Chiếc ghế CEO Apple đã đổi chủ, và câu hỏi mà giờ đây ai cũng quan tâm là: Tổng giám đốc điều hành mới bổ nhiệm của Táo Khuyết thực ra là người như thế nào?
Steve Jobs một trong những chiến lược gia tài ba nhất ngành công nghệ bước xuống khỏi ngai vàng của mình hồi 5h30 phút sáng giờ Việt Nam. Cùng với việc Steve Jobs hạ đài, ánh đèn sân khấu lập tức chiếu sang một người khác: Tim Cook. Chức vụ của Tim Cook ở Apple trước khi được bổ nhiệm thay thế Steve Jobs là giám đốc điều hành (COO), và sau 13 năm phục vụ ở "Táo Khuyết", người đàn ông 51 tuổi này chính thức được hội đồng quản trị Apple bổ nhiệm với chức danh mới: Tổng giám đốc điều hành (CEO).
Nếu bạn là một người có đôi chút quan tâm đến Apple, có lẽ bạn sẽ khó tránh khỏi thắc mắc: Vậy Tim Cook là người như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi ấy, chúng ta cần phải kể 1 câu chuyện rất dài...
Lần thứ 4 thượng đài
Đây không phải là lần đầu tiên cựu COO này gây được sự chú ý ở Apple. Năm 2004, Tim Cook nắm tạm quyền CEO của Apple trong 2 tháng khi Steve Jobs phải trải qua ca phẫu thuật điều trị bệnh ung thư tụy. Năm 2009 lại thêm 4 tháng nắm quyền CEO khi Steve Jobs phải cấy ghép gan và cuối cùng tháng 1 đầu năm nay khi sức khỏe của Steve Jobs có vấn đề, Tim Cook cũng trở thành người đại diện cho Steve Jobs điều hành các công việc ở Apple cho đến tận bây giờ.
Bốn lần đứng ở vị trí quan trọng số 1 của công ty nổi tiếng nhất thế giới, nhưng khi nhìn lại những gì mà chúng ta biết về Tim Cook, người ta giật mình nhận ra rằng người đàn ông này thực sự là 1 ẩn số đối với báo chí. Mặc dù nổi tiếng là 1 công ty với những nguyên tắc bí mật chặt chẽ, Steve Jobs vẫn thường xuyên nhận phỏng vấn, trả lời email của khách hàng và tham gia thuyết trình giới thiệu sản phẩm. Những hoạt động này cùng với quá khứ khá cởi mở của Steve Jobs khiến đời tư cũng như Steve Jobs trở nên khá rõ ràng với các bên quan sát.
Nhưng Tim Cook thì ngược lại, các khía cạnh về đời tư cũng như tính cách của CEO này hầu như chỉ được làm lộ ra đôi chút thông qua những lời kể của các nhân viên từng làm việc dưới quyền. Và sau đây là một trong số thông tin ít ỏi đó.
Quá khứ huy hoàng
Tim Cook quốc tịch Mỹ, sinh năm 1960, lấy 1 bằng cử nhân khoa học trong ngành kỹ sư công nghiệp ở đại học Auburn năm 1982 và 1 bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh năm 1988. Tim Cook từng có 29 năm làm việc trong ngành quản trị có liên quan tới công nghệ thông tin với 12 năm làm việc ở IBM sau đó là Compaq trước khi được Steve Jobs mời về Apple năm 1998.
Nhiệm vụ đầu tiên mà Steve Jobs giao phó cho Tim Cook là giúp Apple thoát khỏi thảm họa tồn kho của công ty này vào những năm giữa thập niên 90. Thời gian này, những sản phẩm của Apple mất sức hấp dẫn với người tiêu dùng, hàng đống sản phẩm với đủ loại từ băng cát sét đến máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy tính để bàn nằm tồn kho vì không thể tiêu thụ được. Chiếc PDA mang tên Newton của Apple ra đời từ mơ ước viển vông của CEO John Sculley thất bại đã gần như đánh gục Apple vì số tiền đổ vào việc nghiên cứu phát triển và sản xuất quá lớn. Cùng với đó, sự leo thang của HĐH Windows với phiên bản Windows 95 đã gần như đánh bật dòng máy tính cá nhân của Apple khỏi thị trường.
