Trong một bản kế hoạch công bố đầu tuần, Nokia đã ra quyết định ngưng bán các dòng smartphone Symbian và MeeGo tại thị trường Bắc Mỹ. Hãy cùng nghe lãnh đạo Nokia tâm sự về chiến lược này của hãng.

Symbian, MeeGo rời Bắc Mỹ

Trong một thông báo phát đi mới đây, Nokia đã chính thức đưa ra tuyên bố sẽ “rút quân” gồm các smartphone Symbian và MeeGo của mình ra khỏi thị trường Bắc Mỹ. Điều này có nghĩa là, các N-series, E-series sẽ dừng nhập khẩu vào Mỹ mà sẽ chỉ bán cho đến lúc hết hàng.

Nokia rút Symbian để dành chỗ cho Windows Phone tại Bắc Mỹ.

Lịch trình này cũng tương ứng với thời điểm Quý IV, các máy Nokia chạy HĐH Windows Phone được bán ra và động thái này được đánh giá là bước lùi thông minh của Nokia.

Đứng ở góc độ chuyên gia, nhiều nhà phân tích đã cho rằng, thực tế các smartphone Symbian của Nokia không có hấp lực tại Mỹ, nơi mà iOS và Android đã và đang thống trị với thị phần tuyệt đối.

Thêm vào đó, theo báo cáo mới của IDC, thị phần của các dòng feature phone chạy Symbian S40 cũng đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, báo trước dấu hiệu đi xuống của thị trường này trong một tương lai gần.

Trả lời phỏng vấn, Phụ trách phân vùng Bắc Mỹ của Nokia, ông Chris Weber cho biết: “Khi chúng tôi đưa các dòng điện thoại Windows Phone ra thị trường, Symbian và các điện thoại S40 sẽ không còn nằm trong chiến lược kinh doanh. Tất cả chỉ dành cho Windows Phone và các thứ xung quanh nó và đó mới là chiến lược lâu dài của chúng tôi”.
 
Liệu các dòng Nokia chạy Windows Phone có thành công?

Tuy nhiên, nhiều động thái trái chiều từ phía người dùng cũng không đồng tình lắm với quyết định này của Nokia. Phần đông họ đều cho rằng đây là một cách Nokia bỏ rơi người dùng trung thành vốn đang đặt niềm tin vào sự phục hồi của Symbian qua phiên bản Anna/Belle.

Một số khác thì tỏ ra thất vọng bởi chưa rõ sản phẩm Nokia chạy Windows Phone với tên mã Sea Ray sẽ ra sao nhưng việc các dòng điện thoại MeeGo như N9 sẽ không được bán ra tại thị trường Bắc Mỹ khiến khá nhiều người chưng hửng.
 
N9 không đến, Sea Ray có đủ sức thế chỗ?

Xét tổng thể, việc rời bỏ Bắc Mỹ ở một số phân khúc của Nokia là một việc làm khá mạo hiểm bởi đây là thị trường có mức chi tiêu lớn nhất thế giới dành cho các dòng smartphone. Nếu không cẩn thận, Nokia không những mất tất cả thị phần mà còn có thể dẫn tới sụp đổ lòng tin của người dùng nếu muốn đem quân quay lại thị trường này.

Nokia đang ủ mưu gì?

Vào hồi đầu năm nay, CEO Stephen Elop đã trưng dụng người đồng nghiệp cũ của mình tại Microsoft là Chris Weber về làm phụ trách phân vùng Bắc Mỹ của Nokia. Với 16 năm kinh nghiệm tại Microsoft cùng độ am hiểu sâu sắc về thị trường khu vực này, Chris Weber được kỳ vọng như một tướng tài của Nokia trên trận đánh lớn tại đây.

Liệu Weber có còn được gác chân, chơi game như thời ở Microsoft sau khi về Nokia?

Liệu rằng nhà lãnh đạo mới của Nokia có cái nhìn ra sao trước kế hoạch này? Chắc chắn một trong những lý do Nokia đem Symbian, MeeGo rời Bắc Mỹ ngoài tác động từ đối tác Microsoft thì cũng có sự góp phần tham mưu của Chris Weber. Vậy tướng mới của Nokia đang có những dự định gì? Trong một phỏng vấn mới đây, Chris Weber đã phác thảo nên những dự định của mình cho Nokia như sau:

Sâu sát hơn với các nhà mạng: Trước đây, trái với thông lệ ở Mỹ, Nokia hầu như là hãng sản xuất duy nhất không chịu bắt tay với các nhà mạng mà bán trực tiếp sản phẩm của mình đến người tiêu dùng dưới dạng điện thoại không bị khóa mạng. Đây là chiến thuật từng đem lại thành công cho Nokia ở thị trường toàn cầu. Nhưng khi đến Mỹ, nó lại trở thành 1 lý do khiến các điện thoại của Nokia không được chào đón nồng nhiệt, nhất là khi người ta có thể mua 1 chiếc iPhone với giá chỉ 199$ kèm hợp đồng 2 năm. Và đây sẽ là điểm đầu tiên cần thay đổi trong chiến lược kinh doanh của Nokia. Với cách hoạt động mới, hãng sẽ làm việc với tất cả các nhà mạng lớn ở Mỹ nhằm đưa tới tay người tiêu dùng những điện thoại được trợ giá ở mức tốt nhất.

Đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã thiết bị: Nokia có kế hoạch ra mắt Windows Phone dưới rất nhiều phân khúc giá, chủng loại, mẫu mã, bao gồm cả các mẫu điện thoại tầm thấp để cạnh tranh với Android và đây được coi là con đường ngắn nhất để giành thị phần trong chiến lược của Weber. Tuy nhiên, có lẽ phải đầu năm sau ta mới có thể thấy các smartphone giá rẻ của Nokia lên kệ.

Phát triển cửa hàng ủy quyền: Một trong những thành tích mà Windows Phone đạt được chính là việc nó được người tiêu dùng đánh giá cao, độ hồi trả thấp. Tuy nhiên, các nhà mạng hiện tại chỉ chăm chăm bán Android phone. Weber sẽ tổ chức lại các cửa hàng đại lý phân phối Nokia Windows Phone nhằm đem tới trải nghiệm sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Ông muốn rằng tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm của Nokia, và dự định của ông là phát triển 75 cửa hàng chính hãng của Microsoft với sự hỗ trợ khách hàng tối đa từ Nokia.

Tạo khác biệt về quảng cáo: Weber cho rằng tất cả mọi người đều đang nhìn nhận Windows Phone 7.5 là đối thủ của iPhone và Android. Và rằng, để làm nổi bật sản phẩm của mình, cả Nokia và Microsoft sẽ cần phải nỗ lực hơn trong các chiến dịch marketing, đồng nghĩa với việc bạo chi hơn cho các khoản truyền thông.

Quyền lực tuyệt đối hơn: Weber phụ trách điều hành Bắc Mỹ trong khâu bán hàng và marketing từ chi nhánh của Nokia tại White Plains, New York, nhưng các vấn đề về hậu cần, chăm sóc khách hàng lại vẫn phải báo cáo về Phần Lan. Việc Weber trực tiếp chỉ đạo mọi khâu cũng như mở văn phòng mới tại Sunnyvale thuộc Silicon Valley sẽ giúp vị lãnh đạo này xử lý mọi vấn đề cũng như nắm bắt tình hình nhanh hơn.

Ngầm thâu tóm thị phần: Một trong những thế mạnh của Windows Phone là ở các tính năng doanh nghiệp như email, Office 365. Nếu như RIM đang lề mề trong việc phát triển thị phần doanh nghiệp thì Nokia được kỳ vọng sẽ thâu tóm thị phần này. Một trong những chiến lược này là việc tấn công trực diện vào các khách hàng doanh nghiệp bằng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

Phối hợp nhịp nhàng với chiến lược của Microsoft: Mục tiêu chiến lược của Microsoft là hợp nhất nền tảng HĐH của PC, tablet, smartphone thành một. Weber cho rằng sự tham gia của Nokia có tác động rất lớn đến chiến lược này. Vì vậy, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu Nokia cho ra mắt một tablet chạy HĐH Windows 8.

Nói gì thì nói, thực tế thì Nokia đang lỗ nặng sau 6 tháng đầu năm, thị phần liên tục sụt giảm và việc hãng cắt bỏ Symbian, MeeGo khỏi Bắc Mỹ cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc “cắt lỗ mà không có lời”. Nếu lộ trình về Windows Phone của Nokia chưa rõ ràng thì e rằng trước khi hãng có thể đạt được một thành quả gì trong năm 2011, trước mắt Quý III đại gia này cầm chắc... lỗ tiếp.

(Theo Genk/Business Insider)


Thảm họa Nokia xài quảng cáo iPhone
Không hiểu vì ẩu hay mắt kém mà poster quảng cáo cho Nokia tại Úc đã trở thành một... thảm họa, khi cô người mẫu xinh đẹp lại đang áp tai vào một con dế... iPhone chứ không phải của Nokia.
 
Nokia ngừng bán điện thoại Symbian
Nhằm dọn đường cho làn sóng smartphone cài hệ điều hành Microsoft Windows Phone 7 đầu tiên dự kiến ra mắt vào cuối năm nay, Nokia đã quyết định sẽ nói lời tạm biệt với smartphone và điện thoại di động Symbian, bắt đầu từ Bắc Mỹ.
 
Nokia họa vô đơn chí
Apple và Samsung Electronics đã vươn lên ngôi vương của thị trường smartphone toàn cầu trong quý II, thổi bay hai đại gia smartphone trước đây là Nokia và RIM BlackBerry.
 
Nokia sai đường, thương hiệu bị phá hoại
Một nhân viên cũ của Nokia, hiện là nhà tư vấn và tác giả của nhiều cuốn sách, cho rằng Nokia chọn sai đường và lãnh đạo Stephen Elop đang phá hoại một thương hiệu hàng đầu thế giới...
 
Apple và Samsung vượt Nokia trên thị trường smartphone
Apple và Samsung đã húc đỏ vương triều Nokia tồn tại suốt 15 năm sau khi các hãng công bố tình hình kinh doanh quý II.
 
Nokia: 1 McDonald của ngành công nghiệp điện thoại?
Sản xuất hàng loạt các mẫu điện thoại tầm trung và phục vụ số đông người dùng, phải chăng Nokia đang kinh doanh giống các nhà hàng ăn nhanh?