Những tiết lộ về hoạt động của NSA có thể làm giảm doanh thu quốc tế của ngành công nghệ nước Mỹ lên tới 180 tỷ USD hay 25% dịch vụ công nghệ thông tin đến năm 2016.
Gần đây, chúng ta đều được nghe chuyện các công ty công nghệ lớn như Facebook, Google và Cisco bị cáo buộc làm gián điệp cho cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đang đe dọa hoạt động kinh doanh quốc tế của họ. Và thực tế, việc kinh doanh của Cisco đã bị tổn hại bởi chuyện nghe lén của NSA. Vậy mối đe dọa đến những hãng này kinh khủng đến mức nào?
Một số công ty tỏ ra không mấy quan tâm đến việc NSA đang rình mò đến mình bởi những hãng này đã nhanh chân yêu cầu bằng văn bản các nhà cung cấp công nghệ lưu trữ dữ liệu ngoài nước Mỹ.
Theo lời của J.J. Thompson, CEO của hãng tư vấn an ninh công nghệ Rook Consulting có trụ sở tại Indiana cho biết, một công ty dược phẩm tại Canada và cơ quan chính phủ cũng yêu cầu điều này trong hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ như họ. Tuy nhiên Thompson từ chối nêu tên các công ty sử dụng Rook để quản lý những dữ liệu ngoài lãnh thổ nước Mỹ.
Thompson cho rằng, việc yêu cầu này xuất hiện trong các bản hợp đồng trong hơn 2 tuần qua có thể là những chỉ báo sớm về việc doanh nghiệp đang thích nghi với sự kiện bê bối nghe lén của NSA tiết lộ bởi Edward Snowden. Những tài liệu rò rỉ bởi Snowden chỉ ra rằng NSA đã tiếp cận với các đường cáp quang tại nước ngoài, thực hiện nghe lén điện thoại và truy cập vào dữ liệu của các công ty trực tuyến như Facebook, Google,...
Ngày 17/12 mới đây, Facebook, Google, Apple và Yahoo nằm trong nhóm 15 công ty công nghệ lớn đã đề nghị Tổng thống Barack Obama hạn chế những chương trình gián điệp trên. Không những thế, trước đó ngày 13/12, Cisco cho biết hoạt động của NSA là nguyên nhân trì hoãn các đơn hàng thiết bị kết nối mạng của tập đoàn này.
Các công ty công nghệ có trụ sở tại Mỹ đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng. Theo Forrester Research Inc., một tập đoàn nghiên cứu tại Cambridge, Massachusetts, những tiết lộ về hoạt động của NSA có thể làm giảm doanh thu quốc tế của ngành công nghệ nước Mỹ lên tới 180 tỷ USD hay 25% mảng dịch vụ công nghệ thông tin đến năm 2016.
Một số hãng công nghệ lớn tận dụng những tiết lộ này thành cơ hội PR cùng với hình ảnh xuất hiện với vai trò người bảo vệ quyền riêng tư cá nhân và bức tường thành chống lại sự xâm phạm của chính phủ. Hướng tiếp cận này được khơi gợi từ các cáo buộc đạo đức giả bởi những người ủng hộ quyền riêng tư khi cho rằng nhiều công ty công nghệ đang làm xói mòn sự tôn trọng vấn đề này đối với người dùng.
Tất nhiên tất cả mọi chuyện đều không phải là màu xám và u ám. Theo nhận định của Thompson, một số công ty Mỹ lại được hưởng lợi từ sự mất lòng tin với chính phủ và một mô hình mới hoạt động nhằm bảo vệ những dữ liệu nhạy cảm khỏi cặp mắt tò mò của NSA có thể được hình thành trong thời gian tới.
Nhưng giải pháp đối phó hiện nay cũng có chút lo ngại. Việc giữ dữ liệu ngoài nước Mỹ có ý nghĩa trực quan và giới hạn tình huống các hãng công nghệ buộc phải công bố thông tin cho chính phủ theo luật pháp nước này. Tuy nhiên nếu vụ bê bối này được chứng minh rằng không có gì khác xảy ra so với trước và có nghĩa NSA cũng không bị giới hạn về mặt địa lý. Điều này chả khác gì việc một đứa trẻ phá bỏ được lời cảnh báo, nó chắc chắn sẽ không làm điều lịch sự hay thực hiện xin phép trước khi hành động.
(Theo CafeBiz)