Trong tình cảnh đó, Steve Jobs trở về Apple sau gần 10 năm lưu vong, và sau khi cắt bỏ gần hết các sản phẩm thừa như máy ảnh, máy nghe CD, loa, máy chơi game... mà Apple đang sản xuất, Steve Jobs vẫn cảm thấy khó lòng có thể quản lý hết khối lượng công việc khổng lồ đó, ông quyết định mời Tim Cook về và giao cho ông này trọng trách tái thiết lại toàn bộ quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm của Apple trong khi Steve Jobs làm việc với các bộ phận khác để cho ra đời những sản phẩm mới của Apple mà sau này chúng ta được biết tới là iPod, iPhone rồi Macbook.
Và việc đầu tiên mà Tim Cook làm đó là quyết định trút bỏ gánh nặng sản xuất khỏi đôi vai của Apple. Thời điểm đó Apple sở hữu hàng chục nhà máy sản xuất linh kiện trên toàn thế giới, vì thế phải gánh vác cả chi phí vận hành, nhân công cũng như hàng trăm thứ chi phí khác đòi hỏi sự dàn trải về nhân lực và nguồn vốn mà 1 công ty đang ngấp nghé bờ vực phá sản như Apple không thể chịu đựng nổi.
Tim Cook quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy của Apple trên toàn thế giới, dồn việc sản xuất thiết bị sang vai của các nhà thầu như Foxconn, Windtelk và chỉ nắm giữ thật chặt khâu thiết kế, tiếp thị vào tiêu thụ. Chiếc lược này đã chứng minh được hiệu quả tuyệt vời và cho đến tận bây giờ vẫn là cách Apple sử dụng để cho ra đời hàng trăm triệu máy iPhone, iPad, Macbook mỗi năm.
Năm 1998, Tim Cook đến Apple cũng đánh dấu năm hoạt động có lãi đầu tiên của Táo Khuyết sau gần nửa thập kỷ làm ăn thua lỗ. Và có thể nói, thành tích lớn nhất của Tim Cook được ghi nhận trong suốt 13 năm làm việc ở Apple vẫn là chuyện ông này đã tái cơ cấu lại toàn bộ hệ thống sản xuất, vận hành lưu thông sản phẩm của Apple, giúp hãng có thể vượt qua cơn sóng gió. Có thể nói, bên cạnh Steve Jobs, Tim Cook chính là người có công lớn thứ 2 trong việc tái thiết Apple từ đống đổ nát.
Bên cạnh đó, Tim Cook cũng giúp Apple đi lên từ phong cách quản lý hiệu quả đến đáng sợ của mình. Hãy nhìn vấn đề theo cách này, có 2 cách để 1 công ty hoạt động có lãi. Một là bán sản phẩm của mình với giá đắt "cắt cổ" hoặc giảm giá thành sản xuất sản phẩm đó. Apple thực hiện được cả 2 điều này. Steve Jobs, Jonny Ive là những người đứng sau các thiết kế và cho ra đời những sản phẩm đột phá như iPod, iPhone, iPad bắt người sử dụng phải móc hầu bao để mua sản phẩm với giá cao. Còn Tim Cook và bộ sậu của ông ta chính là người điều hành, "tra dầu" cho các bộ phận từ sản xuất đến lưu thông sản phẩm để chúng hoạt động hài hòa, đòi hỏi ít chi phí phát sinh.
Một ví dụ về đóng góp của Tim Cook là cách ông này dự đoán nhu cầu về sản phẩm. Một sản phẩm khi đưa vào khâu sản xuất phải đánh giá được nhu cầu của thị trường để tránh hàng tồn kho hoặc tình trạng khan hàng, và trong suốt 10 năm qua, những dự đoán của Tim Cook về nhu cầu của iPod, iPhone đều chính xác đến đáng sợ: Tỉ lệ tồn kho của Apple luôn ở mức thấp kỷ lục so với các hãng kinh doanh khác.
Thậm chí năm 2005, khi Apple cho ra mắt iPod Nano phiên bản đầu với bộ nhớ Flash, Tim Cook đã dự đoán trước được nhu cầu của thị trường về loại bộ nhớ này và để đảm bảo nguồn cung ổn định cho Apple, Tim Cook và các "đệ tử" của ông đã huy động tới 1,25 tỉ USD của Apple để ký với Samsung, Hynix, những nhà phân phối bộ nhớ flash 1 đơn hàng kéo dài tới tận 2010. Chính vì đơn hàng này Apple luôn mua được bộ nhớ flash với giá cả ổn định bất chấp sự trồi sụt lên xuống của thị trường.
