Theo thống kê của iResearch Consulting Group, tổng giá trị các khoản thanh toán qua di động tại Trung Quốc là 9.000 tỷ USD trong 2016. Trong khi đó, tại quốc gia số 1 về công nghệ như Mỹ, theo ước tính của Forrester Research, con số này chỉ vỏn vẹn 112 tỷ USD. 

Ở Trung Quốc, người dân không cần dùng tiền mặt

Vài năm trở lại đây, việc sử dụng tiền mặt đã trở thành một hành động lạ lẫm đối với nhiều người dân Trung Quốc. Thay vì tiền mặt, các hoạt động thanh toán và giao dịch hàng ngày tại Trung Quốc đều được thực hiện qua chiếc smartphone.

Khác với Mỹ và các nước Châu Âu, nơi người dân thường sử dụng thẻ trong các giao dịch trực tuyến, người Trung Quốc có thói quen sử dụng mã QR thay vì xài tiền mặt. Có một thực tế là ở quốc gia đông dân nhất thế giới, người dân ra đường mà không cần phải mang theo tiền. Từ các trung tâm thương mại lớn, máy bán nước tự động cho đến quầy hàng nhỏ của các hộ tiểu thương, tất cả mọi nơi đều có sự xuất hiện của mã QR Code.

{keywords}
Việc thanh toán qua mã QR rất phổ biến tại Trung Quốc. Tất cả các cửa hàng, cửa hiệu từ nhỏ đến lớn đều treo tấm biển chứa mã QR tại những nơi mà khách mua hàng có thể dễ nhìn thấy nhất. Ảnh: Trọng Đạt

QR Code là tên viết tắt của Quick Response code, tạm dịch là "Mã phản hồi nhanh" hay mã QR. Đây là loại mã vạch hai chiều. Mã QR có thể chứa tin nhắn SMS, địa chỉ web, địa chỉ email hay một đoạn nội dung văn bản.

Vài năm trở lại đây, QR code thậm chí còn trở thành một phương tiện thanh toán đã và đang được triển khai rộng rãi trên khắp thế giới. Đây cũng là phương thức thanh toán phổ biến nhất tại Trung Quốc.

Để thanh toán qua mã QR, tất cả những gì bạn cần là một tài khoản ngân hàng và mã QR cá nhân có liên kết đến tài khoản đó. Mỗi khi có nhu cầu thanh toán, người dùng chỉ việc dùng điện thoại chứa ứng dụng thanh toán tích hợp mã QR và quét mã. Với người bán, mọi chuyện thậm chí còn đơn giản hơn. Họ chỉ cần in mã QR của mình ra một tờ giấy và để ở chỗ công khai để người mua có thể quét nó là có thể nhận tiền thanh toán.

{keywords}
Đây cũng là công cụ được người Trung Quốc sử dụng để trả tiền cho các dịch vụ công, cũng như mua hàng tại máy bán nước tự động. Ảnh: Trọng Đạt

Theo An Tố Mẫn, một người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, “vài năm trước, cứ mỗi lần về quê, tôi sẽ phải tìm cách đổi tiền Việt qua Nhân dân tệ”. “Bây giờ thì khác, nhờ mã QR trên WeChat, tôi thậm chí còn chẳng nghĩ đến việc phải mang tiền”, cô chia sẻ.

Không chỉ mình An Tố Mẫn, nhiều người nước ngoài khi đến với Trung Quốc cũng cảm thấy bất ngờ trước sự phổ biến của hình thức thanh toán này. Có một thực tế là chỉ trong 15 năm qua, thị trường thanh toán trực tuyến tại Trung Quốc đã phát triển nhanh đến chóng mặt. Với 1,3 tỷ người dùng, tổng giá trị của thị trường thanh toán trực tuyến tại quốc gia này lên tới 16.000 tỷ USD.

Theo thống kê của iResearch Consulting Group, tổng giá trị các khoản thanh toán qua di động tại Trung Quốc là 9.000 tỷ USD trong năm 2016. Trong khi đó, tại quốc gia số 1 về công nghệ như Mỹ, theo ước tính của Forrester Research, con số này chỉ vỏn vẹn 112 tỷ USD.

Công ty Trung Quốc thành Facebook, Google nhờ thanh toán trực tuyến

Theo một nghiên cứu năm 2017 của Penguin Intelligence, 92% cư dân tại các thành phố lớn của Trung Quốc nói rằng, phương thức thanh toán chính của họ là Alipay và WeChat. Chi tiêu bằng tiền mặt tại Trung Quốc cũng đã giảm khoảng 10% trong năm qua, theo số liệu thống kê của Wall Strett Journal.

WeChat và Alipay chính là 2 công cụ phổ biến nhất trong thanh toán trực tuyến tại Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của iResearch Consulting Group, cả Alipay và WeChat đều là những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.

