Cuối năm, tin nhắn rác lại "bùng phát" trở lại, trong đó không ít tin nhắn mang nội dung lừa đảo, nhưng việc quản lý, ngăn ngừa xem ra vẫn... bó tay.
Chiêu lừa mới
"Bạn nhận được quà tặng âm nhạc từ người thương gửi tặng. Để nhận quà về máy và biết tên người gửi, bạn soạn tin: D gửi 6782”, "Chúc mừng!Bạn đã may mắn có cơ hội trúng điện thoại iPhone4 từ chương trình Quaythuongngaunhien của mạng chúng tôi. Để biết chi tiết bạn soạn tin: DT gửi 6782...".
Anh Hoàng Công Thắng, nhân viên kinh doanh thuộc công ty điện thoại Lan Anh trên đường Nguyễn Trãi, thường xuyên nhận được tin nhắn như vậy. Anh cho biết, nhiều lúc tức không thể chịu nổi, vì trong một ngày có tới 3 - 5 tin nhắn như trên gửi tới máy điện thoại của anh. Những ngày cuối năm, lượng tin nhắn rác gửi đến số máy của anh ngày càng nhiều hơn.
Việc phát tán tin nhắn rác qua điện thoại di động nở rộ trở lại từ cách đây khoảng hai tháng. Hầu hết các loại tin nhắn này đánh vào sự tò mò của người dùng, nhằm lừa gạt các thuê bao di động nhắn tin lại và bị trừ tiền cước. Trong đó, đáng chú ý là những kiểu tin nhắn với nội dung thông báo "khổ chủ" được nhận quà tặng như điện thoại iPhone, người khác gửi tặng bài hát...
Lâu nay, nạn tin nhắn rác đã trở thành vấn đề "biết rồi khổ lắm nói mãi", nhưng hai tháng đổ về trước khối lượng ít hơn và các nội dung cũng chủ yếu nhằm vào sự tò mò về giới tính, ảnh sex, chuyện bói toán. Tuy nhiên, thời gian qua, nội dung tin nhắn rác đã "đánh" thẳng vào nhu cầu của người dùng, hoàn toàn mang tính chất lừa đảo.
Một dân trong nghề tin nhắn rác cho biết, cuối năm nhu cầu mua sắm tăng lên, vì thế đây có thể coi là "mùa làm ăn" của những "nhà cung cấp dịch vụ nội dung với những tin nhắn rác". Theo đó, nội dung các tin nhắn cũng theo xu hướng khuyến mại, treo giải thưởng... Khi nhận được các kiểu tin nhắn rác trên, các thuê bao điện thoại nhắn lại sẽ nghiễm nhiên bị trừ mất 10.000 - 15.000 đồng.
Vấn đề có ở nhà mạng?
Nguồn tin nhắn rác trên điện thoại di động được phát tán từ hai kênh. Thứ nhất là qua các đầu số cung cấp dịch vụ nội dung (CP) và thứ hai từ các số điện thoại thông thường. Tuy nhiên, ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) cho rằng, phần lớn CP sau khi được VNCERT cấp mã số quản lý đều thực hiện nghiêm chỉnh. Chỉ có những đầu số chưa được cấp mã số và những số điện thoại thông thường là khởi nguồn của tin nhắn rác.
VNCERT là đơn vị cấp mã số quản lý cho các đầu số và triển khai hệ thống tổng đài 456 cho phép người dùng di động gửi lại (forward) miễn phí tin nhắn rác nhận được tới số 456 cho VNCERT.
Tuy nhiên, đơn vị này cũng chỉ có chức năng hỗ trợ chứ không quản lý và xử phạt được. VNCERT vừa mới chuyển gần 30 đầu số vi phạm cho các nhà mạng mà nhà mạng đó cung cấp để có biện pháp xử lý. Trong đó, cũng có cả những đầu số vi phạm dù đã được cấp mã số quản lý như Công ty cổ phần Truyền thông VMG và Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT.
Phải thừa nhận một số nhà mạng có qui định chặt chẽ, cũng mạnh tay xử lý, nhưng lại chỉ chặt chẽ khi có khiếu nại thì mới xử lý, còn không thì thôi - nghĩa là một mặt nhà mạng vẫn tuân thủ quy định, nhưng mặt khác buông tay để các CP thoải mái hoạt động.
Theo ông Khánh, bản thân các tin nhắn rác, nhà mạng cũng thu được kinh phí. Nên nếu không bị vi phạm thì nhà mạng cũng chẳng nhất thiết xử lý để giảm kinh phí nguồn thu.
Phổ biến nhất hiện nay là tin nhắn rác được phát tán từ các sim điện thoại trả trước, mà chủ yếu là sim rác, sim 11 số, có thể dùng một lần rồi vứt luôn. Trong khi số sim này hiện vẫn còn tràn ngập ở các đại lý bán sim thẻ. "Với tin nhắn khởi điểm từ các số thuê bao điện thoại thông thường thì... đành bó tay", ông Vũ Quốc Khánh khẳng định.
Ông Trần Ngọc Tiếp, Phó chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ nay đến Tết Nguyên đán, Thanh tra Bộ sẽ "mạnh tay" và quyết liệt xử lý các đơn vị vi phạm phát tán tin nhắn rác. Tuy nhiên, theo ông Tiếp, nếu nhà mạng không mạnh tay hơn và không tự mình quản lý chặt chẽ, nhất là với lượng sim rác, sim chưa đăng ký, thì việc ngăn chặn tin nhắn rác cũng khó mà hiệu quả.