Không biết khoan nhượng, không biết nói đùa
Bên cạnh những câu chuyện về khả năng quản lý siêu việt của Tim Cook, CEO mới của Apple còn rất nổi tiếng với phong cách làm việc lạnh lùng và ít cảm xúc. Cách thức mà Tim Cook điều hành nhân viên có thể khiến cả những người cứng đầu cứng cổ nhất cũng không dám "nhờn".
Chuyện kể rằng những ngày mới đến công ty, Tim Cook triệu tập một buổi họp để tìm cách tái thiết hệ thống sản xuất của Apple. Buổi họp làm lộ ra vấn đề trong một nhà máy ở Trung Quốc. "Không ổn! Phải có ai đó ở Trung Quốc điều hành việc này". Tim Cook nói vậy và tiếp tục buổi họp, 30 phút sau ông bất chợt quay sang Sabih Khan, một nhân viên dưới quyền và đột ngột hỏi: "Thế anh còn ngồi đây làm gì?" vẻ mặt tỉnh bơ. Khan, người đến tận giờ vẫn là một thuộc cấp đắc lực của Tim Cook lập tức đứng dậy, lái xe ra sân bay Sanfrancisco, và đặt mua vé đi Trung Quốc không định ngày về.
Trong các buổi họp, Tim Cook thường làm cho các nhân viên dưới quyền thót tim về những khoảng lặng rất đáng sợ. Trong những lúc như thế cả phòng họp chỉ vang lên mỗi tiếng... mở giấy gói bánh tăng lực mà Tim Cook thường ăn. Và những lúc không bận ăn bánh, Tim Cook thường có sở thích hành hạ các nhân viên thuộc cấp bằng những câu hỏi gay gắt về vấn đề mà ông quan tâm. Steve Doil một nhân viên từng làm việc cho Tim Cook hồi tưởng: "Đầu tiên ông ấy sẽ hỏi bạn 10 câu, nếu bạn trả lời được hết mà ông ấy hài lòng, ông ấy sẽ hỏi thêm 10 câu nữa. Người nào thân quen lắm thì sẽ được "đặc cách" chỉ hỏi 9 câu. Còn nếu bạn lỡ trả lời sai 1 trong số 10 câu ấy, Tim Cook sẽ "truy" bạn thêm 20 rồi 30 câu nữa".
"Tôi đã từng thấy ông ta "đì" nhân viên như thế nào". Một người khác chia sẻ: "Trước hết ông ta sẽ hỏi bạn một câu hỏi mà ông ta biết chắc bạn sẽ không trả lời được, sau đó cứ thế hỏi xoáy mãi vào các vấn đề liên quan. Thực sự rất đáng sợ".
Nếu như Steve Jobs thường được biết đến là một người thích quát tháo và hay nóng giận. Tim Cook hoàn toàn ngược lại, bình tĩnh, nhẹ nhàng và không bao giờ to tiếng. Những người chịu đựng được sự đòi hỏi cao của Tim Cook và có thời gian làm việc lâu dài với ông này đều nhất trí rằng, trong công việc Tim Cook là một người không biết mệt mỏi. Ông ta luôn "thông minh hơn tất cả, chăm chỉ hơn tất cả và cuồng nhiệt hơn tất cả". Richard Daugherty, sếp cũ của Tim Cook ở IBM nói rằng có lần Tim Cook và nhóm của mình đã tự nguyện làm việc trong cả đợt nghỉ giáng sinh - năm mới để IBM có thể hoàn thành các đơn đặt hàng của khách trong năm sau.
Tim Cook thường xuyên email cho các nhân viên dưới quyền từ lúc 4 rưỡi sáng, luôn là người đến công ty trước tiên và ra về sau cùng. Mỗi tối Chủ nhật, Tim Cook đều tổ chức 1 buổi họp ngắn qua điện thoại với nhóm làm việc của mình để lên kế hoạch cho những buổi họp dài hơn vào sáng thứ 2.
