Tại sao Facebook lại quá phổ biến và là một mạng xã hội thành công đến vậy? Đã có nhiều nghi ngờ Facebook có thể gây nghiện cho người dùng, với tên gọi không chính thức là Facebook Addiction Disorder (FAD).

Nếu Facebook quyến rũ như vậy, chắc hẳn phải có gì đó trong các hoạt động của người dùng mà đáp ứng được sự mong ước, thỏa mãn được họ. Bằng việc phân tích các hoạt động phổ biến nhất của người dùng Facebook, chúng ta có thể biết được sự hấp dẫn về mặt tâm lý và xã hội mà mạng xã hội này đem lại.

1. Cập nhật status

Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng Facebook giống như tôi, bạn chắc hẳn sẽ nhận ra có rất nhiều dạng status hằng ngày trên trang News Feed của bạn. Status có thể từ chuyện họ đang làm gì đến các vấn đề nghiền ngẫm triết lý. Cũng có những người cố gắng tỏ ra bí ẩn với status của họ và khiến mọi người phải tò mò về việc họ đang nói về gì, hay những người đơn thuần than phiền về cuộc sống của họ. Tất cả đã đủ để ta thấy sự đa dạng của status bây giờ.

Đừng ngạc nhiên hỏi vì sao người này lại muốn những người khác quan tâm đến status của họ, vì việc đó cũng giống như chúng ta muốn mọi người giao tiếp và nói chuyện với mình. Chúng ta, đều là những cá nhân trong một tập thể, đều chung mong muốn được giao tiếp với những người khác.

"Ta tuyên bố 2 con là vợ chồng. Hai con có thể cập nhật trạng thái Facebook được rồi".

Sự thỏa mãn đến khi status của chúng ta được biết đến, hay tốt hơn, được “chấp nhận”. Sâu thẳm trong mỗi người chúng ta đều muốn mỗi một status mới của mình đều sẽ được đọc và phản ứng lại với nó.

Sự nhận thức này càng làm chúng ta muốn cập nhật các status mới của mình hơn. Sau đó, việc này dần dần trở thành các phản xạ có điều kiện khi người dùng cảm thấy mình có được sự biết đến và “chấp nhận” của mọi người mỗi khi status nhận được phản ứng từ bạn bè.

2. Comment và Like

Theo Pew Internet, đã có các nghiên cứu về mạng xã hội chỉ ra rằng việc comment và “like” các bài viết của những người khác là một trong những hành động chính khi trên Facebook. Vì sao? Một nguyên nhân có vẻ đúng đó là khi chúng ta thích thú khi nhận được sự quan tâm, sự biết đến và “chấp nhận” của mọi người thể hiện bằng cách “like” và comment, chúng ta có xu hướng làm điều tương tự với những người khác.

Giống như câu nói “Hãy đối xử với những người khác như những người khác sẽ đối xử với bạn”, các khái niệm của sự có qua có lại là rất nhiều ở đây. Nó trở thành một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, trong đó cả hai phía đều nhận được sự hài lòng bằng các “like” và comment các post của nhau.

Bên cạnh việc có qua có lại, chắc hẳn bạn sẽ hỏi cũng có lúc tôi thật sự muốn “like” hay comment trước một bài viết vì nó thật sự hay, ý nghĩa, hài hước... ? Thật ra, hầu hết những lần chúng ta cảm thấy chúng ta cần phải phản ứng lại trước một bài viết bởi vì chúng ta muốn những người khác làm vậy với những bài viết của mình. Vấn đề tôi đang nói ở đây là, chúng ta không thể dễ dàng phân biệt được rằng mình “like” vì thật sự thích hay muốn được đáp lại bởi các ý định đó đều xảy ra ở mức độ vô thức.

Tại sao không chỉ nhìn bài viết hay, ý nghĩa, hài hước đó rồi đi? Tại sao phải “like” hay comment? Tất cả đều không có câu trả lời rõ ràng.

3. Việc check-in

Với sự gia tăng của smartphone trong những năm gần đây, người dùng đang chuyển sang ứng dụng Facebook trên điện thoại để gắn kết với các hành vi của họ. Một hành động mà đã trở thành thương hiệu của ứng dụng Facebook trên điện thoại đó là Check-in, được sử dụng nhờ chức năng GPS của các smartphone.

Check-in ẩn giấu một mối nguy hiểm tiềm tàng trong việc người dùng trở thành nạn nhân của kẻ xấu. Điều hấp dẫn ở đây là mặc dù người sử dụng Facebook nhận thức rõ sự riêng tư của họ bị ảnh hưởng, họ vẫn sẵn sàng chia sẻ với người khác vị trí hiện tại của họ. Câu hỏi đặt ra là: Sự thỏa mãn chúng ta có được, khi chúng ta nói cho những người khác biết vị trí hiện tại của ta, là gì?

Giống như các loại cập nhật bài viết hay status khác trên Facebook, nơi mà họ check-in thể hiện một phần con người của họ. Tuy nhiên, check-in mang một đẳng cấp khác so với cập nhật status, comment, hay “like”. Check-in là một hành động chỉ xảy ra khi bạn đang thật sự ở đó (tất nhiên nếu bạn thành thật), do đó, bạn có cảm giác đạt được một thứ gì đó khi nói bạn đang ở một nơi nào đó. Tất nhiên, hành động luôn tốt hơn lời nói.

Có những lý do khác giải thích cho việc mọi người muốn check-in bất cứ nơi nào họ đến. Một số muốn lưu giữ những kỉ niệm những nơi mà họ đến và nhìn lại hành trình của họ, giống như đánh dấu những gì họ đã đạt được và tìm kiếm sự khen ngợi từ việc đó. Những người khác tận dụng khả năng đó để xác định vị trí của bạn họ ở những vùng lân cận và để những người khác xác định vị trí của mình.

4. Post ảnh

“Trăm nghe không bằng một thấy”. Thật vậy, không gì thể hiện bản thân bạn rõ hơn trên Facebook hơn những hình mà bạn chọn để làm profile và hình nền, và những bức ảnh khác mà bạn post lên tường.

Thật ra, nếu chúng ta so sánh việc check-in và post ảnh, thì việc post ảnh là một chứng cứ rõ ràng hơn cho việc bạn đã từng làm gì (trừ khi bạn làm giả những bức ảnh). Bạn có thể viết gì cũng được trên status, có thể giả tạo check-in, nhưng, ảnh thì khó hơn. Khi chúng ta chia sẻ ảnh của mình với những người khác, chúng ta đang cho họ thấy con người của mình một cách đáng tin cậy nhất.

Từ góc nhìn tâm lý học, việc chia sẻ ảnh của chính mình là một dạng kiểm soát hình ảnh, theo cách mà chúng ta muốn mọi người nhìn chúng ta. Về bản chất, chúng ta miêu tả chính mình theo cách mà chúng ta muốn được người khác nhìn thấy như vậy, và trong hầu hết các trường hợp, để được mọi người thích.

Có lẽ chúng ta muốn người khác nhìn nhận mình như một người hài hước, lãng mạn,… nên chúng ta post hình của mình với những kiểu thể hiện như vậy hoặc cho mọi người thấy những gì mình đã làm. Nếu muốn thể hiện con người mình trên Facebook như thế nào, post ảnh là cách tốt nhất để mọi người nhìn nhận.

Theo Genk/Hongkiat