- Mua bán và sáp nhập giữa các mạng di động luôn là chủ đề nóng bởi sự ảnh hưởng của nó tới thị trường và người tiêu dùng là những bài toán khó có lời giải trong ngày một, ngày hai.
T-Mobile - canh bạc của sự lận đận
Từ thập niên 90 cho tới nay, ngành viễn thông di động đã tiến những bước thần kỳ của cuộc cách mạng không dây và tạo ra những giá trị thặng dư không thể đong đếm cho xã hội loài người. Cũng từng ấy thời gian, các mạng di động đã có những đột phá ngoạn mục trong việc phát triển công nghệ cũng như đẩy mạnh thị trường, từ đó tạo nên một bức tranh muôn màu như ngày hôm nay.
Năm 2009, thị phần viễn thông di động nước Anh đã rúng động trước thương vụ của 2 nhà mạng T-Mobile và Orange vốn là 2 tên tuổi nổi tiếng của khu vực châu Âu.
Điều đáng nói là, T-Mobile thuộc Deutsche Telekom còn Orange thuộc France Telecom vốn không phải là những nhà mạng Anh quốc. Việc sáp nhập này một phần nằm ở chiến lược dài hơi của 2 nhà mạng trước việc thị trường viễn thông đang đà chững sau cơ khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Mặt khác, nó cũng là một phần dự định của chính phủ nước này nhằm tạo ra một thế trận cân bằng hơn trong cuộc chơi cung cấp dịch vụ viễn thông tại Anh.
Thời điểm đó, O2 của Telefonica đang chiếm 27% thị phần, nắm giữ thị phần khống chế tại đất nước này. Trong khi đó, Vodafone chiếm 25% và nhà mạng mới của sự hợp nhất giữa T-Mobile và Orange có tên EE (Everything Everywhere) sẽ chiếm khoảng hơn 35% thị phần.
Với tỷ lệ tương quan, không chênh lệch quá nhiều, 3 nhà mạng Anh quốc đã tạo nên một thế chân vạc vững chắc trong lịch sử viễn thông tại đất nước này cũng như tạo sự khởi sắc cho nhà mạng nhỏ sau thời gian làm ăn thua lỗ.
Việc sáp nhập lần này được cơ quan kiểm soát cạnh tranh của cả Anh quốc và khối EU tiến hành rà soát, thẩm định một cách độc lập với những đánh giá chi tiết và khách quan nhằm đảm bảo một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh.
Đến tháng 8 năm nay, lại một lần nữa T-Mobile ra thông cáo tháo lui thị trường mà lần này lại là ở Mỹ - vốn là mảnh đất tiềm năng cho kinh doanh viễn thông. Việc độc chiếm của AT&T và Verizon đã khiến T-Mobile hay Sprint dần đi vào thế bế tắc trong việc cạnh tranh.
Và đó cũng là lý do khi AT&T đánh tiếng mua lại mạng T-Mobile tại Mỹ, Deutsche Telekom lại một lần nữa gật đầu với cái giá lên tới 39 tỷ USD. Việc mua lại T-Mobile sẽ khiến AT&T loại được một cái gai trong mắt trong phân khúc thị trường viễn thông giá rẻ, đồng thời tạo thế bài ngang ngửa với Verizon vốn chiếm nửa thị phần Mỹ trên nền công nghệ CDMA.
Tuy nhiên, nếu tại Anh quốc thương vụ của Deutsche Telekom xuôi chèo mát mái thì tại Mỹ đã vấp phải phản ứng quyết liệt từ chính quốc hội cũng như ủy ban chống độc quyền. Ngay sau đó, Bộ tư pháp Mỹ cũng vào cuộc và đưa ra những phán quyết sơ bộ về một "thương vụ xếp vào diện vi phạm đạo luật chống độc quyền".
Cho đến thời điểm hiện tại, những cuộc thanh tra và điều trần về phía AT&T vẫn đang diễn ra. Theo đó, nhiều khả năng thương vụ sáp nhập này sẽ bất thành và AT&T sẽ không thể xóa bỏ T-Mobile tại thị trường Mỹ.
EVN Telecom và ván bài khó chốt
Đã có tổng cộng 4 đơn vị lên tiếng sẽ thâu tóm lại nhà mạng điện lực đang đến hồi hấp hối này mà trong đó mạnh gạo bạo tiền nhất là Viettel, đứng thứ 2 là Hanoi Telecom và mới đây là VTC, trước đó là FPT với thương vụ bất thành.
Một điểm chung của các đại gia này là đều nhìn vào tiềm năng của hạ tầng 3G mà EVN Telecom đang sở hữu để từ đó đặt giá. Nếu Viettel định hướng đây sẽ là cửa để gia tăng thị phần, hạ tầng trạm thì Hanoi Telecom lại là một ván bài sống còn bởi nếu không sở hữu giấy phép 3G thì đồng nghĩa với việc sẽ chẳng bao giờ nhà mạng này triển khai được dịch vụ băng rộng.