Mike Janes, một nhân viên từng làm việc cho Tim Cook trong 5 năm hồi tưởng lại trong một buổi họp sau hội thảo Macworld "Vài người có vé đi xem trận bóng chày của đội New York Mets tối hôm đó. Trong mấy tiếng liền, ông ấy cứ hỏi chúng tôi mãi không ngừng trong khi chúng tôi thì cứ nhấp nhổm nhìn đồng hồ mong được tan họp. Tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một hình ảnh của Tim khi ông ấy nói "Rồi, trang tiếp theo" và mở thêm 1 cái bánh tăng lực nữa. Tất nhiên là lần đó chúng tôi bị lỡ trận bóng chày của Mets."
Vài nét về đời tư
Tim Cook hiện tại vẫn đang sống độc thân. Bên cạnh sở thích ăn bánh tăng lực, người ta biết rất ít về đời tư của ông này. Một số người nhận rằng có tiếp cận gần gũi với Tim Cook nói ông này thường dành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình trong phòng tập thể hình cùng một số hoạt động thể thao ngoài trời khác như đạp xe, cắm trại và leo núi. Thói quen rèn luyện thể lực của Tim Cook có thể đã đến từ thời gian ông này bị chẩn đoán là mắc chức xơ cứng rải rác, một chứng bệnh mãn tính có thể dẫn tới việc liệt toàn thân. Sau khi xác định được chẩn đoán ban đầu là sai, Tim Cook bắt đầu các hoạt động thể thao của mình và ông tâm sự trong 1 buổi phỏng vấn rằng những trải nghiệm khi phải đối diện với bệnh tật "làm bạn nhìn thế giới khác đi".
Hiện tại Tim Cook đang thuê một căn hộ tại Palo Alto California, nơi cách tổng hành dinh của Apple khoảng 30 phút lái xe. Và người ta thấy ông không trưng trổ nhiều về khối lượng tài sản khổng lồ của mình, mặc dù theo ước tính, Tim Cook đã bán đi một lượng cổ phiếu của Apple có trị giá cả trăm triệu USD. Hiện tại lương của Tim Cook "chỉ có" 700 ngàn USD 1 năm và ông là nhân viên có lương cao nhất ở Apple, hơn cả Steve Jobs. Tháng 9 năm ngoái, Tim Cook được thưởng 200 ngàn cổ phiếu của Apple, nếu tính với giá hiện tại khoảng 357 USD 1 cổ phiếu, chỉ riêng phần thưởng này đã có giá trị tới trên 70 triệu USD.
Người ta cũng tin rằng Tim Cook đã ủng hộ từ thiện và quyên góp cho các trường đại học nơi ông từng theo học những khoản tiền rất lớn. Tuy nhiên không có ghi chép gì trên giấy tờ về vấn đề này vì thế chúng ta có thể hiểu rằng Tim Cook đã yêu cầu được ẩn danh khi thực hiện các đóng góp này. Một ngoại lệ duy nhất là ở trường Auburn, nơi Tim Cook lấy bằng cử nhân của mình, ông tổ chức một quĩ khuyến học mang tên mình và có 1 bài phát biểu trước sinh viên hồi đầu năm 2010. Dù vậy, so sánh với các "nhà từ thiện" khác, Tim Cook là một trong những Mạnh Thường Quân hết sức thầm lặng.
Qua những phát biểu của Tim Cook người ta thấy ông này dường như không hứng thú lắm với công việc CEO của Apple, nhất là khi vị trí CEO một công ty như Apple sẽ đem lại rất nhiều sự chú ý và phiền toái mà một người với tính cách thích tĩnh lặng như Tim Cook có thể cảm thấy khó chịu.
"Thay thế Steve Jobs ư? Ông ấy là người bạn không thể thay thế được. Đó là điều mà người ta sẽ phải học cách làm quen. Tôi tin rằng chúng ta sẽ được thấy Steve Jobs vẫn ngồi ở vị trí CEO ở tuổi 70 và mái tóc bạc, trong khi tôi thì đã nghỉ hưu từ lâu".
Rất tiếc là có vẻ như Cook lần này đã sai.
(Theo Genk/CNN Money)
Steve Jobs bất ngờ từ chức CEO Apple
"Apple thiếu Jobs như rắn không đầu"
Fan "nức nở" vì Steve Jobs từ chức
Phản ứng của các sếp công nghệ trước cha đẻ của Apple
7 sai lầm của cha đẻ Apple
Chân dung "phù thủy" mới của Apple
Tân tổng giám đốc Apple nói gì khi nhậm chức?
