Sau khi phóng thành công tên lửa tư nhân đầu tiên, Trung Quốc lại tiến một bước dài trong ngành khoa học vũ trụ khi chuẩn bị phóng trạm vũ trụ CSS vào năm 2019.

Trung Quốc đang chào mời các quốc gia trong Liên hợp quốc sử dụng chung trạm vũ trụ CSS của mình. Trạm vụ trụ này dự kiến sẽ được Trung Quốc phóng lên vũ trụ vào năm 2019, trước khi đưa vào sử dụng kể từ năm 2022.

Theo đề nghị của Trung Quốc, các quốc gia khác có thể sử dụng trạm vũ trụ lớn nhất của quốc gia này để tiến hành thí nghiệm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. “CSS không chỉ thuộc về Trung Quốc, nó là dành cho cả thế giới”, ông Shi Zhongjun - đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc chia sẻ.

{keywords}
Trong khoảng chục năm trở lại đây, Trung Quốc đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong công nghệ hàng không vũ trụ. 

Theo ông Shi Zhongjun, tất cả các nước đều có thể tham gia hợp tác với Trung Quốc dựa trên một nền tảng bình đẳng, bất kể quy mô và mức độ phát triển của các quốc gia này.

Đây là một phần trong thỏa thuận được ký kết năm 2016 giữa Văn phòng không gian Vũ trụ Liên hợp quốc (UNOOSA) và cơ quan Vũ trụ có người lái của Trung Quốc.

Trước đó, Trung Quốc đã từng đưa một trạm không gian khác với tên gọi Thiên cung 1 vào vũ trụ. Năm 2016, Trung Quốc mất quyền kiểm soát trạm này. Thiên cung 1 sau đó đã rơi xuống bầu khí quyển Trái Đất ở Nam Thái Bình Dương vào ngày 2/4/2018.

Tuấn Nghĩa (Theo CNET)

Trung Quốc phóng tên lửa tư nhân, muốn làm siêu cường vũ trụ

Trung Quốc phóng tên lửa tư nhân, muốn làm siêu cường vũ trụ

OneSpace là dự án tên lửa đầu tiên của Trung Quốc được phát triển bởi giới tư nhân. Về bản chất, dự án tên lửa này cũng giống với SpaceX của tỷ phú Elon Musk.

Người thứ 4 đặt chân lên Mặt Trăng vừa qua đời ở tuổi 86

Người thứ 4 đặt chân lên Mặt Trăng vừa qua đời ở tuổi 86

Ông là Alan Bean, phi hành gia của sứ mệnh Apollo 12. Alan Bean là người thứ 4 trong tổng số 12 phi hành gia từng đặt chân lên Mặt Trăng.

Hé lộ công nghệ khám phá 'vùng tối bí ẩn' của Mặt trăng

Hé lộ công nghệ khám phá 'vùng tối bí ẩn' của Mặt trăng

Mặt trăng tồn tại một vùng tối vĩnh cửu chứa đựng nhiều bí ẩn về cấu trúc địa chất mà các nhà khoa học muốn khám phá. Cho tới gần đây, nhiệm vụ khá phám 'vùng tối bí ẩn' này mới được thực hiện nhờ các công nghệ mới.

Ngư dân câu được cá mặt trăng dài 1 m

Ngư dân câu được cá mặt trăng dài 1 m

Con cá "khủng" được tàu cá anh Bình câu ở ngoài khơi có trọng lượng hơn 32 kg, dài 1 m và có hình thù kỳ lạ. Theo các chuyên gia, đây là cá mặt trăng nằm trong sách đỏ Việt Nam.