Đây là 10 cách nâng cao hiệu suất đã được kiểm chứng mà bạn có thể thực hiện với máy tính của mình, tất cả đều không yêu cầu đến kinh phí.

TIN BÀI KHÁC

Bạn sẽ bớt điên đầu với 10 cách sau khi máy tính chạy như rùa bò.

1. Trừ khử malware


Các máy tính mới thường không có malware. Tuy nhiên theo thời gian nếu không được bảo vệ đúng cách, một máy tính chạy nhanh có thể trở nên chậm chạp đến khó ngờ. Nguyên nhân cho việc chậm chạp đó chính là sự hiện diện của malware. Malware có thể xâm nhập vào máy tính theo nhiều cách khác nhau, thông thường chúng hoạt động ở chế độ background và làm chậm máy tính bằng cách gửi đi các spam email, tìm kiếm các máy tính khác để thực hiện hành vi tiêm nhiễm, ngoài ra nó còn giải mật mã hoặc tiến hành một số nhiệm vụ bất chính theo ý đồ hacker. Để khắc phục những vấn đề phát sinh từ malware thì việc đầu tiên cần thực hiện là tìm hiểu lý do tại sao hệ thống bị chậm bằng công cụ quét virus.

2. Nâng cấp video card

Với các nhiệm vụ trong hầu hết các doanh nghiệp, việc nâng cấp video card có thể không mang lại nhiều giá trị. Tuy nhiên với các game thủ hay những người sử dụng các chương trình cần hỗ trợ cao về đồ họa thì nâng cấp video card là một điều hết sức cần thiết. Nếu video card hiện hành và bo mạch chủ hỗ trợ SLI hoặc CrossFireX, bạn có thể sử dụng thêm card thứ hai và kết hợp cả hai sẽ giúp việc xử lý đồ họa trên máy tính của bạn tốt hơn. Trong một số kịch bản, video card tốt sẽ có nhiều lợi ích thậm chí với cả những công việc không liên quan đến hiển thị trên màn hình, điều này là vì một số ứng dụng có thể lợi dụng GPU để thực hiện nhanh các công việc tính toán.

3. Thay ổ cứng tốc độ nhanh

Nhiều khi vấn đề hiệu suất lại chính là tốc độ của ổ cứng. Hãy quan sát các thông số RPM (vòng trên phút), kích thước cache nhớ, tốc độ tìm kiếm, tốc độ truyền tải để chọn một ổ cứng tốc độ cao. Thông thường, các thiết lập nguồn của máy tính cho phép ổ cứng hoạt động ở tốc độ vừa phải. Do đó bạn có thể thây đổi các thiết lập này để có được tốc độ cần thiết. Trong khi những tranh cãi giữa SSD và ổ cứng vẫn còn tiếp diễn thì SSD thường cho người dùng có cảm giác truy cập nhanh hơn. Mặc dù vậy đôi khi một ổ cứng SSD lại cho cảm giác hệ thống đáp ứng nhanh hơn đối với các công việc hàng ngày.

4. Giải quyết các vấn đề phần cứng và driver

Những vấn đề về phần cứng cũng góp phần làm chậm chạp hệ thống. Cho ví dụ, nếu CPU không được làm mát đúng cách, chắc chắn tốc độ làm việc của nó sẽ bị giảm vì hiện tượng quá nhiệt. Các lỗi có liên quan đến sự truy cập ổ cứng có thể giết chết thông lượng dù nó không thể hiện rõ rằng ổ cứng bị chết. Driver phần cứng cũ cũng là nguyên làm chậm hệ thống, đặc biệt là các driver video. Để khắc phục điều đó, cần sử dụng các tiện ích kiểm tra tốc độ CPU, nhiệt độ, quét lỗi ổ cứng, nâng cấp driver và nghiên cứu một cách tỉ mỉ các vấn đề hiệu suất.

5. Sử dụng RAID

Việc sử dụng một RAID có thể làm chậm một cách rõ ràng tốc độ đọc và ghi của ổ cứng, mức độ chậm phụ thuộc vào mức RAID bạn chọn. Bạn có thể thực hiện một số tìm kiếm để xem mức RAID nào phù hợp với nhu cầu của mình nhất.