"Apple thiếu Jobs như rắn không đầu"
Fan "nức nở" vì Steve Jobs từ chức
Phản ứng của các sếp công nghệ trước cha đẻ của Apple
7 sai lầm của cha đẻ Apple
Chân dung "phù thủy" mới của Apple
Tân tổng giám đốc Apple nói gì khi nhậm chức?
Steve Jobs một trong những chiến lược gia tài ba nhất ngành công nghệ bước xuống khỏi ngai vàng của mình hồi 5h30 phút sáng giờ Việt Nam. Cùng với việc Steve Jobs hạ đài, ánh đèn sân khấu lập tức chiếu sang một người khác: Tim Cook. Chức vụ của Tim Cook ở Apple trước khi được bổ nhiệm thay thế Steve Jobs là giám đốc điều hành (COO), và sau 13 năm phục vụ ở "Táo Khuyết", người đàn ông 51 tuổi này chính thức được hội đồng quản trị Apple bổ nhiệm với chức danh mới: Tổng giám đốc điều hành (CEO).
Chân dung Tim Cook, CEO mới của Apple. |
Nếu bạn là một người có đôi chút quan tâm đến Apple, có lẽ bạn sẽ khó tránh khỏi thắc mắc: Vậy Tim Cook là người như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi ấy, chúng ta cần phải kể 1 câu chuyện rất dài...
Lần thứ 4 thượng đài
Đây không phải là lần đầu tiên cựu COO này gây được sự chú ý ở Apple. Năm 2004, Tim Cook nắm tạm quyền CEO của Apple trong 2 tháng khi Steve Jobs phải trải qua ca phẫu thuật điều trị bệnh ung thư tụy. Năm 2009 lại thêm 4 tháng nắm quyền CEO khi Steve Jobs phải cấy ghép gan và cuối cùng tháng 1 đầu năm nay khi sức khỏe của Steve Jobs có vấn đề, Tim Cook cũng trở thành người đại diện cho Steve Jobs điều hành các công việc ở Apple cho đến tận bây giờ.
Sức khỏe của Steve Jobs xấu đi thấy rõ. |
Bốn lần đứng ở vị trí quan trọng số 1 của công ty nổi tiếng nhất thế giới, nhưng khi nhìn lại những gì mà chúng ta biết về Tim Cook, người ta giật mình nhận ra rằng người đàn ông này thực sự là 1 ẩn số đối với báo chí. Mặc dù nổi tiếng là 1 công ty với những nguyên tắc bí mật chặt chẽ, Steve Jobs vẫn thường xuyên nhận phỏng vấn, trả lời email của khách hàng và tham gia thuyết trình giới thiệu sản phẩm. Những hoạt động này cùng với quá khứ khá cởi mở của Steve Jobs khiến đời tư cũng như Steve Jobs trở nên khá rõ ràng với các bên quan sát.
Nhưng Tim Cook thì ngược lại, các khía cạnh về đời tư cũng như tính cách của CEO này hầu như chỉ được làm lộ ra đôi chút thông qua những lời kể của các nhân viên từng làm việc dưới quyền. Và sau đây là một trong số thông tin ít ỏi đó.
Quá khứ huy hoàng
Tim Cook quốc tịch Mỹ, sinh năm 1960, lấy 1 bằng cử nhân khoa học trong ngành kỹ sư công nghiệp ở đại học Auburn năm 1982 và 1 bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh năm 1988. Tim Cook từng có 29 năm làm việc trong ngành quản trị có liên quan tới công nghệ thông tin với 12 năm làm việc ở IBM sau đó là Compaq trước khi được Steve Jobs mời về Apple năm 1998.
Nhiệm vụ đầu tiên mà Steve Jobs giao phó cho Tim Cook là giúp Apple thoát khỏi thảm họa tồn kho của công ty này vào những năm giữa thập niên 90. Thời gian này, những sản phẩm của Apple mất sức hấp dẫn với người tiêu dùng, hàng đống sản phẩm với đủ loại từ băng cát sét đến máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy tính để bàn nằm tồn kho vì không thể tiêu thụ được. Chiếc PDA mang tên Newton của Apple ra đời từ mơ ước viển vông của CEO John Sculley thất bại đã gần như đánh gục Apple vì số tiền đổ vào việc nghiên cứu phát triển và sản xuất quá lớn. Cùng với đó, sự leo thang của HĐH Windows với phiên bản Windows 95 đã gần như đánh bật dòng máy tính cá nhân của Apple khỏi thị trường.
