Theo đánh giá của chuyên gia Marketing, việc VinaPhone “bắt tay” nhạc EDM không chỉ lấy lòng được những khách hàng trẻ mà còn trẻ hóa thương hiệu, tạo cho khách hàng những lý do để ở lại và những lý do để thích.

Cốc nước mát lạnh đầy đá giữa cơn khát mùa hè

Với việc công bố tuần lễ âm nhạc điện tử Việt Nam 2017 với sự kiện chính là show diễn “Hardwell by VinaPhone” và giải thưởng dành cho giới DJ không chuyên “VinaPhone Spin Award” vào cuối tháng 5 tại Hà Nội, VinaPhone không chỉ tạo ra một làn sóng sục sôi trong giới trẻ mà còn gây xôn xao trong giới chuyên gia làm thương hiệu về cú lột xác của một thương hiệu vốn được đánh giá là dành cho khách hàng “già”.

Theo ông Nguyễn Văn Phương - Sáng lập kiêm CEO Viện Marketing Ứng dụng SAGE, 1 trong những chuyên gia Marketing - Branding tại Việt Nam, một trong những lý do để cuộc hôn phối giữa “VinaPhone và EDM” thành công là bởi nó tác động mạnh đến đám đông giới trẻ đang “khát” âm nhạc, khát sự bùng nổ. Ông ví EDM của VinaPhone như cốc nước mát lạnh đầy đá giữa cơn khát mùa hè của giới trẻ.

EDM - nhạc điện tử là dòng nhạc đang có sức hút lớn nhất với giới trẻ hiện nay. EDM mang những đặc tính của giới trẻ: sự trẻ trung, bùng nổ, sáng tạo. Trên thế giới, những lễ hội âm nhạc điện tử luôn tạo được sức hút mạnh mẽ đến kinh ngạc.

Tại Việt Nam, không phải đến VinaPhone, giới trẻ mới được tiếp cận với những ngôi sao, những DJ nổi tiếng thế giới tại Việt Nam. Trước đó, những cái tên như Armin, Harwell cũng đã từng đến Việt Nam, nhưng phải đến VinaPhone làn sóng và đam mê âm nhạc của các bạn trẻ mới được thổi bùng đến thế.

Sự kiện mở màn chuỗi hoạt động hướng đến giới trẻ của VinaPhone mang tên Martin Garrix by VinaPhone với 22.000 tham gia thay vì kế hoạch là 18.000 người, đã tạo nên những kỷ lục mới. Đến chương trình năm nay, hàng triệu bạn trẻ trên khắp cả nước đang sục sôi chờ đợi và lùng sục cho mình 1 tấm vé để có mặt tại sự kiện đình đám nhất năm này.

{keywords}

Làm mới tính cách thương hiệu

“Ở phương thức tiếp cận, việc nhà mạng VinaPhone chọn âm nhạc điện tử dành cho giới trẻ để tiếp cận, theo tôi, là một hướng đi đúng ở hai điểm. Thứ nhất trong một thị trường cạnh tranh bão hòa như hiện nay, các nhà mạng chỉ có thể thu hút hoặc thu hút chuyển đổi từ những khách hàng trẻ, khi mà họ mới bắt đầu sử dụng hoặc chưa trung thành với nhà mạng nào. Và việc sử dụng dòng âm nhạc điện tử để kết nối với người tiêu dùng là một ưu điểm lớn dẫn dắt họ.

Tuy nhiên cũng cần đi kèm các sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn giới trẻ về data, âm nhạc… để họ có thể trải nghiệm một cuộc sống “sôi động” thực sự chứ không phải chỉ là phần dạo đầu của một cuộc chơi.

Thứ hai hình ảnh thương hiệu của VinaPhone được đánh giá là quá “già”, một hình ảnh khó có thể khiến khách hàng lựa chọn. Làm thế nào để khách hàng lựa chọn mình trong một ngành nghề tốc độ thay đổi chóng mặt như vậy? Điều gì cổ vũ sự lựa chọn của họ (relevant & inspiring choice)? Phải chăng là một hình ảnh phù hợp với ngành nghề là sự trẻ trung, năng động, cập nhật xu hướng! Vì thế hướng đi này góp phần làm trẻ hóa thương hiệu, tạo cho khách hàng những lý do để ở lại và những lý do để thích”, ông Phương cho biết.

Từ năm 2016, VinaPhone đưa thông điệp trẻ hoá thương hiệu, xây dựng tính cách trẻ trung, năng động cho thương hiệu. Để làm được điều đó, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để làm hài lòng những khách hàng hiện có, VinaPhone đã và đang đầu tư mạnh cho những chiến lược mang tính khác biệt hoá, tạo ra những cú lột xác ngoạn mục về hình ảnh thương hiệu.

Hàng loạt chương trình được tung ra như lắng nghe thay đổi, đưa yếu tố văn hoá vào kinh doanh với 088, các hoạt động trải nghiệm đã xây dựng một VinaPhone trẻ trung, khác biệt trong cảm nhận của khách hàng và công chúng, đặc biệt là những người trẻ.

Với EDM, ông Nguyễn Trường Giang - Phó Tổng Giám đốc VinaPhone cho biết: “VinaPhone muốn quan tâm đến đối tượng giới trẻ thông qua việc mang đến những trải nghiệm mới mẻ hơn để kết nối mọi người lại với nhau. Nhạc điện tử EDM là một giá trị văn hóa được yêu thích ngày nay và chúng tôi muốn người trẻ Viêt Nam được thụ hưởng những thành tựu đó theo đúng chuẩn quốc tế”.

Từ lắng nghe đến bứt phá

Thành công hay thất bại của việc xây dựng thương hiệu qua âm nhạc, theo ông Phương nó nằm ở chỗ “cần có những khảo sát và những phép tính nhưng bằng trực giác, cần phải “dám”. Chữ “dám” nằm ở chỗ: âm nhạc vốn không có giới hạn, không có quy chuẩn, nhưng lại luôn cần sự sáng tạo, khác biệt. Làm như thế nào, làm cái gì, doanh nghiệp phải “dám” lựa chọn để tạo ra sự khác biệt.

Với EDM, VinaPhone đang chơi với lửa để tạo sự khác biệt. Trong khi Toyota chọn nhạc giao hưởng thính phòng "Toyota Classics" - một món ăn văn hóa không dành cho tất cả mọi người; VP Bank chọn Kenny G, Morden Talking để định vị thương hiệu; VinaPhone lại chọn “chơi với lửa” cùng EDM.

Bên cạnh đó, Hardwell by VinaPhone với sự đầu tư kỹ lưỡng, đặt mục tiêu vì khán giả, sẽ là chương trình lớn nhất - hoành tráng nhất và bùng nổ nhất từ trước đến nay. Để làm được điều đó, VinaPhone gửi đến thông điệp “từ lắng nghe đến bứt phá” để tìm hiểu, lắng nghe nguyện vọng của các bạn trẻ về chương trình mong muốn và biến những chương trình đó thành hiện thực.

Có thể nói, so với các doanh nghiệp tại Việt Nam, VinaPhone đang có những thay đổi lớn trong cách làm thương hiệu theo hướng gần gũi với giới trẻ, kết nối giới trẻ bằng âm nhạc. Việc đầu tư một cách chuyên nghiệp và bài bản cho quảng bá hình ảnh và thương hiệu khiến VinaPhone tạo được hình ảnh tốt, trẻ trung và những đêm nhạc EDM của VinaPhone đang được ngóng chờ hơn bất kỳ chương trình nào.

Anh Vũ