Cổ phiếu Facebook liên tục tụt giá đã làm dấy lên sự ngờ vực năng lực điều hành của Mark Zuckerberg. Phải chăng, rời bỏ vị trí CEO ở thời điểm này là lựa chọn sáng suốt cho nhà sáng lập Facebook.

CEO Zuckerberg đang gặp khó trong vai trò giám đốc điều hành do thiếu kinh nghiệm trước một công ty  với 3500 nhân viên . Nguồn: Mashable

Cổ phiếu của Facebook liên tục tụt giá, và bây giờ chỉ bằng một nửa so với giá IPO. Đã bắt đầu có hiện tượng nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu Facebook. Cuối tuần trước, Peter Thiel, một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào Facebook, hiện đang là thành viên hội đồng quản trị công ty này, đã bán tháo 22,3 triệu cổ phiếu, gần như toàn bộ số cổ phiếu ông đầu tư vào mạng xã hội lớn nhất hành tinh này. Tờ Wall Street đã khơi mào cho nhiều tờ báo khác như USA Today, Los Angeles Times và NBC News đặt vấn đề: Liệu Zuckerberg có nên tiếp tục giữ vị trí CEO?

Một thăm dò trên trang Mashable về việc liệu người sáng lập mạng xã hội này có nên bước sang một bên, 2.600 người trả lời nói rằng "anh nên đi". Chỉ gần 2.800 ý kiến ủng hộ Zuckerberg và 800 người “bỏ phiếu trống”. Đó là một chiến thắng tạm thời cho Zuck nhưng chưa rõ tình hình báo động sẽ tới lúc nào.

Thực ra thì hiện tại Zuck chưa lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Các điều khoản của IPO cho thấy điều đó. Zuck kiểm soát 57% số cổ phiếu có quyền biểu quyết trong công ty. Phong trào chống lại Zuck - nếu có thể gọi như vậy - không có người lãnh đạo thực sự. Người có khả năng nhất thay thế Zuck lúc này ở trong nội bộ Facebook là Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg, người đã sát cánh nhiều năm cùng Zuck.

Bài học từ những công ty lớn như Apple, Microsoft hay Google cho thấy người duy nhất có thể làm cho Zuckerberg bước sang một bên, để đóng một vai trò khác hoặc rời bỏ hẳn công ty chính là Zuck. Và bản thân Zuck cũng đã nghĩ đến điều này.

Zuck đã nhận thấy Facebook đã phát triển quá nhanh, vượt ra ngoài khả năng quản lý của người sáng lập. Bởi vì Zuck chỉ mới 28 tuổi và không đủ kinh nghiệm để lãnh đạo một công ty lớn, có tới 3.500 nhân viên và tăng trưởng quá nhanh như vậy.

Facebook xuất hiện sau khi cuộc khủng hoảng thứ hai đã đi qua, nơi nó có thể được hưởng lợi từ một viễn cảnh mới, đặc biệt là trong các lĩnh vực về trải nghiệm của người dùng, bảo mật, quảng cáo, và những mối quan tâm của nhà đầu tư.

Có một số tiền lệ mạnh mẽ cho các công ty công nghệ cao, nơi mà những người sáng lập nhường quyền kiểm soát, với các kết quả tích cực cho người sáng lập.

Bài học Apple

Steve Jobs sáng lập Apple vào năm 1985, và trở lại vị trí cao quý của mình vào năm 1997, là một huyền thoại kinh doanh. Đúng, không có người sáng lập nào muốn tái tạo lại mối thù lâu năm của Jobs với Giám đốc điều hành John Sculley - người mà Jobs đã chọn để dẫn dắt công ty của mình (sau đó lại bỏ rơi). Họ cũng không muốn đối mặt với việc "đứa con" của họ phải trợ giúp, đó là những gì mà Apple đã làm khi Jobs đã được đưa trở lại bằng việc mua công ty thứ hai NeXT.

Tuy nhiên, bài học vẫn còn đó: một người sáng lập mới tuổi ngoài đôi mươi kiêu ngạo đã bị đẩy bật khỏi vị trí quan trọng, và cú sốc đó đã biến ông thành một trong những nhà lãnh đạo công nghệ vĩ đại nhất của mọi thời đại.

Đến năm 1997, Jobs ở độ tuổi 40, đã đủ già dặn để có thể bỏ sự kiêu hãnh của mình và yêu cầu đối thủ cũ - Bill Gates thực hiện vụ đầu tư tại Apple. Phần mềm NeXT đã xây dựng khung cơ bản cho Mac OS X. Ông cũng đã mua một công ty sản xuất phim hoạt hình nhỏ, Pixar, biến nó thành sự ghen tị của Hollywood, và làm cho Apple như một người chơi chính trong thế giới giải trí.