Apple Newton, sản phẩm tiền thân của iPhone từng là 1 thảm họa kinh doanh đối với Apple. |
Trong tình cảnh đó, Steve Jobs trở về Apple sau gần 10 năm lưu vong, và sau khi cắt bỏ gần hết các sản phẩm thừa như máy ảnh, máy nghe CD, loa, máy chơi game... mà Apple đang sản xuất, Steve Jobs vẫn cảm thấy khó lòng có thể quản lý hết khối lượng công việc khổng lồ đó, ông quyết định mời Tim Cook về và giao cho ông này trọng trách tái thiết lại toàn bộ quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm của Apple trong khi Steve Jobs làm việc với các bộ phận khác để cho ra đời những sản phẩm mới của Apple mà sau này chúng ta được biết tới là iPod, iPhone rồi Macbook.
Và việc đầu tiên mà Tim Cook làm đó là quyết định trút bỏ gánh nặng sản xuất khỏi đôi vai của Apple. Thời điểm đó Apple sở hữu hàng chục nhà máy sản xuất linh kiện trên toàn thế giới, vì thế phải gánh vác cả chi phí vận hành, nhân công cũng như hàng trăm thứ chi phí khác đòi hỏi sự dàn trải về nhân lực và nguồn vốn mà 1 công ty đang ngấp nghé bờ vực phá sản như Apple không thể chịu đựng nổi.
Tim Cook quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy của Apple trên toàn thế giới, dồn việc sản xuất thiết bị sang vai của các nhà thầu như Foxconn, Windtelk và chỉ nắm giữ thật chặt khâu thiết kế, tiếp thị vào tiêu thụ. Chiếc lược này đã chứng minh được hiệu quả tuyệt vời và cho đến tận bây giờ vẫn là cách Apple sử dụng để cho ra đời hàng trăm triệu máy iPhone, iPad, Macbook mỗi năm.
Năm 1998, Tim Cook đến Apple cũng đánh dấu năm hoạt động có lãi đầu tiên của Táo Khuyết sau gần nửa thập kỷ làm ăn thua lỗ. Và có thể nói, thành tích lớn nhất của Tim Cook được ghi nhận trong suốt 13 năm làm việc ở Apple vẫn là chuyện ông này đã tái cơ cấu lại toàn bộ hệ thống sản xuất, vận hành lưu thông sản phẩm của Apple, giúp hãng có thể vượt qua cơn sóng gió. Có thể nói, bên cạnh Steve Jobs, Tim Cook chính là người có công lớn thứ 2 trong việc tái thiết Apple từ đống đổ nát.
Bên cạnh đó, Tim Cook cũng giúp Apple đi lên từ phong cách quản lý hiệu quả đến đáng sợ của mình. Hãy nhìn vấn đề theo cách này, có 2 cách để 1 công ty hoạt động có lãi. Một là bán sản phẩm của mình với giá đắt "cắt cổ" hoặc giảm giá thành sản xuất sản phẩm đó. Apple thực hiện được cả 2 điều này. Steve Jobs, Jonny Ive là những người đứng sau các thiết kế và cho ra đời những sản phẩm đột phá như iPod, iPhone, iPad bắt người sử dụng phải móc hầu bao để mua sản phẩm với giá cao. Còn Tim Cook và bộ sậu của ông ta chính là người điều hành, "tra dầu" cho các bộ phận từ sản xuất đến lưu thông sản phẩm để chúng hoạt động hài hòa, đòi hỏi ít chi phí phát sinh.
Một ví dụ về đóng góp của Tim Cook là cách ông này dự đoán nhu cầu về sản phẩm. Một sản phẩm khi đưa vào khâu sản xuất phải đánh giá được nhu cầu của thị trường để tránh hàng tồn kho hoặc tình trạng khan hàng, và trong suốt 10 năm qua, những dự đoán của Tim Cook về nhu cầu của iPod, iPhone đều chính xác đến đáng sợ: Tỉ lệ tồn kho của Apple luôn ở mức thấp kỷ lục so với các hãng kinh doanh khác.