Trong khi đó, VTC thì lại như một cuộc dạo chơi bởi dù đang nhăm nhe kinh doanh viễn thông nếu mua được hạ tầng của EVN Telecom nhưng nhân sự và mô hình tổ chức của đơn vị này cũng chưa thực sự sẵn sàng cho canh bạc lớn trên thị trường viễn thông.
Ở một góc nhìn khác, xét về vị thế cạnh tranh, rõ ràng nếu Viettel nắm được EVN Telecom thì đây sẽ là một sự trợ lực biến nhà mạng quân đội trở thành vô địch trên thị trường viễn thông. Trong khi đó, VNPT với 2 "anh em" VinaPhone và MobiFone vẫn còn đang dùng dằng trong câu chuyện tách-nhập-sở hữu kép thì trước việc Viettel gia tăng thị phần sẽ đẩy 2 nhà mạng tiên phong này vào một tình thế khá bí bách.
Trong lịch sử sáp nhập mạng viễn thông, ở 2 quốc gia lớn vừa nêu, một điều dễ thấy là hầu hết các thương vụ đều nhằm tạo ra một sân chơi mang tính công bằng hơn, cạnh tranh hơn đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng được lợi hơn nhờ các chính sách kinh doanh mới.
Viettel cũng là một nhà mạng đi lên từ những lá đơn "kêu cứu" gửi Bộ vào những năm 2005 trước sự bành trướng của VinaPhone, MobiFone và giờ đây một lần nữa thị trường đang có khả năng rơi vào thế mất cân đối, phải chăng sự "kêu cứu" của các nhà mạng nhỏ lại bị "chìm xuồng"?
Việt Nam chưa có những bộ luật chi tiết về chống độc quyền cũng như những điều khoản quy định về việc sáp nhập. Việc hợp nhất 2 mạng di động là một việc khá nhạy cảm, nhất là khi nó gây ảnh hưởng tới sự cân bằng thị phần và cạnh tranh lành mạnh.
Nên chăng cần có một Ủy ban chống độc quyền với những thẩm định, đánh giá chi tiết về thương vụ sáp nhập của EVN Telecom để từ đó đưa ra những tham vấn chính xác, với những quyết định mang tính điều tiết hơn đối với thị trường viễn thông vốn nóng bỏng và nhạy cảm?
T-Mobile - canh bạc của sự lận đận
Từ thập niên 90 cho tới nay, ngành viễn thông di động đã tiến những bước thần kỳ của cuộc cách mạng không dây và tạo ra những giá trị thặng dư không thể đong đếm cho xã hội loài người. Cũng từng ấy thời gian, các mạng di động đã có những đột phá ngoạn mục trong việc phát triển công nghệ cũng như đẩy mạnh thị trường, từ đó tạo nên một bức tranh muôn màu như ngày hôm nay.
Những thương vụ của T-Mobile đều chịu sự giám sát chặt chẽ của các Uỷ ban chống độc quyền. |
Năm 2009, thị phần viễn thông di động nước Anh đã rúng động trước thương vụ của 2 nhà mạng T-Mobile và Orange vốn là 2 tên tuổi nổi tiếng của khu vực châu Âu.
Điều đáng nói là, T-Mobile thuộc Deutsche Telekom còn Orange thuộc France Telecom vốn không phải là những nhà mạng Anh quốc. Việc sáp nhập này một phần nằm ở chiến lược dài hơi của 2 nhà mạng trước việc thị trường viễn thông đang đà chững sau cơ khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Mặt khác, nó cũng là một phần dự định của chính phủ nước này nhằm tạo ra một thế trận cân bằng hơn trong cuộc chơi cung cấp dịch vụ viễn thông tại Anh.
Thời điểm đó, O2 của Telefonica đang chiếm 27% thị phần, nắm giữ thị phần khống chế tại đất nước này. Trong khi đó, Vodafone chiếm 25% và nhà mạng mới của sự hợp nhất giữa T-Mobile và Orange có tên EE (Everything Everywhere) sẽ chiếm khoảng hơn 35% thị phần.
Với tỷ lệ tương quan, không chênh lệch quá nhiều, 3 nhà mạng Anh quốc đã tạo nên một thế chân vạc vững chắc trong lịch sử viễn thông tại đất nước này cũng như tạo sự khởi sắc cho nhà mạng nhỏ sau thời gian làm ăn thua lỗ.
Việc sáp nhập lần này được cơ quan kiểm soát cạnh tranh của cả Anh quốc và khối EU tiến hành rà soát, thẩm định một cách độc lập với những đánh giá chi tiết và khách quan nhằm đảm bảo một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh.
