- Với việc khai trương Trung tâm Giám sát và Điều độ vận hành mạng từ xa (NCC) hôm 9/8 vừa qua, Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) đã chính thức thể hiện sự có mặt của mình trên thị trường dịch vụ truyền hình số tại Việt Nam.
Dù còn 2 tháng nữa mới đến thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ (dự kiến vào 10/2011), nhưng việc khai trương trung tâm NCC cho thấy công ty AVG đã chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng nhảy vào thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền với cả 2 hình thức truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh.
Chức năng của của Trung tâm Giám sát và Điều độ vận hành mạng từ xa (Network Control Center - NCC) khá phức tạp về mặt kỹ thuật, khiến những người không làm trong ngành truyền hình cảm thấy khá mơ hồ và khó hiểu. NCC là thành phần rất cần thiết và phải được xây dựng ngay từ khi phát triển hạ tầng truyền dẫn và các dịch vụ truyền hình kỹ thuật số.
Tổng quan, đây là hệ thống kiểm soát và vận hành từ xa ở cấp cao hơn cả trung tâm kiểm duyệt phát sóng (còn gọi là phòng tổng khống chế - NOC). NCC có thể can thiệp để tắt NOC trong trường hợp gặp sự cố như một lớp bảo vệ thứ 2. Điều đáng nói nhất là ở Việt Nam hiện chưa có Đài PT-TH hay nhà cung cấp dịch vụ truyền hình nào triển khai hệ thống NCC này, lý do vì chi phí đầu tư ban đầu rất tốn kém. Hiện AVG đã đầu tư 52 tỉ đồng cho trung tâm này, và khi hoàn thiện sẽ hết tổng chi phí khoảng 150 tỷ đồng.
Theo giải thích của ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty AVG với báo giới trong buổi khai trương hôm 9/8, "Trung tâm NCC là công cụ được trang bị để chăm sóc khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ mà AVG cung cấp đến các thuê bao. Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ thì điểm mấu chốt cần quan tâm là chất lượng dịch vụ mang đến cho người sử dụng phải tốt. Với NCC, AVG chúng tôi đi vào chiều sâu, tức chú trọng khâu hậu mãi".
Vai trò đảm bảo chất lượng dịch vụ
Nếu trung tâm NOC chỉ có nhiệm vụ kiểm duyệt nội dung phát sóng, thì NCC làm nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền dẫn phát sóng của dịch vụ, bao gồm mọi hoạt động vận hành mạng của NOC. Ngoài ra, NCC còn có các chức năng giám sát chất lượng dịch vụ như kiểm soát được nhiệt độ tại trạm phát sóng, chất lượng phát sóng, âm thanh của từng kênh để điều chỉnh tức thời. NCC cũng có thể giám sát, phát hiện và cảnh báo khi có thể sắp hoặc đang xảy ra hiện tượng can nhiễu, nếu có thể phải tìm ra nguồn phát sóng gây can nhiễu và đưa ra giải pháp giải quyết.
Để hiểu hết giá trị của NCC, trước hết phải nắm được thế mạnh công nghệ truyền hình số mạng đơn tần SFN (Single Frequency Network) được AVG triển khai đầu tiên tại Việt Nam. Đặc điểm của công nghệ SFN là cùng một thời điểm, cùng một tần số phát cùng một tín hiệu nội dung ở nhiều điểm phát khác nhau, nên chất lượng tốt hơn. Theo ông Phạm Nhật Vũ, "khả năng nổi bật của đơn tần là có thể bù sóng. Ví dụ, trong 3 trạm phát sóng gần nhau, nếu có một trạm gặp sự cố, thì thông qua NCC có thể kích hoạt tăng công suất ở hai trạm còn lại, giúp cho toàn bộ khu vực phát vẫn đảm bảo."
"Cũng phải nói thêm là đầu tư cho SFN tốn hơn gấp 2 lần, tuy nhiên lại giúp tiết kiệm một thứ quý giá hơn đó là tần số quốc gia. AVG được cấp 3 tần số 57, 58, 59. Nhờ SFN mà chỉ với 3 tần số này chúng tôi vẫn phủ sóng được toàn quốc," ông Vũ cho biết.
NCC cũng là trung tâm giám sát tín hiệu và chất lượng chương trình khách hàng thu được thông qua mạng lưới các trạm kiểm thử (probe) được triển khai tại các khu dân cư. Khi gặp sự cố khiến tín hiệu truyền hình số kém chất lượng, các trạm kiểm thử sẽ lập tức báo về NCC để điều phối, tăng công suất các điểm phát lân cận để bù sóng.
Ẩn số công nghệ đơn tần
Với công nghệ truyền hình số từng được triển khai trước đây, ngoài việc mua một bộ thu phát tín hiệu (set top box), hộ thuê bao còn phải sử dụng một antena đưa lên các vị trí cao như nóc nhà và phải hướng về phía một trạm phát duy nhất. Chỉ cần antena bị lệch hướng là tín hiệu bị nhiễu, méo tiếng hoặc thậm chí mất hẳn sóng.