Thậm chí năm 2005, khi Apple cho ra mắt iPod Nano phiên bản đầu với bộ nhớ Flash, Tim Cook đã dự đoán trước được nhu cầu của thị trường về loại bộ nhớ này và để đảm bảo nguồn cung ổn định cho Apple, Tim Cook và các "đệ tử" của ông đã huy động tới 1,25 tỉ USD của Apple để ký với Samsung, Hynix, những nhà phân phối bộ nhớ flash 1 đơn hàng kéo dài tới tận 2010. Chính vì đơn hàng này Apple luôn mua được bộ nhớ flash với giá cả ổn định bất chấp sự trồi sụt lên xuống của thị trường.
Không biết khoan nhượng, không biết nói đùa
Bên cạnh những câu chuyện về khả năng quản lý siêu việt của Tim Cook, CEO mới của Apple còn rất nổi tiếng với phong cách làm việc lạnh lùng và ít cảm xúc. Cách thức mà Tim Cook điều hành nhân viên có thể khiến cả những người cứng đầu cứng cổ nhất cũng không dám "nhờn".
Chuyện kể rằng những ngày mới đến công ty, Tim Cook triệu tập một buổi họp để tìm cách tái thiết hệ thống sản xuất của Apple. Buổi họp làm lộ ra vấn đề trong một nhà máy ở Trung Quốc. "Không ổn! Phải có ai đó ở Trung Quốc điều hành việc này". Tim Cook nói vậy và tiếp tục buổi họp, 30 phút sau ông bất chợt quay sang Sabih Khan, một nhân viên dưới quyền và đột ngột hỏi: "Thế anh còn ngồi đây làm gì?" vẻ mặt tỉnh bơ. Khan, người đến tận giờ vẫn là một thuộc cấp đắc lực của Tim Cook lập tức đứng dậy, lái xe ra sân bay Sanfrancisco, và đặt mua vé đi Trung Quốc không định ngày về.
Mặc dù ít quát tháo nhưng không một nhân viên nào dưới quyền Tim Cook dám lơ là công việc. |
Trong các buổi họp, Tim Cook thường làm cho các nhân viên dưới quyền thót tim về những khoảng lặng rất đáng sợ. Trong những lúc như thế cả phòng họp chỉ vang lên mỗi tiếng... mở giấy gói bánh tăng lực mà Tim Cook thường ăn. Và những lúc không bận ăn bánh, Tim Cook thường có sở thích hành hạ các nhân viên thuộc cấp bằng những câu hỏi gay gắt về vấn đề mà ông quan tâm. Steve Doil một nhân viên từng làm việc cho Tim Cook hồi tưởng: "Đầu tiên ông ấy sẽ hỏi bạn 10 câu, nếu bạn trả lời được hết mà ông ấy hài lòng, ông ấy sẽ hỏi thêm 10 câu nữa. Người nào thân quen lắm thì sẽ được "đặc cách" chỉ hỏi 9 câu. Còn nếu bạn lỡ trả lời sai 1 trong số 10 câu ấy, Tim Cook sẽ "truy" bạn thêm 20 rồi 30 câu nữa".
"Tôi đã từng thấy ông ta "đì" nhân viên như thế nào". Một người khác chia sẻ: "Trước hết ông ta sẽ hỏi bạn một câu hỏi mà ông ta biết chắc bạn sẽ không trả lời được, sau đó cứ thế hỏi xoáy mãi vào các vấn đề liên quan. Thực sự rất đáng sợ".
Nếu như Steve Jobs thường được biết đến là một người thích quát tháo và hay nóng giận. Tim Cook hoàn toàn ngược lại, bình tĩnh, nhẹ nhàng và không bao giờ to tiếng. Những người chịu đựng được sự đòi hỏi cao của Tim Cook và có thời gian làm việc lâu dài với ông này đều nhất trí rằng, trong công việc Tim Cook là một người không biết mệt mỏi. Ông ta luôn "thông minh hơn tất cả, chăm chỉ hơn tất cả và cuồng nhiệt hơn tất cả". Richard Daugherty, sếp cũ của Tim Cook ở IBM nói rằng có lần Tim Cook và nhóm của mình đã tự nguyện làm việc trong cả đợt nghỉ giáng sinh - năm mới để IBM có thể hoàn thành các đơn đặt hàng của khách trong năm sau.
Tim Cook thường xuyên email cho các nhân viên dưới quyền từ lúc 4 rưỡi sáng, luôn là người đến công ty trước tiên và ra về sau cùng. Mỗi tối Chủ nhật, Tim Cook đều tổ chức 1 buổi họp ngắn qua điện thoại với nhóm làm việc của mình để lên kế hoạch cho những buổi họp dài hơn vào sáng thứ 2.
