Hai đơn vị thuộc Bộ là Cục Tần số Vô tuyến điện và Cục Viễn thông sẽ đi tiên phong trong việc trả hồ sơ giải quyết TTHC cho người dân thông qua thoả thuận hợp tác với VNPost.

Hà Nội sẽ giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích

Bỏ thủ tục rườm rà, xử nghiêm trang tin điện tử đội lốt báo chí

'Mê hồn trận': Một dự án mất 3 năm chưa xong thủ tục

Chiều 19/9, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tácvề việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích.

Theo nội dung hợp tác, VNPost sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để xây dựng quy trình, cung ứng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển trả kết quả giải quyết TTHC. Đây là cách làm mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, giảm thời gian, chi phí thực hiện TTHC trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

{keywords}
Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Cục Tần số VTĐ (Bộ TT&TT). Ảnh: Trọng Đạt

Kể từ nay, các TTHC của Cục Tần số VTĐ và Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) sẽ được tiếp nhận, xử lý và gửi trả thông qua đường bưu điện. Cùng với Bộ TT&TT, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm bảo mật thông tin của các tổ chức, cá nhân trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ cùng nhau thực hiện công tác truyền thông để người dân biết tới dịch vụ này. Các nhân viên bưu điện cũng sẽ được tập huấn về thủ tục, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến việc nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC.

Đến dự lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng vui mừng trước thoả thuận hợp tác mà Bộ và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã đạt được.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng đánh giá cao hoạt động của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và nhắc lại lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi cho rằng, VNPost đóng góp vai trò rất quan trọng trong công tác cải cách TTHC. Kể từ đây, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ trở thành cánh tay nối dài của Chính phủ tới người dân, doanh nghiệp.

{keywords}
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng muốn các cơ quan, đơn vị khác trong Bộ TT&TT tiếp tục có những thoả thuận hợp tác về việc trả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Ảnh: Trọng Đạt

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng mong muốn, không chỉ Cục Tần số VTĐ, Cục Viễn thông, mà các đơn vị khác của Bộ cũng cần sớm ký kết thoả thuận hợp tác với VNPost trong việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Theo số liệu thống kê, Bộ TT&TT đang cung cấp 240 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong đó, có 195 thủ tục do các cơ quan thuộc Bộ thực hiện, 45 thủ tục do Sở TT&TT thực hiện. Trong số này, có 25 dịch vụ công mức độ 3 (chiếm 12,8%) và 26 dịch vụ công mức độ 4 (chiếm 13%).

Từ đầu năm đến nay, tính đến ngày 15/6/2018, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã tiếp nhận, giải quyết 16.244 hồ sơ thủ tục hành chính. Nhờ vậy mà trong năm qua, Bộ TT&TT đã xếp ở vị trí thứ 2 trên tổng số 19 Bộ và cơ quan ngang Bộ về Chỉ số Cải cách Hành chính (PAR Index).

Dự kiến đến năm 2020, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT sẽ triển khai 98 dịch vụ công mức độ 3, 4 trên cổng dịch vụ công trực tuyến. Điều này cũng đồng nghĩa, toàn bộ các dịch vụ công thuộc lĩnh vực TT&TT có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đều sẽ được triển khai ở mức độ cao.

Trọng Đạt

Bộ TT&TT xếp thứ 2 trong 19 bộ về cải cách thủ tục hành chính

Bộ TT&TT xếp thứ 2 trong 19 bộ về cải cách thủ tục hành chính

Việc đánh giá và phân loại theo bộ chỉ số giúp Bộ TT&TT nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả.

Giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn qua Bưu điện

Giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn qua Bưu điện

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam vừa tổ chức Lễ ký kết bản thỏa thuận hợp tác thực hiện dịch vụ bưu chính công ích nhằm góp phần giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính (TTHC).

Thủ tục xây dựng ở vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc đắt hơn miền Nam

Thủ tục xây dựng ở vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc đắt hơn miền Nam

Chi phí làm thủ tục xây dựng là ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ lên tới 146,7 triệu đồng, trong khi phía Nam chỉ 12,6 triệu đồng.

Đây mới là thủ tục hành chính ngốn tiền doanh nghiệp nhất

Đây mới là thủ tục hành chính ngốn tiền doanh nghiệp nhất

Với chi phí tuân thủ là 64,1 triệu đồng đã làm nhóm thủ tục xây dựng trở nên đắt đỏ bậc nhất trong bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018.