- Bản thân các chuyên gia quốc tế cũng chưa thể dự đoán thời điểm bùng nổ của thị trường điện toán đám mây VN mà chỉ có thể nhận định "nó sẽ xảy ra trong tương lai".
Trả lời báo giới nhân "Ngày Công nghệ Microsoft" diễn ra sáng nay tại Hà Nội, ông Tyson Dowd, Giám đốc Chiến lược Thị trường Thương mại Microsoft cho biết, sở dĩ điện toán đám mây đã cất cánh ở nhiều quốc gia nhưng còn khởi động chậm ở một số nơi khác là do quan niệm và cách nhìn của người dùng.
Ông Dowd đã dẫn lại trường hợp của hãng hàng không giá rẻ AirAsia của Malaysia tại thời điểm cách đây 6 năm, khi hãng này quyết định bán vé trực tuyến trong sự hoài nghi của cả thị trường, bởi thẻ tín dụng và mua hàng online, thanh toán online đều chưa phổ biến ở quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, lợi ích về giá rẻ đã khiến mọi người không thể cưỡng lại và dần dần, những quan ngại ban đầu đều bị gác sang bên. Người dùng từng bước thay đổi quan niệm của họ và giờ đây, đa số người dân Malaysia đã sử dụng dịch vụ của AirAsia.
"Điện toán đám mây cũng tương tự như vậy. Những lợi ích về chi phí, về hiệu quả, về sự linh hoạt và khả dụng của nó, theo thời gian, sẽ thuyết phục được người dùng và khiến họ thay đổi cách nghĩ, cách nhìn. Sự bùng nổ, theo tôi, chắc chắn sẽ xảy ra tại một thời điểm nào đó trong tương lai", ông Tyson dự đoán.
Còn từ góc độ của doanh nghiệp, sử dụng các gói dịch vụ đám mây riêng tư (private cloud) sẽ giúp họ tăng khả năng cạnh tranh, phục vụ khách hàng tốt hơn, tiết kiệm chi phí và nguồn lực...Đó đều là những lợi ích sống còn nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Mặc dù vậy, một thực tế không thể phủ nhận là sự quan ngại về bảo mật thông tin vẫn là nỗi ám ảnh hàng đầu của khách hàng khi tiếp xúc với điện toán đám mây. Ông Jamie Harper, Tổng Giám đốc Microsoft VN cũng thừa nhận đây là một nỗi lo rất phổ biến và chung cho cả doanh nghiệp lẫn các cơ quan chính phủ, tuy nhiên, vấn đề - theo ông - phụ thuộc nhiều vào chính sách và quan điểm của chúng ta về dữ liệu: Thế nào là dữ liệu nhạy cảm? Thế nào là đủ an toàn?Liệu một dữ liệu được lưu trữ trong trung tâm dữ liệu của chính tổ chức, doanh nghiệp đó có an toàn hơn so với khi chúng được lưu trữ trên trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ đám mây hay không?, ông Harper nêu vấn đề.
Câu chuyện của kỳ vọng
Về mặt kỹ thuật, bảo mật không phải là rào cản lớn nhất của điện toán đám mây. Một số nhà cung cấp dịch vụ hiện cho phép người dùng tự do quyết định cất dữ liệu nào trong các trung tâm dữ liệu riêng và dữ liệu nào thì có thể cất trên máy chủ đám mây. Nếu người dùng tin rằng thông tin được "khóa kín" trong nhà sẽ an toàn hơn thì họ hoàn toàn có thể chỉ outsource các dữ liệu thông thường lên mây. Hơn nữa, để xử lý bài toán bảo mật thì các doanh nghiệp đám mây như Microsoft, Oracle, Amazon, Google... đều đã cố gắng trang bị những công nghệ tốt nhất.