6. Thử sử dụng trình duyệt khác

Không hề có gì bí mật: Các trình duyệt khác nhau cung cấp cho người dùng các mức hiệu suất khác nhau, và một điều cần ghi nhận là hầu hết chúng ta tốn rất nhiều thời gian trên trình duyệt. Chỉ căn cứ vào đánh giá có thể làm chúng ta khó xử vì một số trình duyệt rất tốt ở khía cạnh này nhưng lại kém ở khía cạn khác. Vấn đề với các đánh giá ở đây là chúng thường được test ở điều kiện lý tưởng. JavaScript là một phần quan trọng đối với thế giới web và có rất ít ứng dụng web khắc phục được vấn đề này để giảm một cách rõ rệt sự ảnh hưởng về mặt hiệu suất. Theo quan điểm cá nhân, trình duyệt Chrome vẫn là trình duyệt nhanh nhất so với tất cả phần còn lại.

7. Gỡ bỏ các file tạp

Các máy tính rất dễ load phải các file tạp và làm chậm hệ thống của nó. Có rất nhiều con đường gây phát sinh các file tạp này trong máy tính, có thể do cài đặt các tiện ích, toolbar hay các add-on được cho là “hữu dụng”. Dưới đây là một số thứ bạn cần kiểm tra và gỡ bỏ các file tạp để hệ thống có được hiệu suất tốt nhất:

Nâng cấp tự động đối với một loạt các ứng dụng (một số ứng dụng như Flash, Acrobat, QuickTime và trình duyệt Web thường là mục tiêu chính của malware nên cần cập nhật một cách thường xuyên).

Những thành phần chạy trong startup.
Dịch vụ Windows không thực sự cần thiết.
Các phần mềm không dùng đến của nhà sản xuất máy tính.
Toolbars.
Plug-in trình duyệt.
Các ứng dụng P2P.
Máy chủ web và máy chủ cơ sở dữ liệu được cài đặt bởi các ứng dụng đã được gỡ bỏ.

8. Thêm máy chủ tra cứu DNS tốc độ cao

Hầu hết các ISP đều thích “quảng bá” về số lượng băng thông mà họ có thể cung cấp cho bạn. Tuy nhiên đôi khi họ lại để cơ sở hạ tầng còn lại chậm chạp hay bị hư hỏng. Nếu muốn biết lý do tại sao một số chương trình load rất lâu thì các máy chủ DNS chậm chạp thường là nguyên nhân của vấn đề. Xem xét đến việc bổ sung thêm máy chủ DNS tốc độ cao làm máy chủ DNS chính trong thiết lập TCP/IP. Gợi ý: máy chủ Public DNS của Google là một lựa chọn tuyệt vời.

9. Nén ổ

Việc dồn ổ cũng là một cách giúp tăng hiệu suất. Một số hệ điều hành cung cấp công cụ và cho phép chúng ta thiết lập cơ chế dồn ổ một cách định kỳ. Ngoài ra còn có rất nhiều ứng dụng dồn ổ và nhiệm vụ của bạn là phải chọn cho mình công cụ nào phù hợp nhất.

10. Kiểm tra kết nối mạng

Theo thời gian, sự chậm dần của hệ thống cũng có một phần nguyên nhân do các vấn đề kết nối mạng. Đây là một số vấn đề bạn có thể thực hiện để khắc phục vấn đề này:
Thay thế cáp mạng, switch, router hay điểm truy cập WiFi,…
Gọi đến ISP và yêu cầu họ kiểm tra lại đường truyền DSL cho bạn, rất có thể ISP cần phải chạy dây lại hoặc cấu hình lại kết nối của bạn.
Quét Malware trên tất cả các máy tính để xem malware có đang làm tăng tải trọng mạng.
Kiểm tra việc chạy dây của đường điện thoại (với DSL) để tìm ra các kết nối bị lỏng.

(Theo QTM/Techrepublic)