85% sản phẩm vệ sinh từ bông có chứa chất Glyphosate, một loại thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến vốn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo là có khả năng gây ung thư.

Cũng theo nghiên cứu được tiến hành tại Đại học La Plata, Argentina, 62% các mẫu được kiểm tra cũng có chứa chất AMPA (axit aminomethylphosphonic), một dẫn xuất của Glyphosate.

{keywords}
"85% các mẫu được kiểm tra có chứa Glyphosate và 62% có AMPA, đó là những sản phẩm từ bông nói chung. Còn với bông và gạc tiệt trùng thì tỉ lệ là 100%", Tiến sĩ Damian Marino

Các mẫu sản phẩm được kiểm tra bao gồm băng gạc, khăn lau và các sản phẩm vệ sinh phụ nữ như tampon, băng vệ sinh. Các sản phẩm được kiểm tra đều được mua từ siêu thị và hiệu thuốc tại khu vực La Plata.

"85% các mẫu được kiểm tra có chứa Glyphosate và 62% có AMPA, đó là những sản phẩm từ bông nói chung. Còn với bông và gạc tiệt trùng thì tỉ lệ là 100%", Tiến sĩ Damian Marino, người đứng đầu nghiên cứu cho hay.

"Về nồng độ, trong khi bông thô có nồng độ AMPA trội hơn (khoảng 39 phần triệu (PPB) thì Glyphosate chỉ 13 PPB). Trong khi đó, các sản phẩm băng gạc gần như không có AMPA song lại có nồng độ Glyphosate cao, lên tới 17PPB", TS Marino nói.

Kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 10/2015 tại Đại hội Quốc gia lần 3 của Doctors of Fumigated Towns, một tổ chức vận động chính sách phát triển nông nghiệp an toàn, diễn ra tại Buenos Aires, Argentina.

Tiến sĩ Medardo Avila Vazquez, Chủ tịch của Đại hội nói rằng, kết quả nghiên cứu là rất nguy hiểm khi người ta sử dụng các sản phẩm bông gạc và nghĩ rằng nó tiệt trùng trong khi sự thật là họ đang khiến mình bị nhiễm chất độc có thể gây ung thư.

Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí 60 millions de Consommateurs cũng khẳng định, sản phẩm băng vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc từ bông bán tại Pháp và Canada có chứa dioxin và dư lượng thuốc trừ sâu Glyphosate. Hãng P&G sau đó đã phải thu hồi lô hàng hơn 3.000 sản phẩm này.

{keywords}
Hai loại băng vệ sinh đã bị thu hồi tại Pháp và Canada vì có chứa dioxin và Glyphosate.

Tiến sĩ Medardo cho rằng, hầu hết các sản phẩm bông tại Argentina hiện nay là bông biến đổi gen vốn đã kháng thuốc với Glyphosate. Do đó, khi thuốc diệt cỏ được phun lên cây trồng, Glyphosate sẽ ngưng tụ và đi thẳng vào sản phẩm.

Thực tế, Glyphosate là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến bậc nhất trên thế giới. Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 160 quốc gia đang sử dụng loại thuốc diệt cỏ này, trong đó, phần lớn là các quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Từ tháng 3/2015, khi Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế công bố kết quả nghiên cứu khẳng định Glyphosate là chất có thể gây ung thư cho người ở cấp độ 2A (cấp độ nhiều khả năng). Ngay sau đó, nhiều quốc gia như Pháp, Thụy Điển, Hà Lan... đã ban hành lệnh cấm đối với loại thuốc này.

Các nhà khoa học cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu về các cách thức mà con người có thể phơi nhiễm chất độc này ngoài lĩnh vực cây trồng. Nhiều ý kiến cho rằng, một lượng thuốc trừ sâu Glyphosate vẫn còn tồn tại trên các loại thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng sử dụng loại thuốc này.

Đầu tháng 2 vừa qua, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng quyết định sẽ kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu Glyphosate sau nhiều tranh cãi.

Thuốc trừ sâu Glyphosate tại Việt Nam

{keywords}

Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Glyphosate là loại thuốc diệt cỏ phổ biến tại Việt Nam. Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép sử dụng tại Việt Nam công bố tháng 1/2015 có khoảng hơn 100 loại thuốc sử dụng chất Glyphosate làm nguyên liệu.

Đối với sản phẩm bông, tại Việt Nam chưa có trồng bông biến đổi gen song bông sử dụng trong nước chủ yếu là bông nhập khẩu (trên 90%). Các quốc gia Việt Nam nhập khẩunhư Hoa Kỳ, Argentina, bông chủ yếu trồng bông biến đổi gen... Được cho là kháng thuốc trừ sâu Glyphosate khiến chất này vẫn tồn dư trong các sản phẩm.

Hà Phương