Chính vì thế, rào cản đầu bảng hiện nay, theo ý kiến cho ông Harper và các chuyên gia, vẫn là quan điểm của thị trường. Đối với bất cứ một công nghệ mới nào, việc các doanh nghiệp, tổ chức chọn cách quan sát, cân nhắc thận trọng trước khi ứng dụng âu cũng là chuyện thường tình, phổ biến trên thế giới. Họ cần có thời gian để thẩm định hiệu quả của công nghệ đó và tính toán các phương án ứng dụng sao cho tối ưu nhất với tổ chức của mình.
Một nghiên cứu mới đây của hãng bảo mật Symantec đã cho thấy kết quả không khả quan lắm cho điện toán đám mây. Có tới hai phần ba số tổ chức được hỏi cho biết họ mới đang thảo luận, thử nghiệm hoặc thậm chí là không nghĩ đến chuyện chuyển sang đám mây.
Ngay cả những tổ chức đã ứng dụng cũng có vấn đề. 75% trong số họ chỉ dừng lại ở những dịch vụ đám mây đơn giản như backup dữ liệu, lưu trữ và bảo mật. Rất hiếm tổ chức dám outsource toàn bộ ứng dụng hoặc quy trình của mình "lên mây". Ngoài ra, khá nhiều doanh nghiệp tỏ ra hụt hẫng và thất vọng với kết quả ban đầu mà đám mây mang lại, khi chi phí tiết kiệm được không nhiều như quảng cáo.
Symantec cho rằng, chính việc thị trường còn trứng nước đã dẫn tới sự vênh nhau giữa kỳ vọng với kết quả thực tế đạt được, nhất là trong những phương diện như khôi phục sau thảm họa, hiệu quả, chi phí và bảo mật.
"Tuy nhiên, xu hướng chung sẽ vẫn là hợp nhất mọi giá trị, dịch vụ, sản phẩm di sản của doanh nghiệp, tổ chức vào một nền tảng ảo duy nhất để tiết kiệm chi phí và dễ bề quản lý", ông Tyson kết luận.
"Ngày CNTT Microsoft - Tech.Days 2011" năm nay được tổ chức với chủ đề "Khai phá sức mạnh CNTT cùng doanh nghiệp", với sự tham dự của hàng trăm chuyên gia, nhà phát triển và các hãng công nghệ lớn trong nước như HPT, Lạc Việt, FIS, CMC.
Trả lời báo giới nhân "Ngày Công nghệ Microsoft" diễn ra sáng nay tại Hà Nội, ông Tyson Dowd, Giám đốc Chiến lược Thị trường Thương mại Microsoft cho biết, sở dĩ điện toán đám mây đã cất cánh ở nhiều quốc gia nhưng còn khởi động chậm ở một số nơi khác là do quan niệm và cách nhìn của người dùng.
Ông Jamie Harper, Tổng Giám đốc Microsoft VN cho rằng rào cản lớn nhất của điện toán đám mây là cách nhìn nhận của thị trường chứ không phải bảo mật. Ảnh: T.Nam |
"Điện toán đám mây cũng tương tự như vậy. Những lợi ích về chi phí, về hiệu quả, về sự linh hoạt và khả dụng của nó, theo thời gian, sẽ thuyết phục được người dùng và khiến họ thay đổi cách nghĩ, cách nhìn. Sự bùng nổ, theo tôi, chắc chắn sẽ xảy ra tại một thời điểm nào đó trong tương lai", ông Tyson dự đoán.
