Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi đắc cử, tân tổng thống Mỹ Donald Trump hé lộ, truyền thông xã hội chính là thứ vũ khí bí mật đã góp phần quan trọng giúp ông đánh bại bà Hillary Clinton trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay.

{keywords}

Ông Donald Trump trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi đắc cử tổng thống Mỹ trên chương trình  "60 Minutes" của kênh CBS. Ảnh: CBS

Ông Trump từng bị chỉ trích vì nhiều phát ngôn gây sốc trên Twitter trong quá trình tranh cử tổng thống Mỹ. Song, trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "60 Minutes" phát trên kênh CBS tối ngày 13/11, ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục dùng Twitter, nền tảng truyền thông xã hội được cho là đã giúp ông chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giành ghế tổng thống Mỹ.

"Nếu dùng nó (Twitter), tôi sẽ rất kiềm chế. Tôi thấy nó có ý nghĩa lớn lao, một nền tảng thông tin liên lạc hiện đại. Không có gì chúng ta phải xấu hổ về nó", ông Trump quả quyết.

Như vậy, trong cuộc phỏng vấn dài hơi đầu tiên sau khi đắc cử, ông Trump đã thừa nhận vai trò to lớn của truyền thông xã hội trong chiến thắng ngoạn mục của ông trước ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton.

Trước đó, tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa Mỹ, cựu chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich từng nhận xét, truyền thông xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc tạo dựng thanh thế cho một ứng cử viên tay mơ như ông Trump, theo cách mà các phương thức truyền thông cổ điển chưa bao giờ làm được.

"Tôi tin vào điều đó. Tôi thực sự tin mình có sức mạnh đến như vậy xét về số người ủng hộ trên Twitter, Facebook, Instagram, ... Tôi nghĩ chúng giúp tôi chiến thắng mọi cuộc đua vừa qua dù họ bỏ ra số tiền (vận động tranh cử) nhiều hơn tôi rất nhiều. Truyền thống xã hội có sức mạnh lớn hơn số tiền mà họ bỏ ra. Tôi cho rằng, có lẽ xét về một khía cạnh nhất định nào đó, tôi đã chứng minh được điều này", ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn với "60 Minutes".

Tài khoản Twitter của ông hiện thu hút gần 15 triệu người theo dõi. Tân tổng thống Mỹ ước tính ông có tổng cộng 28 triệu người theo dõi trên tất cả các nền tảng mạng xã hội đang dùng. Ông cũng ca ngợi truyền thông xã hội là phương tiện hữu hiệu để chống lại các hãng tin truyền thống.

Các nhà phân tích thống kê rằng, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump thường xuyên cho đăng tải các bình luận trên mạng xã hội, với số lượng lớn hơn nhiều so với hầu hết các đối thủ của mình.

{keywords}
Ông Trump nhiều lần đăng đàn công kích đối thủ Hillary Clinton trên Twitter.

Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa này từng vấp phải vô số chỉ trích vì các thông điệp gây tranh cãi trên Twitter, từ bình luận coi thường các đối thủ đến phát biểu công kích nhằm vào cựu Hoa hậu hoàn vũ Alicia Machado, người từng lên án ông vì chê cô béo sau khi giành vương miện năm 1996.

Vào nhiều thời điểm trong chiến dịch tranh cử, đặc biệt vài ngày trước cuộc tổng tuyển cử, các thông điệp trên Twitter của ông Trump gây phản ứng tiêu cực đến mức nhóm quản lý chiến dịch buộc phải cách ly ông với tài khoản mạng xã hội này.

{keywords}
Hôm 11/11, ông Trump từng lên tiếng phê phán những người biểu tình chống lại việc ông đắc cử tổng thống, nhưng thay đổi thái độ hoàn toàn chỉ chưa đầy 1 ngày sau đó.

Kể từ khi thắng cử, các thông điệp của ông Trump trên Twitter chủ yếu có nội dung cảm ơn những người ủng hộ. Ngoại trừ hôm 11/11, ông đăng đàn chỉ trích những người biểu tình phản đối việc ông đắc cử. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông thay đổi hoàn toàn thái độ và bày tỏ sự yêu thích đối với những người biểu tình.

Tuấn Anh (Theo CNET, BBC)