Theo New York Times, Facebook đã có thỏa thuận với các đối tác gồm Apple, Amazon và Microsoft truy cập vào dữ liệu cá nhân của người dùng bao gồm danh sách bạn bè, thông tin liên hệ và thậm chí cả tin nhắn riêng tư... mà chưa được sự đồng ý của người dùng.
Một bồi thẩm đoàn ở New York đã tiến hành lập hồ sơ từ các nhà sản xuất thiết bị thông minh để thảo luận về những vấn đề pháp lý bí mật. Như việc Facebook cấp quyền truy cập vào thông tin của hàng trăm triệu người dùng.
CEO Facebook Mark Zuckerberg trong một cuộc điều trần. Ảnh: The New York Times |
"Chúng tôi đang phối hợp với các điều tra viên một cách nghiêm túc. Chúng tôi đã cung cấp lời khai, trả lời các câu hỏi và cam kết tiếp tục làm theo các yêu cầu", phát ngôn viên của Facebook cho biết.
Trước đó, hồi tháng 12/2018, New York Times đã tiết lộ thông tin gây chấn động, Microsoft, Netflix, Spotify, Amazon và Yahoo đều đã được Facebook cho phép đọc thông tin cá nhân của người dùng.
Theo điều tra của New York Times, Facebook đã cho phép công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft xem được tên tất cả bạn bè của người dùng Facebook mà không cần sự đồng ý của họ. Mạng xã hội này cũng cho phép Netflix và Spotify có thể đọc tin nhắn cá nhân của người dùng Facebook. Còn Amazon cũng có được tên và thông tin liên lạc của người dùng thông qua bạn bè của họ.
Thông tin mạng xã hội lớn nhất hành tinh bị điều tra hình sự đến đúng vào thời điểm Facebook gặp sự cố trên toàn thế giới trong đêm 13/3 đến sáng 14/3 (giờ VN).
Sự cố khiến Facebook phải dùng tài khoản Twitter để thông báo tới người dùng. Liên quan để nguyên nhân sự cố Facebook sập trên toàn cầu, mạng xã hội này phủ nhận việc bị hacker tấn công bằng hình thức từ chối dịch vụ (tấn công DDoS).
Hải Nguyên (tổng hợp)
Người dùng Facebook than trời vì không thể gửi ảnh, chat thoại qua Messenger
Ngay trước khi sự cố xảy ra với Messenger, hai bộ công cụ vốn rất phổ biến với người dùng Việt Nam là Google Drive và Gmail cũng gặp phải vấn đề nghiêm trọng.