Đến tháng 8 năm nay, lại một lần nữa T-Mobile ra thông cáo tháo lui thị trường mà lần này lại là ở Mỹ - vốn là mảnh đất tiềm năng cho kinh doanh viễn thông. Việc độc chiếm của AT&T và Verizon đã khiến T-Mobile hay Sprint dần đi vào thế bế tắc trong việc cạnh tranh.
Và đó cũng là lý do khi AT&T đánh tiếng mua lại mạng T-Mobile tại Mỹ, Deutsche Telekom lại một lần nữa gật đầu với cái giá lên tới 39 tỷ USD. Việc mua lại T-Mobile sẽ khiến AT&T loại được một cái gai trong mắt trong phân khúc thị trường viễn thông giá rẻ, đồng thời tạo thế bài ngang ngửa với Verizon vốn chiếm nửa thị phần Mỹ trên nền công nghệ CDMA.
Tuy nhiên, nếu tại Anh quốc thương vụ của Deutsche Telekom xuôi chèo mát mái thì tại Mỹ đã vấp phải phản ứng quyết liệt từ chính quốc hội cũng như ủy ban chống độc quyền. Ngay sau đó, Bộ tư pháp Mỹ cũng vào cuộc và đưa ra những phán quyết sơ bộ về một "thương vụ xếp vào diện vi phạm đạo luật chống độc quyền".
Cho đến thời điểm hiện tại, những cuộc thanh tra và điều trần về phía AT&T vẫn đang diễn ra. Theo đó, nhiều khả năng thương vụ sáp nhập này sẽ bất thành và AT&T sẽ không thể xóa bỏ T-Mobile tại thị trường Mỹ.
EVN Telecom và ván bài khó chốt
Đã có tổng cộng 4 đơn vị lên tiếng sẽ thâu tóm lại nhà mạng điện lực đang đến hồi hấp hối này mà trong đó mạnh gạo bạo tiền nhất là Viettel, đứng thứ 2 là Hanoi Telecom và mới đây là VTC, trước đó là FPT với thương vụ bất thành.
EVN Telecom - miếng bánh ngon nhưng không dễ nuốt. |
Một điểm chung của các đại gia này là đều nhìn vào tiềm năng của hạ tầng 3G mà EVN Telecom đang sở hữu để từ đó đặt giá. Nếu Viettel định hướng đây sẽ là cửa để gia tăng thị phần, hạ tầng trạm thì Hanoi Telecom lại là một ván bài sống còn bởi nếu không sở hữu giấy phép 3G thì đồng nghĩa với việc sẽ chẳng bao giờ nhà mạng này triển khai được dịch vụ băng rộng.
Trong khi đó, VTC thì lại như một cuộc dạo chơi bởi dù đang nhăm nhe kinh doanh viễn thông nếu mua được hạ tầng của EVN Telecom nhưng nhân sự và mô hình tổ chức của đơn vị này cũng chưa thực sự sẵn sàng cho canh bạc lớn trên thị trường viễn thông.
Ở một góc nhìn khác, xét về vị thế cạnh tranh, rõ ràng nếu Viettel nắm được EVN Telecom thì đây sẽ là một sự trợ lực biến nhà mạng quân đội trở thành vô địch trên thị trường viễn thông. Trong khi đó, VNPT với 2 "anh em" VinaPhone và MobiFone vẫn còn đang dùng dằng trong câu chuyện tách-nhập-sở hữu kép thì trước việc Viettel gia tăng thị phần sẽ đẩy 2 nhà mạng tiên phong này vào một tình thế khá bí bách.
Trong lịch sử sáp nhập mạng viễn thông, ở 2 quốc gia lớn vừa nêu, một điều dễ thấy là hầu hết các thương vụ đều nhằm tạo ra một sân chơi mang tính công bằng hơn, cạnh tranh hơn đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng được lợi hơn nhờ các chính sách kinh doanh mới.
Viettel cũng là một nhà mạng đi lên từ những lá đơn "kêu cứu" gửi Bộ vào những năm 2005 trước sự bành trướng của VinaPhone, MobiFone và giờ đây một lần nữa thị trường đang có khả năng rơi vào thế mất cân đối, phải chăng sự "kêu cứu" của các nhà mạng nhỏ lại bị "chìm xuồng"?
Việt Nam chưa có những bộ luật chi tiết về chống độc quyền cũng như những điều khoản quy định về việc sáp nhập. Việc hợp nhất 2 mạng di động là một việc khá nhạy cảm, nhất là khi nó gây ảnh hưởng tới sự cân bằng thị phần và cạnh tranh lành mạnh.
Nên chăng cần có một Ủy ban chống độc quyền với những thẩm định, đánh giá chi tiết về thương vụ sáp nhập của EVN Telecom để từ đó đưa ra những tham vấn chính xác, với những quyết định mang tính điều tiết hơn đối với thị trường viễn thông vốn nóng bỏng và nhạy cảm?
- Vương Long