Chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các nước đồng minh cấm Huawei tham gia xây dựng mạng lưới 5G vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, và kết luận Huawei không là “đối tác tin cậy”. Mỹ cáo buộc thiết bị của Huawei có thể được chính phủ Trung Quốc dùng để do thám.

Nhưng Huawei liên tục phủ nhận không hề là mối đe dọa, và không bao giờ để Bắc Kinh kiểm soát dữ liệu của khách hàng. Các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ lời trấn an của Huawei, vì Luật An ninh quốc gia của Trung Quốc xem ra buộc các công ty phải cung cấp các thông tin đó, theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc.

Tính được thua ở đây là quyền kiểm soát điều mà các chuyên gia mô tả là một trong những công nghệ quan trọng nhất mọi thời đại. Mạng 5G không chỉ khiến internet chạy nhanh hơn, mà còn củng cố công nghệ khác, từ chiếc xe không người lái cho đến cái gọi là thành phố thông minh. Mỹ muốn duy trì vị thế hàng đầu về công nghệ và Trung Quốc cũng không chịu kém.

{keywords}
Anh và Đức bất tuân lệnh cấm Huawei của Mỹ?

Dù Mỹ đã phản đối, các quốc gia gồm Anh và Đức không lắng nghe. Ngày 19/3, Cơ quan quản lý mạng Liên bang Đức (BNA) cho biết phiên đấu thấu dự án phát triển mạng 5G, với sự tham dự của 4 công ty công nghệ Đức, trong đó có 3 nhà cung cấp mạng di động chính của nước này là Deutsche Telekom, Vodafone, Telefonica Germany (O2), và công ty United Internet (1&1) chuyên về dịch vụ Internet.

Đơn vị trúng thầu sẽ phải có trách nhiệm cung cấp mạng 5G cho ít nhất 98 % hộ gia đình, các tuyến đường cao tốc và đường sắt Đức. Huawei không tham gia đấu thầu nhưng lại là đơn vị cung cấp phần cứng thiết yếu cho 4 công ty trên, như ăng-ten và thiết bị định tuyến.

Theo CNBC, Đức không loại trừ khả năng Huawei trở thành một phần trong hệ thống cơ sở hạ tầng 5G của mình. Hồi đầu tháng 3, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói Đức sẽ xác lập các qui chuẩn an ninh quốc gia riêng.

Nhưng không chỉ có Đức đang thách đố Mỹ. Chính phủ Ý tuyên bố sẽ không cấm Huawei tham gia ngành công nghiệp viễn thông của Ý, và không có bằng chứng Huawei là mối đe dọa an ninh. Và tại Anh, các quan chức tình báo nói bất kỳ nguy hiểm nào từ Huawei đều có thể ngăn chặn, theo báo Financial Times đưa tin hồi tháng 2.

Ngay cả các nhà mạng riêng lẻ cũng bày tỏ mối quan tâm của họ về việc loại bỏ Huawei khỏi dự án mạng phát triển mạng 5G. Hãng Vodafone (có trụ sở tại Mỹ) cho biết việc cấm Huawei có thể tiêu tốn hàng triệu bảng Anh và làm chậm việc phát triển mạng 5G.

Các chuyên gia nói rằng trong khi việc triển khai mạng 5G của Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm Huawei, thì châu Âu có thể bị ảnh hưởng.

Nikhil Batra, giám đốc nghiên cứu viễn thông cao cấp tại IDC cho biết: các nhà mạng châu Âu đã gặp khó khăn so với các công ty ở Mỹ, vì vậy họ muốn thỏa thuận trang bị mạng 5G rẻ nhất có thể, điều mà Huawei có thể đáp ứng.

Ông Batra nói với CNBC: “Khi bạn nhìn vào ngành công nghiệp nhỏ như các nhà cung cấp thiết bị mạng, việc loại trừ Huawei sẽ có tác động lớn đến ngành. Nếu tôi chọn từ ba nhà cung cấp lớn đến hai nhà cung cấp lớn, kết quả là sự cạnh tranh sẽ giảm, giá sẽ tăng. Rất nhiều quốc gia, bao gồm các công ty viễn thông, đang xem Huawei như một lựa chọn có chi phí tốt hơn. Theo truyền thống, Huawei đã phóng nhiều tiền để cạnh tranh với hai đối thủ lớn khác của châu Âu là Nokia và Ericsson”.

Ông Batra nói thêm, rằng các nước châu Âu chưa thấy chứng cứ rõ ràng liên quan cáo buộc của Mỹ, và đó là một lý do họ không lắng nghe lời kêu gọi cấm Huawei của Washington. Vấn đề là lập luận của Mỹ cho rằng công nghệ của Huawei cho phép hoạt động do thám, nhưng không chứng minh được công ty này đã thu thập tin tình báo cho Bắc Kinh.

Và không chỉ các nước châu Âu thách thức Mỹ. Thái Lan, một đồng minh của Mỹ ở châu Á, đã mở cuộc thử nghiệm mạng 5G với Huawei hồi tháng 2. Ấn Độ không cấm hoàn toàn, chỉ tìm cách loại trừ Huawei khỏi một vài cơ sở hạ tầng mạng 5G của mình, theo báo Nikkei Asian Review hồi đầu tháng 3.

Nhưng Mỹ không thay đổi lập trường chống Huawei, và các nhà mạng Mỹ ủng hộ lập trường này.

Ngày 20/3, Tổng giám đốc công ty AT&T, ông Randall Stephenson nói Huawei đang gây khó khăn cho các nhà mạng châu Âu không dám loại trừ làm nhà cung cấp của họ, vì công ty này đang là một phần quan trọng trong mạng 4G hiện tại của họ.

Ông Stephenson nói: “Nếu quí vị chọn Huawei làm mạng 4G của quí vị, Huawei sẽ không cho phép khả năng tương tác lên mạng 5G, nghĩa là nếu bạn có mạng 4G, thì bạn bị kẹt với Huawei vì mạng 5G”.

Ông nói chính phủ Mỹ nên giải thích rõ vấn đề với Huawei. Nguy cơ lớn nhất không phải là chính phủ Trung Quốc có thể nghe lén hoặc “ăn cắp” dữ liệu, mà là mạng 5G sẽ là một cơ sở hạ tầng nhạy cảm, và các chính phủ nên cảnh giác người bán là ai: “Nếu phần lớn cơ sở hạ tầng sẽ gắn liền với loại công nghệ này, chúng ta liệu có thận trọng về việc công ty nào đứng sau công nghệ đó ? Tốt nhất là chúng ta nên đề phòng”.

Khi CNBC liên hệ, Huawei từ chối bình luận về phát biểu của ông Stephenson.

Theo TGTT

Huawei bị tập đoàn viễn thông lớn của Đan Mạch loại khỏi 'cuộc chơi'

Huawei bị tập đoàn viễn thông lớn của Đan Mạch loại khỏi 'cuộc chơi'

Tập đoàn viễn thông TDC của Đan Mạch đã chọn công ty Ericsson của Thụy Điển thay vì nhà cung cấp hiện tại Huawei để triển khai mạng 5G.