Mạnh Chung (Theo VnEconomy)
Chiêu lừa mới
"Bạn nhận được quà tặng âm nhạc từ người thương gửi tặng. Để nhận quà về máy và biết tên người gửi, bạn soạn tin: D gửi 6782”, "Chúc mừng!Bạn đã may mắn có cơ hội trúng điện thoại iPhone4 từ chương trình Quaythuongngaunhien của mạng chúng tôi. Để biết chi tiết bạn soạn tin: DT gửi 6782...".
Anh Hoàng Công Thắng, nhân viên kinh doanh thuộc công ty điện thoại Lan Anh trên đường Nguyễn Trãi, thường xuyên nhận được tin nhắn như vậy. Anh cho biết, nhiều lúc tức không thể chịu nổi, vì trong một ngày có tới 3 - 5 tin nhắn như trên gửi tới máy điện thoại của anh. Những ngày cuối năm, lượng tin nhắn rác gửi đến số máy của anh ngày càng nhiều hơn.
Việc phát tán tin nhắn rác qua điện thoại di động nở rộ trở lại từ cách đây khoảng hai tháng. Hầu hết các loại tin nhắn này đánh vào sự tò mò của người dùng, nhằm lừa gạt các thuê bao di động nhắn tin lại và bị trừ tiền cước. Trong đó, đáng chú ý là những kiểu tin nhắn với nội dung thông báo "khổ chủ" được nhận quà tặng như điện thoại iPhone, người khác gửi tặng bài hát...
Lâu nay, nạn tin nhắn rác đã trở thành vấn đề "biết rồi khổ lắm nói mãi", nhưng hai tháng đổ về trước khối lượng ít hơn và các nội dung cũng chủ yếu nhằm vào sự tò mò về giới tính, ảnh sex, chuyện bói toán. Tuy nhiên, thời gian qua, nội dung tin nhắn rác đã "đánh" thẳng vào nhu cầu của người dùng, hoàn toàn mang tính chất lừa đảo.
Một dân trong nghề tin nhắn rác cho biết, cuối năm nhu cầu mua sắm tăng lên, vì thế đây có thể coi là "mùa làm ăn" của những "nhà cung cấp dịch vụ nội dung với những tin nhắn rác". Theo đó, nội dung các tin nhắn cũng theo xu hướng khuyến mại, treo giải thưởng... Khi nhận được các kiểu tin nhắn rác trên, các thuê bao điện thoại nhắn lại sẽ nghiễm nhiên bị trừ mất 10.000 - 15.000 đồng.
Vấn đề có ở nhà mạng?
Nguồn tin nhắn rác trên điện thoại di động được phát tán từ hai kênh. Thứ nhất là qua các đầu số cung cấp dịch vụ nội dung (CP) và thứ hai từ các số điện thoại thông thường. Tuy nhiên, ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) cho rằng, phần lớn CP sau khi được VNCERT cấp mã số quản lý đều thực hiện nghiêm chỉnh. Chỉ có những đầu số chưa được cấp mã số và những số điện thoại thông thường là khởi nguồn của tin nhắn rác.
VNCERT là đơn vị cấp mã số quản lý cho các đầu số và triển khai hệ thống tổng đài 456 cho phép người dùng di động gửi lại (forward) miễn phí tin nhắn rác nhận được tới số 456 cho VNCERT.
Tuy nhiên, đơn vị này cũng chỉ có chức năng hỗ trợ chứ không quản lý và xử phạt được. VNCERT vừa mới chuyển gần 30 đầu số vi phạm cho các nhà mạng mà nhà mạng đó cung cấp để có biện pháp xử lý. Trong đó, cũng có cả những đầu số vi phạm dù đã được cấp mã số quản lý như Công ty cổ phần Truyền thông VMG và Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT.
Phải thừa nhận một số nhà mạng có qui định chặt chẽ, cũng mạnh tay xử lý, nhưng lại chỉ chặt chẽ khi có khiếu nại thì mới xử lý, còn không thì thôi - nghĩa là một mặt nhà mạng vẫn tuân thủ quy định, nhưng mặt khác buông tay để các CP thoải mái hoạt động.
Theo ông Khánh, bản thân các tin nhắn rác, nhà mạng cũng thu được kinh phí. Nên nếu không bị vi phạm thì nhà mạng cũng chẳng nhất thiết xử lý để giảm kinh phí nguồn thu.
Phổ biến nhất hiện nay là tin nhắn rác được phát tán từ các sim điện thoại trả trước, mà chủ yếu là sim rác, sim 11 số, có thể dùng một lần rồi vứt luôn. Trong khi số sim này hiện vẫn còn tràn ngập ở các đại lý bán sim thẻ. "Với tin nhắn khởi điểm từ các số thuê bao điện thoại thông thường thì... đành bó tay", ông Vũ Quốc Khánh khẳng định.
Ông Trần Ngọc Tiếp, Phó chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ nay đến Tết Nguyên đán, Thanh tra Bộ sẽ "mạnh tay" và quyết liệt xử lý các đơn vị vi phạm phát tán tin nhắn rác. Tuy nhiên, theo ông Tiếp, nếu nhà mạng không mạnh tay hơn và không tự mình quản lý chặt chẽ, nhất là với lượng sim rác, sim chưa đăng ký, thì việc ngăn chặn tin nhắn rác cũng khó mà hiệu quả.
Mạnh Chung (Theo VnEconomy)