Còn từ góc độ của doanh nghiệp, sử dụng các gói dịch vụ đám mây riêng tư (private cloud) sẽ giúp họ tăng khả năng cạnh tranh, phục vụ khách hàng tốt hơn, tiết kiệm chi phí và nguồn lực...Đó đều là những lợi ích sống còn nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Mặc dù vậy, một thực tế không thể phủ nhận là sự quan ngại về bảo mật thông tin vẫn là nỗi ám ảnh hàng đầu của khách hàng khi tiếp xúc với điện toán đám mây. Ông Jamie Harper, Tổng Giám đốc Microsoft VN cũng thừa nhận đây là một nỗi lo rất phổ biến và chung cho cả doanh nghiệp lẫn các cơ quan chính phủ, tuy nhiên, vấn đề - theo ông - phụ thuộc nhiều vào chính sách và quan điểm của chúng ta về dữ liệu: Thế nào là dữ liệu nhạy cảm? Thế nào là đủ an toàn?Liệu một dữ liệu được lưu trữ trong trung tâm dữ liệu của chính tổ chức, doanh nghiệp đó có an toàn hơn so với khi chúng được lưu trữ trên trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ đám mây hay không?, ông Harper nêu vấn đề.
Câu chuyện của kỳ vọng
Về mặt kỹ thuật, bảo mật không phải là rào cản lớn nhất của điện toán đám mây. Một số nhà cung cấp dịch vụ hiện cho phép người dùng tự do quyết định cất dữ liệu nào trong các trung tâm dữ liệu riêng và dữ liệu nào thì có thể cất trên máy chủ đám mây. Nếu người dùng tin rằng thông tin được "khóa kín" trong nhà sẽ an toàn hơn thì họ hoàn toàn có thể chỉ outsource các dữ liệu thông thường lên mây. Hơn nữa, để xử lý bài toán bảo mật thì các doanh nghiệp đám mây như Microsoft, Oracle, Amazon, Google... đều đã cố gắng trang bị những công nghệ tốt nhất.
Chính vì thế, rào cản đầu bảng hiện nay, theo ý kiến cho ông Harper và các chuyên gia, vẫn là quan điểm của thị trường. Đối với bất cứ một công nghệ mới nào, việc các doanh nghiệp, tổ chức chọn cách quan sát, cân nhắc thận trọng trước khi ứng dụng âu cũng là chuyện thường tình, phổ biến trên thế giới. Họ cần có thời gian để thẩm định hiệu quả của công nghệ đó và tính toán các phương án ứng dụng sao cho tối ưu nhất với tổ chức của mình.
Một nghiên cứu mới đây của hãng bảo mật Symantec đã cho thấy kết quả không khả quan lắm cho điện toán đám mây. Có tới hai phần ba số tổ chức được hỏi cho biết họ mới đang thảo luận, thử nghiệm hoặc thậm chí là không nghĩ đến chuyện chuyển sang đám mây.
Ngay cả những tổ chức đã ứng dụng cũng có vấn đề. 75% trong số họ chỉ dừng lại ở những dịch vụ đám mây đơn giản như backup dữ liệu, lưu trữ và bảo mật. Rất hiếm tổ chức dám outsource toàn bộ ứng dụng hoặc quy trình của mình "lên mây". Ngoài ra, khá nhiều doanh nghiệp tỏ ra hụt hẫng và thất vọng với kết quả ban đầu mà đám mây mang lại, khi chi phí tiết kiệm được không nhiều như quảng cáo.
Symantec cho rằng, chính việc thị trường còn trứng nước đã dẫn tới sự vênh nhau giữa kỳ vọng với kết quả thực tế đạt được, nhất là trong những phương diện như khôi phục sau thảm họa, hiệu quả, chi phí và bảo mật.
"Tuy nhiên, xu hướng chung sẽ vẫn là hợp nhất mọi giá trị, dịch vụ, sản phẩm di sản của doanh nghiệp, tổ chức vào một nền tảng ảo duy nhất để tiết kiệm chi phí và dễ bề quản lý", ông Tyson kết luận.
"Ngày CNTT Microsoft - Tech.Days 2011" năm nay được tổ chức với chủ đề "Khai phá sức mạnh CNTT cùng doanh nghiệp", với sự tham dự của hàng trăm chuyên gia, nhà phát triển và các hãng công nghệ lớn trong nước như HPT, Lạc Việt, FIS, CMC.
- Trọng Cầm