Các thiết bị “không sợ nước”
Một số nhà sản xuất Nhật Bản như Panasonic và Fujitsu là những người tiên phong trong lĩnh vực này và đang đưa tới thị trường thiết bị Android không chỉ thiết bị có khả năng chống chịu nước mà thực sự là không thấm nước. Đối với bất cứ ai từng mất thiết bị giá 500USD vì trời mưa hoặc chẳng may đánh rơi xuống toilet, sẽ ước thiết bị đó có khả năng chống thấm nước.
Các công nghệ tự sạc pin
Hai lõi, bốn lõi sẽ giúp cho điện thoại xử lý nhanh và chạy các ứng dụng nuột hơn nhưng cũng là một trong những yếu tố ngốn nhiều pin của điện thoại. Vì vậy, công nghệ tự sạc pin sẽ thật hữu ích đối với những người thường xuyên sử dụng điện thoại để chơi game hoặc lướt web. Một nhóm các nhà nghiên cứu của trường đại học Cambridge đã vất vả để tạo ra cách giảm lãng phí năng lượng quá nhiều nhưng lại có khả năng tiếp thêm “sức” cho nguồn pin.
Để kéo dài thời gian giữa các lần sạc, nhóm ghiên cứu đã tạo ra một thiết bị nguyên mẫu có khả năng chuyển ánh sáng xung quanh thành điện nhờ sử dụng một mảng tế bào năng lượng mặt trời siêu mỏng được lắp trong màn hình của điện thoại.
Sạc pin cực nhanh
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã mơ ước tạo ra một nguồn pin lâu và sạc nhanh. Với các ứng dụng quan trọng dành cho y tế, quân sự và thương mại, nghiên cứu về nguồn pin cuối cùng đã có sự đột phá. Một thông tin gần đây cho biết, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển cấu trúc nano ba chiều của các tấm pin để có thể nạp và xả nhanh hơn.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi giáo sư Braun đã chứng minh rằng, các điện cực của pin có thể nạp hoặc xả trong vài vài giây, nhanh hơn gấp 10-100 lần so với các điện cực khác nhưng có thể vẫn thực hiện bình thường trong các thiết bị tiêu dùng hiện có, giống như điện thoại thông minh, máy tính bảng,…
Lõi tứ, lõi tám và nhiều hơn thế
Trong vài tháng tới, có hàng loạt các thiết bị trang bị chip Tegra 3 lõi tứ (thực chất có tới 5 lõi) sẽ đổ bộ ra thị trường. Chẳng hạn như Lenovo K2010, ASUS Transformer Prime,…Cả hai nhà sản xuất chip di động NVIDIA và ARM đều tích cực làm việc trên bộ chip 8 lõi và dự kiến sẽ sử dụng trên các thiết bị vào năm 2013.
Trong vài năm tới, xu hướng tạo ra các thiết bị siêu năng là điều dễ hiểu và không bao giờ dừng lại. Tất nhiên, nhu cầu mới chính là thứ kích thích sự đổi mới và trong trường hợp này, chắc chắn công nghệ màn hình sẽ tiếp tục được cải thiện và nguồn pin sẽ phải đủ sức để giúp thiết bị hoạt động lâu hơn.
Màn hình siêu nét – 1080p không là gì
Không phải chờ đợi quá lâu, Toshiba đã minh chứng những gì mà thiết bị di động có thể có màn hình hiển thị độ nét cao nhất. Sản phẩm trang bị màn hình LCD 6,1-inch (được thu nhỏ xuống 4,65-inch và tăng lên 10,1-inch), độ phân giải 2560×1600 điểm ảnh với mật độ rất cao 498điểm ảnh/inch. Toshiba cho biết, họ còn bổ sung thêm chiều sâu cảm giác cho hình ảnh 2D, tỷ lệ tương phản 1000:1 và góc nhìn rộng 176 độ.
Nhiều người hỏi rằng, tại sao cần bộ xử lý lõi tứ, tại sao cần “sức mạnh” càng lớn. Chính là để phục vụ cho màn hình độ nét cực cao có thể đáp ứng trơn tru hơn. Hãy tưởng tượng bao nhiêu điểm ảnh cần đáp ứng ngay lập tức và thậm chí đáp ứng cảm ứng ngón tay cũng phải rất nhanh,…Màn hình do Toshiba tạo ra có độ phân giải cao gấp 4 lần iPad 1 và 2.
Công nghệ xác thực sinh trắc học
Khả năng nhận diện khuôn mặt để mở khóa các thiết bị Android 4.0 Ice Cream Sandwich được áp dụng đầu tiên trên Galaxy Nexus vẫn chưa là gì so với công nghệ xác thực sinh trắc học của Fujitsu.
Fujitsu đã rất vất vả để phát triển công nghệ nhận dạng tĩnh mạch khi tiếp xúc lòng bàn tay, tức là sử dụng mô hình mạch máu độc đáo làm dữ liệu nhận dạng cá nhân của mỗi người. Công nghệ nhận dạng tĩnh mạch có khả năng bảo mật rất cao vì dữ liệu nhận dạng nằm bên trong mỗi cơ thể người nên hầu như không thể làm giả. Cách này có khả năng bảo mật hơn việc nhận diện khuôn mặt vì có thể bị lừa bằng một bức ảnh. Nhận dạng dấu vân tay trên Atrix của Motorola cảm giác vẫn chưa đủ an toàn. Vì vậy, chắc chắn mọi người sẽ chào đón thêm tính năng bảo mật này trên thiết bị Android.
Chuyển dữ liệu không dây cực nhanh giữa các thiết bị
Toshiba đã đưa ra một giao thức chuyển dữ liệu không dây có tên gọi Transfer Jet, nhằm cách mạng hóa phương thức chuyển dữ liệu giữa các thiết bị hiện nay. Transfer Jet là giao thức chuyển dữ liệu không dây với tốc độ 360Mb/giây, cho phép gửi các tệp tin dung lượng lớn nhanh như chớp.
Có rất nhiều thứ được áp dụng trên thiết bị Android như bộ xử lý mạnh hơn, phần mềm trực quan hơn nhờ Android 5.0 Jelly Bean, màn hình sáng và nét hơn, bộ nhớ RAM và dung lượng lưu trữ nhiều hơn, thiết bị tự sạc, “cơ thể” siêu mỏng,…Sự phát triển công nghệ trên các thiết bị Android diễn ra cực nhanh. Chính những cải tiến đó sẽ làm cho iPhone trở nên “tụt hậu” về công nghệ nếu không tạo được sự đột phá mới trên iPhone thế hệ thứ 6 sắp tới (dự kiến ra mắt vào tháng 6).
(Theo VnMedia)