Đối với khách hàng, những mẫu điện thoại mới của Xiaomi có thể mang đến thiết kế và các tính năng quá tốt so với giá bán. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, chúng có thể vẫn chưa đủ để giúp công ty này lọt vào tốp các nhà cung cấp smartphone lớn nhất thế giới.

{keywords}

Hãng điện thoại Trung Quốc ngày 28/9 đã cho trình làng 2 smartphone kế nhiệm mẫu flagship Mi 5 của hãng, với tên gọi là Mi 5s và Mi 5s Plus. Những mẫu smartphone này sẽ chính thức được bán ra ở Trung Quốc kể từ ngày 19/9 với giá tương đối thấp hơn các mẫu smartphone cao cấp khác trên thị trường, dù sở hữu các đặc điểm tương đương.

Mi 5s và Mi 5s Plus được bán với giá lần lượt là 1.999 Nhân dân tệ (299,57 USD) và 2.299 NDT (344,53 USD), trong khi giá đề xuất khởi điểm cho iPhone 7 phiên bản bộ nhớ thấp của Apple lên tới 649 USD.

"Các điện thoại mới trông rất tuyệt, nhưng vấn đề mà Xiaomi và các tất cả các hãng sản xuất smartphone mới đang phải đối mặt là sự suy giảm các cải tiến quan trọng. Ngày nay, mọi hãng đều cung cấp các camera tốt hơn đôi chút, vi xử lý nhanh hơn một chút và các cải biến tương đối nhỏ khác", Bob O'Donnell, người sáng lập và chuyên gia phân tích hàng đầu tại công ty Technalysis Research, nhấn mạnh.

Theo ông O'Donnell, việc bổ sung thêm vài tính năng nhỏ không đủ tạo nên sản phẩm nâng cấp đủ sức hấp dẫn vào thời điểm mà người dùng đang gắn bó với cùng một chiếc smartphone lâu hơn.

Xiaomi đã tăng thêm sức mạnh cho 2 mẫu smartphone vừa ra mắt, với vi xử lý Snapdragon 821 mới. Hãng cũng trang bị cho chúng màn hình 5,7 inch lớn hơn và một hệ thống camera kép gồm 2 cảm biến 13MP dành cho Mi 5s Plus, trong khi đưa một cảm biến hình ảnh Sony CMOS, vốn thường xuất hiện trong các máy ảnh compact, vào Mi 5s để cho những bức ảnh chất lượng tốt hơn.

Tính năng nổi bật nhất ở 2 mẫu smartphone đời mới của Xiaomi là công nghệ cảm biến vân tay siêu âm. Theo công ty, công nghệ này giúp máy thể đọc được vân tay của người dùng thông qua sóng siêu âm khi họ đặt ngón tay lên cảm biến. Nó cho phép Xiaomi đưa cảm biến vân tay xuống phía dưới lớp kính bề mặt của điện thoại, không cần đến một nút bấm vật lý hay touchpad phổ biến trên các thiết bị khác.

Song, cả ông O'Donnell và bà Tay đều nhất trí rằng, Mi 5s và 5s Plus có thể không giúp Xiaomi tăng trưởng như kỳ vọng trong thị trường smartphone. Ông O'Donnell nói, thị trường này đã đạt đỉnh vào quý 4/2015 và đang trong xu hướng duy trì, thậm chí đi xuống trong năm nay.

Khoảng cách giữa Xiaomi và các nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới cũng đã nơi rộng trong năm 2016 này. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Gartner cho thấy, trong quý 2/2016, Xiaomi là nhà cung cấp smartphone lớn thứ 5 thế giới và chiếm 4,5% thị phần, giảm so với con số 4,7% thị phần cách đây một năm. Ngược lại, công ty dẫn đầu thị trường - Samsung - đã tăng thị phần trong quý 2/2016 lên 22,3% từ mức 21,8% thị phần một năm trước đó.

Tuấn Anh (Theo CNBC)