Zuck có thể làm được gì nếu rời bỏ Facebook vào ngày mai, để lại công ty cho Sandberg quản?

Còn nếu Jobs không cương quyết, ông cũng đã có thể thỏa hiệp với đề nghị của Sculley - và Jobs, với niềm kiêu hãnh vốn có, đã từ chối trở thành Giám đốc đổi mới sáng tạo của công ty, mang cơ hội đến cho đội ngũ kỹ sư trẻ.

Bài học Google

Nhiều những người sáng lập đã tự nguyện bước sang một bên, rời bỏ vai trò Giám đốc điều hành. Larry Page và Sergey Brin, cả hai đều ở độ tuổi 20 và nhận thức được sự thiếu kinh nghiệm của họ trong kinh doanh, và họ tìm kiếm các giám đốc điều hành hoàn hảo cho Google.

Ở Eric Schmidt, họ đã tìm thấy một người cố vấn và là đối tác lý tưởng. Họ đã cùng chia sẻ các giá trị và cuối cùng Schmidt đã có Google.

Schmidt thích nói đùa rằng ông đã "giám sát người trưởng thành" tại Google. Trong thực tế, ông nằm trong bộ ba quyền lực. Suốt 10 năm từ 2001 đến 2011, Page và Brin được tự do để học hỏi từ ông và vẫn có quyền kiểm soát công ty nếu cả hai đồng ý.

"Thập kỷ Schmidt" đã chứng kiến Google đi lên từ một công cụ tìm kiếm đầy hứa hẹn thành một cường quốc công nghệ toàn cầu. Cuối cùng, vào năm 2011, Page đã sẵn sàng để nhận vị trí Giám đốc điều hành và cả những công việc quản lý nhàm chán như quản lý đội bán hàng và Phó Chủ tịch – ông đều đảm nhận. Schmidt trở lại trong vai trò Chủ tịch điều hành.

Sẽ thế nào nếu Zuck và Sandberg cùng săn tìm CEO lý tưởng của họ và tạo thành một thế chân kiềng? Họ có thể mất thời gian để tìm thấy các ứng cử viên lý tưởng, ai đó sẽ phù hợp với văn hoá hacker của Facebook. Họ vẫn sẽ giữ quyền kiểm soát, nếu họ cảm thấy người mới không hoàn hảo.

Và Zuck sẽ có thể học hỏi các "bài" từ vị Giám đốc điều hành gần gũi. Theo mô hình của Google, Zuck có thể bước trở lại đảm nhận vai diễn vào năm 2022, ở tuổi 38: lớn hơn, khôn ngoan hơn, và sẵn sàng chinh phục “phố Wall” và thế giới.

Bài học Microsoft


Vào tháng Giêng năm 2000, người sáng lập Microsoft kiêm Giám đốc điều hành Bill Gates đã nhường bước cho người bạn cũ của mình là Steve Ballmer. Còn Gates trở thành Kiến trúc sư trưởng phần mềm. Cũng có người cho rằng ông nên làm việc này từ sớm hơn, một giám đốc điều hành khác có thể đã không gây ra vụ kiện chống độc quyền mà Gates đã làm vào cuối những năm 1990. Số khác cũng có thể đưa ra ý kiến, dựa trên thành tích của Ballmer trong 10 năm qua, rằng Gates nên chọn một người kế nhiệm khác.

Dù sao, đó là một hành động phi thường đối với bản thân Gates. Gần như qua một đêm, người đàn ông nổi tiếng hay la hét biến thành một nhà từ thiện hay mỉm cười, đi du lịch đó đây.

Gates đã lãnh đạo tại Microsoft cho đến năm 2008, và vẫn còn giám sát các sáng kiến quan trọng của Microsoft như Xbox và Xbox 360. Thật khó để hình dung một sự dứt áo ra đi “duyên dáng” hơn thế từ công ty mà bạn yêu thích.

Thay lời kết

Tóm lại, có ba mô hình giải thoát nhìn từ lịch sử công nghệ gần đây. Liệu Zuck có muốn ra đi để khởi sự lại, hồi tưởng lại thời sinh viên vinh quang; hay muốn ở lại vị trí cao nhất của công ty đồng thời học hỏi từ một chuyên gia trong ngành; hay muốn rời bỏ ngành công nghệ.

Tất nhiên, không có gì để ngăn Zuck gắn bó, chịu đựng các áp lực và sự “trồi sụt” của chỉ số NASDAQ. Anh cũng có quyền dứt áo ra đi.

Nhưng khi Facebook đang cố gắng tìm cách để biến gần một tỷ người dùng thành một công ty công nghệ vĩnh cửu, theo chân những "tượng đài" khổng lồ như Apple, Google và Microsoft - Zuck có thể làm tồi tệ hơn là noi theo tấm gương của họ.

Theo PCWVN