Đề án số hoá truyền hình được triển khai dựa trên nguyên tắc kết hợp số hoá truyền hình mặt đất với truyền hình số qua vệ tinh tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

21 tỉnh/thành phố hoàn thành số hoá truyền hình

Chiều 14/5, tại trụ sở Bộ TT&TT đã diễn ra buổi làm việc nhằm đánh giá công tác triển khai Đề án Số hoá truyền hình theo kết luận tại phiên họp lần thứ 13 và kế hoạch triển khai Đề án số hoá Truyền hình năm 2018.

Theo báo cáo của Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT), về cơ bản 21 tỉnh đã hoàn thành số hoá truyền hình và ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (ATV) theo đúng kế hoạch.

Cụ thể, các tỉnh thuộc nhóm II gồm: Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang đã hoàn thành số hoá truyền hình và ngừng phát sóng ATV kể từ ngày 16/8/2017.

{keywords}
Buổi làm việc của Ban chỉ đạo Đề án Số hoá Truyền hình Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt 

Ngoài ra, 5 tỉnh nhóm III thuộc khu vực đồng bằng Nam Bộ gồm Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã hoàn thành ngừng phát sóng Truyền hình tương tự mặt đất (ATV) từ 1/1/2018, sớm 1 năm so với kế hoạch đã đề ra.

Trong năm 2017, Bộ TT&TT đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 cho 586.000 hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ.

Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu thu vệ tinh cho hộ nghèo

Tại buổi làm việc, một trong những vấn đề được tập trung bàn thảo là việc triển khai Quyết định số 310/QĐ-TTg ban hành ngày 14/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có việc bổ sung, điều chỉnh một số điều của Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 và ban hành một số quy định mới liên quan tới Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.  

Theo đó, Đề án số hoá truyền hình được triển khai dựa trên nguyên tắc kết hợp số hoá truyền hình mặt đất với truyền hình số qua vệ tinh tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu thu vệ tinh cho hộ nghèo, cận nghèo tại các địa bàn đang thu xem ATV từ các trạm phát lại truyền hình nhưng không được phủ sóng DVB-T2. Những địa bàn này chủ yếu nằm ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Tại buổi làm việc, Ban Chỉ đạo đánh giá cao kết quả triển khai Đề án số hóa trong thời gian qua. “Các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đã triển khai kịp thời, hiệu quả trên các mặt công tác. Bao gồm việc mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền số hóa truyền hình hướng tới đối tượng là các hộ đang dùng truyền hình tương tự mặt đất. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ đầu thu truyền hình số đã được thực hiện tốt”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn – Trưởng ban chỉ đạo Đề án Số hoá Truyền hình Việt Nam chia sẻ.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn – Trưởng ban chỉ đạo Đề án Số hoá Truyền hình Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Tuy nhiên, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nhắc nhở rằng, việc thống kê danh sách các hộ cần hỗ trợ còn có địa bàn chưa thực sự sát với thực tế. Điều này dẫn đến việc tại một vài nơi không thực hiện được hỗ trợ và phải tiến hành rà soát lại.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn giao Cục Tần số Vô tuyến điện tính toán theo lý thuyết, xác định danh sách địa bàn đang thu xem truyền hình tương tự mặt đất (THTTMĐ) từ các trạm phát chính, trạm phát lại tại các tỉnh Nhóm II, III để phục vụ việc hỗ trợ đầu thu cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Trên cơ sở danh sách do Cục Tần số Vô tuyến điện cung cấp, Ban Quản lý Chương trình Cung cấp dịch vụ Viễn thông Công ích (CCDVVTCI) sẽ chủ trì phối hợp với các địa phương xác định cụ thể danh sách địa bàn thuộc vùng hỗ trợ đầu thu DVB-T2, địa bàn thuộc vùng hỗ trợ đầu thu DTH trên thực tế. Trong đó, vùng đã phủ sóng truyền hình số mặt đất thì tiến hành hỗ trợ đầu thu DVB-T2.  

Ban Quản lý Chương trình CCDVVTCI cũng sẽ phối hợp với địa phương lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ. Trong đó, bao gồm danh sách các hộ được hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất và danh sách các hộ được hỗ trợ đầu thu truyền hình vệ tinh.

Mục tiêu được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đưa ra trong năm nay là hoàn thành hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 cho 12 tỉnh Nhóm III (đối với các địa bàn thu xem THTTMĐ từ các trạm phát chính) và hỗ trợ đầu thu vệ tinh DTH cho 9 tỉnh Nhóm II (đối với các địa bàn thu xem THTTMĐ từ các trạm phát lại) trước ngày 30/11/2018 để ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các địa bàn này trước 31/12/2018.

Để làm được điều này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh trách nhiệm tuyên truyền của các địa phương từ nay cho đến khi kết thúc thời điểm phát sóng truyền hình tương tự. Trong đó, cần tuyên truyền rõ thời điểm ngừng phát sóng  truyền hình tương tự và phương thức truyền hình thay thế (mặt đất hay vệ tinh) tại từng địa bàn cụ thể.

Trọng Đạt

Thế giới đánh giá cao thành công số hóa truyền hình của VN

Thế giới đánh giá cao thành công số hóa truyền hình của VN

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, các tổ chức trong khu vực và thế giới đánh giá rất cao thành công của Việt Nam trong việc triển khai số hóa truyền hình. 

Mạng xã hội STEM “hòa mạng” cùng Hệ tri thức Việt số hóa

Mạng xã hội STEM “hòa mạng” cùng Hệ tri thức Việt số hóa

Ngày 1/1/2018, Stem.vn - mạng xã hội chuyên về STEM đã chính thức “hoà mạng” cùng Hệ tri thức Việt số hoá (itrithuc.vn).

Hệ tri thức Việt số hóa sẽ ra mắt vào năm 2018

Hệ tri thức Việt số hóa sẽ ra mắt vào năm 2018

Theo dự kiến Hệ tri thức Việt số hóa sẽ khởi động chính thức vào đầu năm 2018 để cộng đồng xã hội tham gia xây dựng đóng góp tri thức cũng như khai thác.

Smart TV: lựa chọn thời số hóa

Smart TV: lựa chọn thời số hóa

Công nghệ analog chìm vào dĩ vãng, truyền hình kỹ thuật số “lên ngôi” khiến Smart TV nổi lên là lựa chọn hoàn toàn hợp lí.