Chiến dịch được đặt tên là GhostDNS này đang chiếm quyền điều khiển của hơn 100 ngàn router ở các gia đình và có thể gây nguy hại bằng cách hướng người dùng vào các trang web độc hại.

Mã độc tống tiền mới lây lan qua email, ghi lại thao tác gõ phím

Phát hiện mã độc mới phá hoại 'tất cả trong một'

Việt Nam tổ chức diễn tập phòng chống mã độc đào tiền ảo quy mô lớn

Đó là kết quả được đưa ra bởi công ty an ninh mạng NetLab của Qihoo 360. GhostDNS có khá nhiều điểm tương đồng với mã độc DNSChanger nổi tiếng trước đây. Sau khi chiếm quyền điều khiển router người dùng, kẻ tấn công có thể điều hướng truy cập internet của người dùng thông qua các máy chủ nguy hại và ăn cắp các thông tin nhạy cảm của họ như tài khoản truy cập hay tài khoản ngân hàng.

{keywords}

Hiện tại mã độc GhostDNS vẫn đang được phát tán trên mạng với tốc độ rất nhanh. Thành phần của nó bao gồm rất nhiều phương thức để dò tìm mật khẩu của các router từ 21 nhà sản xuất thiết bị mạng khác nhau. Nó còn bao gồm thêm nhiều thành phần khác giúp kẻ tấn công có thể dò tìm trên internet các router nằm trong nhóm có thể khai thác thông qua việc dò mật khẩu hay tận dụng lỗi bảo mật trên firmware thiết bị đó.

Từ 21/9 đến 27/9 vừa qua, mã độc GhostDNS đã chiếm quyền hơn 100 ngàn router. Hiện tại chủ đích của các cuộc tấn công liên quan đến mã độc này nằm ở các thiết bị tại Brazil. Hậu quả là hơn 50 tên miền của nhiều công ty, ngân hàng lớn tại Brazil như Netflix, Citybank đã bị chiếm để ăn cắp các tài khoản đăng nhập.

GhostDNS thực sự là mối nguy hiểm đối với người dùng trên nhiều quốc gia nếu có cuộc tấn công mạng nhằm vào quốc gia đó. Hiện tại danh sách các thiết bị router bị ảnh hưởng có khá nhiều thương hiệu quen thuộc ở Việt Nam như của D-Link và TP-Link và một số sản phẩm của Huawei.

 

{keywords}
Ảnh: Danh sách các thiết bị router bị ảnh hưởng

 

Để đảm bảo an toàn cho thiết bị của mình, các nhà nghiên cứu bảo mật khuyến cáo người dùng thay đổi IP mặc định (thường là 192.168.0.1 hay 192.168.1.1), mật khẩu mặc định của router, đồng thời nên tắt tính năng quản trị từ xa (remote administration). Người dùng cũng nên kiểm tra máy tính hay thiết bị di động có bị đổi qua các DNS lạ hay không.

Vào năm 2012, mã độc DNSChanger gây hại rất lớn đến máy tính của người dùng cuối, bằng cách xâm nhập hệ thống DNS (Domain Name System) trong máy “khổ chủ”, rồi tự động chuyển hướng lưu lượng  web sang những trang không mong muốn, thậm chí cả những trang bất hợp pháp.

Hacker dùng mã độc tấn công chủ đích vào UBND TP Đà Nẵng

Hacker dùng mã độc tấn công chủ đích vào UBND TP Đà Nẵng

Cơ quan chức năng vừa phát hiện các hình thức tấn công mạng có chủ đích vào nhiều đơn vị hành chính ở Đà Nẵng trong thời gian qua.

Hacker chiếm đoạt 50 triệu tài khoản Facebook: Người dùng cần làm gì?

Hacker chiếm đoạt 50 triệu tài khoản Facebook: Người dùng cần làm gì?

Như Vietnamnet đã đưa tin, một lỗ hổng bảo mật trên Facebook cho phép hacker ăn cắp thông tin truy cập của hơn 50 triệu tài khoản vừa được Facebook chính thức xác nhận. Vậy người dùng nên làm gì để tránh thiệt hại?

Facebook bị tấn công, hacker chiếm đoạt hơn 50 triệu tài khoản người dùng

Facebook bị tấn công, hacker chiếm đoạt hơn 50 triệu tài khoản người dùng

Facebook cho biết, vừa có một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào mạng xã hội lớn nhất hành tinh này. Hacker đã có được thông tin 50 triệu tài khoản người dùng.

An Nhiên (theo The Hacker News)