyên kho số.
Với hơn 20 đầu số được cấp phát, tương ứng với 200 triệu đơn vị số, đáng lẽ ra ứng với mức dân số hơn 80 triệu người Việt Nam ắt hẳn phải là đủ, thế nhưng gần 3 năm nay, lúc nào Bộ Thông tin -Truyền thông cũng phải tiếp nhận than vãn từ các nhà mạng về vấn đề cháy kho số và cấp thêm dải số mới.
Trong một số phỏng vấn gần đây, có một lãnh đạo của đơn vị viễn thông đã lên tiếng rằng người Việt Nam có tâm lý sử dụng 2-3 SIM/đầu người, do đó việc quá tải kho số di động là điều... tất yếu. Tuy nhiên, đây chỉ là một lời ngụy biện phi logic bởi tính đến hết năm 2010, cả nước chỉ có hơn 100 triệu thuê bao viễn thông, trên nhiều đầu số dịch vụ gồm cả mạng cố định không dây, vậy thì lý gì mà 200 triệu số SIM lại thiếu?.
Một chuyên gia viễn thông kiêm lãnh đạo một nhà mạng nước ngoài đã ví von thị trường viễn thông di động Việt Nam như một cái máy giặt thẻ, quanh đi quẩn lại chỉ kích cầu quay vòng bằng khuyến mại với gói cước khủng mà không quan tâm đến phát triển bền vững.
Đứng góc độ bảo vệ người tiêu dùng, nhiều chuyên gia đã nhận xét, sự việc các nhà mạng thêm đầu số mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng cũng như dễ dẫn tới những hệ lụy ngoài mong muốn bởi quyền lợi khách hàng bị ảnh hưởng sát sườn.
Với những người đã bỏ ra vài triệu, trăm triệu và cả tỷ đồng để sắm SIM số đẹp, chắc chắn đây sẽ là một đòn giáng mạnh bởi chưa biết nhà mạng sẽ thêm số gì mới và chắc chắn nó sẽ phá vỡ quy luật định nghĩa là đẹp kia, khiến giá trị SIM thậm chí sẽ chỉ còn đáng giá vài trăm ngàn.
Rõ ràng là, dù Bộ Thông tin -Truyền thông không có bất kỳ một quy định nào về SIM số đẹp nhưng việc các nhà mạng định nghĩa SIM số đẹp và bán ra với giá chênh lệch đã đủ chứng minh rằng SIM đẹp tồn tại và người tiêu dùng cần được bảo vệ với đầy đủ các lợi ích kinh tế chính đáng.
- Vương Long