Mike Janes, một nhân viên từng làm việc cho Tim Cook trong 5 năm hồi tưởng lại trong một buổi họp sau hội thảo Macworld "Vài người có vé đi xem trận bóng chày của đội New York Mets tối hôm đó. Trong mấy tiếng liền, ông ấy cứ hỏi chúng tôi mãi không ngừng trong khi chúng tôi thì cứ nhấp nhổm nhìn đồng hồ mong được tan họp. Tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một hình ảnh của Tim khi ông ấy nói "Rồi, trang tiếp theo" và mở thêm 1 cái bánh tăng lực nữa. Tất nhiên là lần đó chúng tôi bị lỡ trận bóng chày của Mets."
Vài nét về đời tư
Tim Cook hiện tại vẫn đang sống độc thân. Bên cạnh sở thích ăn bánh tăng lực, người ta biết rất ít về đời tư của ông này. Một số người nhận rằng có tiếp cận gần gũi với Tim Cook nói ông này thường dành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình trong phòng tập thể hình cùng một số hoạt động thể thao ngoài trời khác như đạp xe, cắm trại và leo núi. Thói quen rèn luyện thể lực của Tim Cook có thể đã đến từ thời gian ông này bị chẩn đoán là mắc chức xơ cứng rải rác, một chứng bệnh mãn tính có thể dẫn tới việc liệt toàn thân. Sau khi xác định được chẩn đoán ban đầu là sai, Tim Cook bắt đầu các hoạt động thể thao của mình và ông tâm sự trong 1 buổi phỏng vấn rằng những trải nghiệm khi phải đối diện với bệnh tật "làm bạn nhìn thế giới khác đi".
Hiện tại Tim Cook đang thuê một căn hộ tại Palo Alto California, nơi cách tổng hành dinh của Apple khoảng 30 phút lái xe. Và người ta thấy ông không trưng trổ nhiều về khối lượng tài sản khổng lồ của mình, mặc dù theo ước tính, Tim Cook đã bán đi một lượng cổ phiếu của Apple có trị giá cả trăm triệu USD. Hiện tại lương của Tim Cook "chỉ có" 700 ngàn USD 1 năm và ông là nhân viên có lương cao nhất ở Apple, hơn cả Steve Jobs. Tháng 9 năm ngoái, Tim Cook được thưởng 200 ngàn cổ phiếu của Apple, nếu tính với giá hiện tại khoảng 357 USD 1 cổ phiếu, chỉ riêng phần thưởng này đã có giá trị tới trên 70 triệu USD.
Lance Amstrong, cua-rơ huyền thoại là một trong những thần tượng của Tim Cook vì ý chí vượt qua bệnh tật để chiến thắng. |
Người ta cũng tin rằng Tim Cook đã ủng hộ từ thiện và quyên góp cho các trường đại học nơi ông từng theo học những khoản tiền rất lớn. Tuy nhiên không có ghi chép gì trên giấy tờ về vấn đề này vì thế chúng ta có thể hiểu rằng Tim Cook đã yêu cầu được ẩn danh khi thực hiện các đóng góp này. Một ngoại lệ duy nhất là ở trường Auburn, nơi Tim Cook lấy bằng cử nhân của mình, ông tổ chức một quĩ khuyến học mang tên mình và có 1 bài phát biểu trước sinh viên hồi đầu năm 2010. Dù vậy, so sánh với các "nhà từ thiện" khác, Tim Cook là một trong những Mạnh Thường Quân hết sức thầm lặng.
Qua những phát biểu của Tim Cook người ta thấy ông này dường như không hứng thú lắm với công việc CEO của Apple, nhất là khi vị trí CEO một công ty như Apple sẽ đem lại rất nhiều sự chú ý và phiền toái mà một người với tính cách thích tĩnh lặng như Tim Cook có thể cảm thấy khó chịu.
"Thay thế Steve Jobs ư? Ông ấy là người bạn không thể thay thế được. Đó là điều mà người ta sẽ phải học cách làm quen. Tôi tin rằng chúng ta sẽ được thấy Steve Jobs vẫn ngồi ở vị trí CEO ở tuổi 70 và mái tóc bạc, trong khi tôi thì đã nghỉ hưu từ lâu".
Rất tiếc là có vẻ như Cook lần này đã sai.
(Theo Genk/CNN Money)