Có 10 ứng dụng rất hữu ích dành cho các bạn sinh viên khi lên giảng đường. Chỉ cần 1 iPad và 1 kết nối (Wi-Fi, 3G). Tương lai của sách giáo khoa in llệu có bị ảnh hưởng?


Năm học mới sắp bắt đầu. Nếu có một chiếc iPad thì ngoài việc có trong tay một trợ thủ đắc lực, sinh viên còn có thể tiết kiệm tiền bạc và sức lực do thay thế sách giáo khoa và tài liệu bằng các các dạng số hóa tương tự. Với các ứng dụng như dưới, sinh viên có thể dùng iPad như một thiết bị hỗ trợ lập và theo dõi thời gian biểu, sách giáo khoa, sổ ghi chép.

Pages (9,99 USD, ~210.000 đồng)


Phải soạn các bài viết dài trên màn hình cảm ứng là điều không thích thú chút nào. Nhưng ứng dụng soạn thảo văn bản này sẽ cực ký hữu dụng một khi sinh viên để quên máy tính xách tay ở nhà hay ký túc xá. Với Pages, sinh viên có thể cài đặt một số lựa chọn cơ bản với đoạn văn của mình như căn lề và đổi font chữ, sau khi hoàn tất, sinh viên có thể lưu và xuất tài liệu đó dưới dạng Word, Pages hoặc PDF. Chương trình còn cho phép in tài liệu trực tiếp từ iPad qua các máy in tương thích Air-Print. Nếu sinh viên muốn một bộ công cụ văn phòng “xịn” và nhiều tính năng hơn, có thể thử Quickoffice Pro HD. Tuy nhiên trong trường hợp chỉ cần xử lý văn bản thì Pages là lựa chọn đúng.

Dropbox (miễn phí)


An toàn ứng dụng điện toán đám mây vẫn đang là vấn đề tranh cãi nhưng trong trường hợp sinh viên không lưu trữ những thứ tuyệt mật thì DropBox là một ứng dụng tốt. Nó đảm bảo các tài liệu sinh viên cần luôn ở tình trạng sẵn sàng để truy cập. Chỉ cần gửi một đường dẫn trỏ đến nơi lưu trữ trên máy chủ của DropBox cho người mà sinh viên muốn chia sẻ tài liệu, người đó có thể tải xuống ngay lập tức bằng máy tính, điện thoại thông minh hoặc các máy tính bảng. Lưu trữ toàn bộ các tài liệu học tập trên “đám mây” của DropBox sẽ giúp sinh viên có khả năng truy cập chúng bất kỳ lúc nào.

Evernote (miễn phí)



Dù sinh viên có ghi chép cẩn thận đến đâu vẫn có thể bỏ sót vài ý của thầy. Evernote vốn đã hữu dụng với khả năng đồng bộ các ghi chú của sinh viên giữa nhiều loại thiết bị khác nhau nhưng nó còn có tính năng ghi âm. Cần lưu ý là tài khoản miễn phí chỉ có dung lượng 60MB/tháng.

BigWords (miễn phí)



Các tài liệu có bản điện tử bán trên mạng chắc chắn rẻ hơn dạng in ấn truyền thống, nhưng tìm ra nơi bán rẻ nhất mới là vấn đề. BigWords là một ứng dụng giúp dò tìm dữ liệu của nhiều nhà sách trực tuyến như Amazon, Barnes & Noble, Half.com... và cho biết kết quả tổng hợp để có thể tìm ra món hàng rẻ nhất. Sau khi dùng xong, ứng dụng này còn giúp sinh viên bán lại "cuốn sách cũ" ấy trên mạng.

Penultimate (2,99 USD, ~63.000 đồng)



Có nhiều khi sinh viên không thể gõ kịp hoặc diễn giải ý tưởng bằng bàn phím, nhất là trong các tiết học sử dụng nhiều tới hình họa như toán, lý, hóa. Thay vào việc dùng bút và giấy nháp truyền thống, bạn có thể dùng ứng dụng Penultimate. Nó mô phỏng khá chính xác cách thức ta vẫn thường làm với giấy bút thực. Sẽ rất hữu ích nếu bạn trang bị thêm một chiếc bút trâm dạng dùng cho iPad có giá khoảng từ 10 USD (~210.000 đồng) đến 50 USD (~1,05 triệu đồng). Chú ý, màn hình iPad không phải là giấy thật đâu nhé.

Epicurious (miễn phí)



Một ứng dụng dạy nấu ăn rất trực quan và cung cấp nhiều công thức đa dạng. Nó thực sự hiệu quả khi bạn là một người thích tự tay nấu nướng mà lại dang ở trong một giờ học chán ngắt và tẻ nhạt.

iStudiez Pro (2,99 USD; ~63.000 đồng)


Ứng dụng này là một công cụ rất tốt cho các sinh viên để theo dõi chương trình học (đặc biệt với những người hay quên). Nó giúp theo dõi các lớp học mà sinh viên đăng ký tham gia rồi nhắc nhở khi có tiết. Ứng dụng này cũng lưu các e-mail của các thầy cô giáo để sinh viên tiện liên hệ khi cần. Nó cũng đồng bộ với các sự kiện nằm trong lịch làm việc trên iPad để tránh các việc chồng chéo.

Todo for iPad (4,99 USD; ~105.000 đồng)



Trong khi iStudiez là một chương trình quản lý học tập khá tốt thì Todo for iPad lại chú trọng vào việc quản lý sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày như nhắc nhở mua quà cho bạn bè… Chương trình giúp tạo tác vụ và lên lịch theo dõi một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thậm chí khi lên kế hoạch cho một dự án lớn, Todo for iPad cũng giúp “cắt nhỏ” thành từng phần để tiện quản lý. Ứng dụng cũng có một hệ thống biểu tượng dễ hiểu giúp biết những việc phải làm gấp. Sắp tới hạn chót của một tác vụ nào đó, ứng dụng sẽ cảnh báo.

Dictionary (miễn phí)



Ứng dụng Dictionary app của Dictionary.com cung cấp gần như mọi khái niệm cần tra cứu từ các từ đồng nghĩa cho đến các từ nguyên của một từ. Ứng dụng này cực kỳ dễ dùng và còn có một số tính năng thú vị khác như “Câu hỏi trong ngày” giúp tránh các rủi ro nhầm lẫn khái niệm.

Articles for iPad (4,99 USD; ~105.000 đồng)


Wikipedia không phải lúc nào cũng là nơi cung cấp thông tn chính xác nhất song nó luôn là nơi mà nhiều người tìm tới đầu tiên khi muốn tìm thông tin về một chủ đề nào đó. Đáng tiếc là trang này chưa có phiên bản được tối ưu hóa dành cho iPad dẫn tới việc chuyển qua lại giữa các trang và chủ đề liên quan không được trơn tru như các ứng dụng khác trên máy tính bảng. Ứng dụng Articles for iPad đã dọn dẹp sạch sẽ các phần “rườm rà” trên Wikipedia để nó tải nội dung nhanh hơn, chuyển hướng đơn giản hơn và dễ dọc hơn. Sinh viên có thể giữ nhiều trang mở cùng một lúc để có thể chuyển qua lấy thông tin phục vụ bài học một cách nhanh chóng và thuận tiện.

(Theo PCWVN)