Một nữ kĩ sư làm việc ba năm tại Uber vừa khởi kiện công ty này vì môi trường làm việc độc hại.

Ingrid Avendano vừa đệ đơn kiện tại tòa án tối cao San Francisco cho rằng cô bị phân biệt giới tính nặng nề và quấy rối tình dục trong khoảng thời gian làm việc tại Uber từ năm 2014-2017. Không những thế, phía Uber còn tỏ thái độ bất hợp tác khi Ingrid nhờ can thiệp.

"Mỗi lần tôi bày tỏ ý kiến về sự việc đều vấp phải sự thờ ơ cũng như từ chối giải quyết vấn đề từ phía Uber", Ingrid chia sẻ. "Tệ hơn nữa, tôi liên tục hứng chịu hàng loạt khủng hoảng từ công ty chẳng hạn cắt thưởng, không cho thăng cấp, luôn bị nhận xét yếu kém và cố ý xếp lịch làm việc gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng".

{keywords}
Nhân viên nữ luôn là đối tượng của các hành động xấu trong bất kì môi trường làm việc nào.

Bản cáo buộc của Indra dài gần 33 trang miêu tả chi tiết những hành động sàm sỡ, động chạm, những lời nói thô tục mà đồng nghiệp nam gây ra cho cô trong suốt khoảng thời gian làm việc tại Uber.

Cụ thể, một đồng nghiệp nam cố ý chạm vào đùi của cô nhiều lần và bảo rằng "em thật dễ thương" hay "để tôi đưa em về". Tuy nhiên, có nhiều người khác nói với cô những từ ngữ thô tục, bình luận về cơ thể phụ nữ trước mặt Indra và bảo rằng họ muốn "va chạm". Indra nhiều lần thông báo vụ việc với cấp trên nhưng tất cả những gì cô nhận được chỉ là lời hứa hẹn sẽ giải quyết vụ việc.

"Uber là loại công ty phụ nữ trao đổi thân xác để thăng tiến", Indra kể lại lời một người đồng nghiệp.

Lời cáo buộc của Ingrid chuyển đến tòa San Francisco ngay sau khi Uber tuyên bố giải quyết hoàn toàn các vụ việc quấy rối tình dục từ khách hàng, tài xế, nhân viên trong công ty.

Vào tháng 2/2017, cáo buộc tương tự cũng xảy ra với công ty này. Susan Fowler, cựu kĩ sư chia sẻ trên blog cá nhân về trải nghiệm khi làm việc tại Uber là "trò chơi giành quyền lực, quấy rối tình dục và phân biệt nữ giới".

Cũng tháng 6 năm ngoái, Uber sa thải hơn 20 nhân viên có dính líu đến nạn quấy rối tình dục trong công ty và Travis Kalanick, đồng sáng lập cũng như CEO Uber buộc phải từ chức.

{keywords}
Indra mong muốn tạo ra một môi trường làm việc trong sạch cho bản thân và nhiều đồng nghiệp nữ khác.

"Uber đang hướng đến mục tiêu mới. Trong vài năm trở lại đây chúng tôi đã cải thiện mức lương và thị phần dựa trên cơ cấu thị trường, năng suất làm việc. Bên cạnh đó, chúng tôi cố gắng tạo ra môi trường đa văn hóa dành cho nhân viên khắp các châu lục", phát ngôn viên của Uber trả lời nhưng từ chối phát biểu về lời cáo buộc gần nhất của Indra.

Đây là lần thứ hai Indra khởi kiện Uber. Vào tháng 10/2017, Indra cùng hai nữ kỹ sư khác đã đệ đơn kiện Uber vì trả lương thấp hơn các nhân viên khác chỉ vì họ là nữ. Lời cáo buộc đại diện cho hơn 420 nữ kỹ sư và họ được bồi thường 10 triệu USD.

Nữ kỹ sư tại Uber ước tính rằng khi cô bắt đầu làm việc cho Uber vào năm 2014 đã có khoảng 20% nhân viên là nữ giới. Đến năm 2017 chỉ còn 7%.

"Lời cáo buộc của Indra chỉ muốn giúp Uber trở thành nơi làm việc trong sạch, tạo sự an toàn cho các đồng nghiệp nữ khác", Jennifer Schwartz, luật sư riêng của Indra chia sẻ.

Theo Zing

Grab mua Uber VN không trả thuế, pháp luật “bó tay”?

Grab mua Uber VN không trả thuế, pháp luật “bó tay”?

Thực tế cho thấy, pháp luật đang ở thế bị động trong cuộc CMCN 4.0, đặc biệt là khi xuất hiện những vấn đề trong thương vụ Uber sát nhập Grab và vụ tiền ảo iFan lừa đảo 15.000 tỷ đồng.

Uber thuê công ty hàng không vũ trụ phát triển taxi bay

Uber thuê công ty hàng không vũ trụ phát triển taxi bay

Sau khi trở thành bá chủ mảng ứng dụng gọi xe tại nhiều thị trường, Uber đang tìm cách vươn vòi bạch tuộc sang taxi bay với mong ước tạo ra một phương tiện của tương lai.

Grab bị Philippines, Malaysia và Singapore điều tra vì mua Uber

Grab bị Philippines, Malaysia và Singapore điều tra vì mua Uber

Sau khi nuốt chửng đối thủ tại Đông Nam Á, Grab có thể bị chính quyền các nước theo dõi sát sao hơn nếu có động thái lạm dụng vị trí độc tôn.