Với công nghệ đơn tần, nhờ khả năng phát sóng đồng thời tại nhiều điểm, antena thu sóng có thể đặt ngay cạnh đầu thu mà vẫn đảm bảo chất lượng tín hiệu vì sóng đơn tần có thể xuyên các vật cản như tường nhà, bê tông tốt hơn.
Điều này đặc biệt quan trọng vì nhiều khu chung cư hiện đại ở các thành phố lớn (nơi có nhiều khách hàng tiềm năng của dịch vụ truyền hình trả tiền) đã ký hợp đồng độc quyền với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, đồng thời cũng không cho phép các hộ dân lắp antena thu sóng vệ tinh ra ngoài ban công hay nóc nhà. Nhiều hộ gia đình chung cư vì thế rơi vào cảnh không thể đăng ký kéo cáp vào căn hộ, cũng không thể lắp antena thu tín hiệu vệ tinh vì "gây mất mỹ quan chung".
Với mức giá cho một bộ thu tín hiệu khoảng hơn 2 triệu đồng, dịch vụ truyền hình số của AVG cũng sẽ sử dụng thẻ giải mã để thu phí thuê bao tương tự như các loại đầu thu kỹ thuật số khác. Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vũ cho biết "cũng đã tính đến việc chống làm thiết bị lậu thu sóng của mình ngay từ những ngày đầu tiên và quyết định sử dụng công nghệ chip set pairing (làm cho đầu thu tăng giá thêm 7,5 USD)." "Với công nghệ này, đầu thu tín hiệu, thẻ giải mã và trạm phát sóng kết nối chặt chẽ với nhau, chỉ cần một trong 3 thành phần này bị thay thế bằng thiết bị lậu thì sẽ không thể giải mã được tín hiệu hình ảnh".
Với "bề nổi" là sự kiện khai trương trung tâm NCC, AVG đang hé mở phần nào dự án nhảy vào thị trường dịch vụ truyền hình số của mình với tổng số vốn đầu tư có thể lên tới 2100 tỷ đồng. Với kế hoạch đầy tham vọng này, Chủ tịch HĐQT AVG cũng chia sẻ mục tiêu có từ 500 ngàn đến 3 triệu thuê bao sau 3 năm triển khai dịch vụ, chấp nhận lỗ trong vòng 3-4 năm đầu và đến năm thứ 5 có lãi.
Trung tâm NCC kiểm soát toàn bộ hệ thống kỹ thuật (từ điểm thu tín hiệu đầu vào đến tổng khống chế, hạ tầng truyền dẫn, các trạm phát sóng mặt đất, điểm thu - phát sóng vệ tinh trên phạm vi toàn quốc...). |
Dù còn 2 tháng nữa mới đến thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ (dự kiến vào 10/2011), nhưng việc khai trương trung tâm NCC cho thấy công ty AVG đã chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng nhảy vào thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền với cả 2 hình thức truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh.
Chức năng của của Trung tâm Giám sát và Điều độ vận hành mạng từ xa (Network Control Center - NCC) khá phức tạp về mặt kỹ thuật, khiến những người không làm trong ngành truyền hình cảm thấy khá mơ hồ và khó hiểu. NCC là thành phần rất cần thiết và phải được xây dựng ngay từ khi phát triển hạ tầng truyền dẫn và các dịch vụ truyền hình kỹ thuật số.
Tổng quan, đây là hệ thống kiểm soát và vận hành từ xa ở cấp cao hơn cả trung tâm kiểm duyệt phát sóng (còn gọi là phòng tổng khống chế - NOC). NCC có thể can thiệp để tắt NOC trong trường hợp gặp sự cố như một lớp bảo vệ thứ 2. Điều đáng nói nhất là ở Việt Nam hiện chưa có Đài PT-TH hay nhà cung cấp dịch vụ truyền hình nào triển khai hệ thống NCC này, lý do vì chi phí đầu tư ban đầu rất tốn kém. Hiện AVG đã đầu tư 52 tỉ đồng cho trung tâm này, và khi hoàn thiện sẽ hết tổng chi phí khoảng 150 tỷ đồng.
Theo giải thích của ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty AVG với báo giới trong buổi khai trương hôm 9/8, "Trung tâm NCC là công cụ được trang bị để chăm sóc khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ mà AVG cung cấp đến các thuê bao. Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ thì điểm mấu chốt cần quan tâm là chất lượng dịch vụ mang đến cho người sử dụng phải tốt. Với NCC, AVG chúng tôi đi vào chiều sâu, tức chú trọng khâu hậu mãi".
Vai trò đảm bảo chất lượng dịch vụ
Nếu trung tâm NOC chỉ có nhiệm vụ kiểm duyệt nội dung phát sóng, thì NCC làm nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền dẫn phát sóng của dịch vụ, bao gồm mọi hoạt động vận hành mạng của NOC. Ngoài ra, NCC còn có các chức năng giám sát chất lượng dịch vụ như kiểm soát được nhiệt độ tại trạm phát sóng, chất lượng phát sóng, âm thanh của từng kênh để điều chỉnh tức thời. NCC cũng có thể giám sát, phát hiện và cảnh báo khi có thể sắp hoặc đang xảy ra hiện tượng can nhiễu, nếu có thể phải tìm ra nguồn phát sóng gây can nhiễu và đưa ra giải pháp giải quyết.