{keywords}
Có rất nhiều các công cụ thanh toán trực tuyến tại Trung Quốc. Tuy vậy, Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent vẫn chiếm thị phần lớn nhất, bỏ xa các đối thủ quốc tế như Samsung Pay hay Apple Pay. Ảnh: Trọng Đạt

Trong Q3/2017, với 53% thị phần, Alipay hiện là doanh nghiệp số 1 ở mảng này tại Trung Quốc. Trong khi đó, WeChat Pay cũng tỏ ra không hề kém cạnh khi sở hữu 40% thị phần, vượt xa những tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp thống lĩnh.

Thành công đến với Alipay nhờ sự chống lưng của trùm thương mại điện tử Jack Ma. Alipay là thành viên của đế chế Alibaba mà Jack Ma đang sở hữu. Công cụ thanh toán này nắm giữ một lợi thế riêng, khi thương mại điện tử đã và sẽ ngày càng phổ biến hơn nữa trong tương lai.

Với WeChat Pay thì khác, lượng người dùng khổng lồ lên tới 900 triệu của ứng dụng nhắn tin WeChat là mỏ vàng để Tencent khai thác. Đây cũng là lý do khiến Alipay thường được dùng trong thanh toán online, trong khi WeChat Pay lại phổ biến tại các quầy hàng nhỏ lẻ.

Nếu cần phải so sánh, Alipay hiện có khoảng 500 triệu người dùng đang hoạt động. Trong khi đó, Apple Pay chỉ có 127 triệu người dùng trên toàn cầu dù được cài đặt sẵn trên mọi chiếc điện thoại iPhone.

{keywords}
Người dân Trung Quốc thanh toán qua mã QR tại một cửa hàng Mi Store. Ảnh: Trọng Đạt

Không chỉ chia nhau miếng bánh trị giá hàng nghìn tỷ USD, lợi ích mà các công ty Trung Quốc có được còn vượt xa giá trị đơn thuần của các giao dịch. Bằng cách thu hút người dùng đến các dịch vụ thanh toán của họ, Alibaba và Tencent nắm bắt được một nguồn tài nguyên vô hạn từ kho dữ liệu người dùng.

Dữ liệu từ các khoản thanh toán sẽ được Alibaba và Tencent sử dụng để xây dựng hồ sơ cho từng người dùng chi tiết. Đây chính là công cụ giúp các công ty Trung Quốc kiếm tiền từ quảng cáo theo cái cách mà Facebook và Google đã và đang làm.

Kiểm soát các doanh nghiệp xuyên biên giới và thúc đẩy sự lớn mạnh của các công ty nội địa, đó là chiến lược mà Trung Quốc dày công xây dựng để từng bước chiếm lĩnh và khẳng định chủ quyền trên không gian số.

Trọng Đạt

Baidu, Alibaba, Tencent đang dẫn dắt thị trường Big Data toàn cầu

Baidu, Alibaba, Tencent đang dẫn dắt thị trường Big Data toàn cầu

Làm thế nào mà những công ty Trung Quốc như Baidu, Tencent và Alibaba dẫn đầu trong cuộc cách mạng về dữ liệu lớn trên toàn cầu?

Tencent: Đế chế thầm lặng nhưng lớn hơn cả Facebook

Tencent: Đế chế thầm lặng nhưng lớn hơn cả Facebook

Tencent là một đế chế Internet khổng lồ tại Trung Quốc. Sức mạnh bản thân hay sự hậu thuẫn tại thị trường nội địa? Điều gì đã làm nên tên tuổi của tập đoàn công nghệ lớn thứ 5 thế giới này?

Một thế hệ thanh niên Trung Quốc không cần Google, Facebook

Một thế hệ thanh niên Trung Quốc không cần Google, Facebook

"Tôi không cần chúng" là quan điểm của nhiều thanh thiếu niên lớn lên trong thời đại Internet bị kiểm duyệt nghiêm ngặt ở Trung Quốc.

Tự đứng trên đôi chân mình, Trung Quốc dám thách thức Facebook, Google

Tự đứng trên đôi chân mình, Trung Quốc dám thách thức Facebook, Google

Giờ đây, giới trẻ Trung Quốc thay vì thần tượng Steven Jobs, đang tích cực noi theo tấm gương của những Jack Ma, Robin Li, và Lei Jun - các nhà sáng lập của Alibaba, Baidu và nhà sản xuất điện thoại di động Xiaomi.

Vì sao thế hệ trẻ Trung Quốc không cần đến Facebook?

Vì sao thế hệ trẻ Trung Quốc không cần đến Facebook?

Khác với thế hệ trẻ Việt Nam hiện đang “ăn Facebook, ngủ Facebook”, thế hệ trẻ Trung Quốc hoàn toàn xa lạ với các dịch vụ Internet phổ biến thế giới như Google, YouTube hay Facebook, Twitter