NCC cũng giám sát toàn bộ mạng lưới các trạm kiểm thử chất lượng phát sóng và trạng thái hoạt động của các trạm phát. |
Để hiểu hết giá trị của NCC, trước hết phải nắm được thế mạnh công nghệ truyền hình số mạng đơn tần SFN (Single Frequency Network) được AVG triển khai đầu tiên tại Việt Nam. Đặc điểm của công nghệ SFN là cùng một thời điểm, cùng một tần số phát cùng một tín hiệu nội dung ở nhiều điểm phát khác nhau, nên chất lượng tốt hơn. Theo ông Phạm Nhật Vũ, "khả năng nổi bật của đơn tần là có thể bù sóng. Ví dụ, trong 3 trạm phát sóng gần nhau, nếu có một trạm gặp sự cố, thì thông qua NCC có thể kích hoạt tăng công suất ở hai trạm còn lại, giúp cho toàn bộ khu vực phát vẫn đảm bảo."
"Cũng phải nói thêm là đầu tư cho SFN tốn hơn gấp 2 lần, tuy nhiên lại giúp tiết kiệm một thứ quý giá hơn đó là tần số quốc gia. AVG được cấp 3 tần số 57, 58, 59. Nhờ SFN mà chỉ với 3 tần số này chúng tôi vẫn phủ sóng được toàn quốc," ông Vũ cho biết.
NCC cũng là trung tâm giám sát tín hiệu và chất lượng chương trình khách hàng thu được thông qua mạng lưới các trạm kiểm thử (probe) được triển khai tại các khu dân cư. Khi gặp sự cố khiến tín hiệu truyền hình số kém chất lượng, các trạm kiểm thử sẽ lập tức báo về NCC để điều phối, tăng công suất các điểm phát lân cận để bù sóng.
Ẩn số công nghệ đơn tần
Với công nghệ truyền hình số từng được triển khai trước đây, ngoài việc mua một bộ thu phát tín hiệu (set top box), hộ thuê bao còn phải sử dụng một antena đưa lên các vị trí cao như nóc nhà và phải hướng về phía một trạm phát duy nhất. Chỉ cần antena bị lệch hướng là tín hiệu bị nhiễu, méo tiếng hoặc thậm chí mất hẳn sóng.
Với công nghệ đơn tần, nhờ khả năng phát sóng đồng thời tại nhiều điểm, antena thu sóng có thể đặt ngay cạnh đầu thu mà vẫn đảm bảo chất lượng tín hiệu vì sóng đơn tần có thể xuyên các vật cản như tường nhà, bê tông tốt hơn.
Điều này đặc biệt quan trọng vì nhiều khu chung cư hiện đại ở các thành phố lớn (nơi có nhiều khách hàng tiềm năng của dịch vụ truyền hình trả tiền) đã ký hợp đồng độc quyền với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, đồng thời cũng không cho phép các hộ dân lắp antena thu sóng vệ tinh ra ngoài ban công hay nóc nhà. Nhiều hộ gia đình chung cư vì thế rơi vào cảnh không thể đăng ký kéo cáp vào căn hộ, cũng không thể lắp antena thu tín hiệu vệ tinh vì "gây mất mỹ quan chung".
Với mức giá cho một bộ thu tín hiệu khoảng hơn 2 triệu đồng, dịch vụ truyền hình số của AVG cũng sẽ sử dụng thẻ giải mã để thu phí thuê bao tương tự như các loại đầu thu kỹ thuật số khác. Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vũ cho biết "cũng đã tính đến việc chống làm thiết bị lậu thu sóng của mình ngay từ những ngày đầu tiên và quyết định sử dụng công nghệ chip set pairing (làm cho đầu thu tăng giá thêm 7,5 USD)." "Với công nghệ này, đầu thu tín hiệu, thẻ giải mã và trạm phát sóng kết nối chặt chẽ với nhau, chỉ cần một trong 3 thành phần này bị thay thế bằng thiết bị lậu thì sẽ không thể giải mã được tín hiệu hình ảnh".
Với "bề nổi" là sự kiện khai trương trung tâm NCC, AVG đang hé mở phần nào dự án nhảy vào thị trường dịch vụ truyền hình số của mình với tổng số vốn đầu tư có thể lên tới 2100 tỷ đồng. Với kế hoạch đầy tham vọng này, Chủ tịch HĐQT AVG cũng chia sẻ mục tiêu có từ 500 ngàn đến 3 triệu thuê bao sau 3 năm triển khai dịch vụ, chấp nhận lỗ trong vòng 3-4 năm đầu và đến năm thứ 5 có lãi.
- Huy Phong (ghi)