Đó là những con số cho thấy sức tăng trưởng ấn tượng của ngành CNTT - Truyền thông Việt Nam năm 2016.
Trong năm 2016, ngành Thông tin & Truyền thông tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tổng doanh thu toàn ngành đạt khoảng 1,64 triệu tỷ đồng, tương đương 72,7 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng là 9,1% so với năm 2015, cao hơn 3% so với tăng trưởng GDP trung bình của cả nước.
Lĩnh vực Thông tin & Truyền thông tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất mạnh trong khoảng chục năm trở lại đây. Ảnh: Getty Images |
Trong năm 2016, Việt Nam đã có tên trên bản đồ CNTT của thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ CNTT, gia công phần mềm và quy trình nghiệp vụ. Việt Nam cũng đứng top đầu theo chỉ số kinh tế ứng dụng di động trong khu vực ASEAN.
Năm 2016, chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam được Liên hợp quốc xếp vào nhóm cao, tăng khoảng 10 bậc so với năm 2015.
Theo báo cáo CNTT toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, thứ hạng chỉ số sẵn sàng kết nối của Việt Nam năm 2016 tăng 6 bậc so với năm 2015. Cũng theo báo cáo này, giá cước dịch vụ Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đang ở mức thấp nhất thế giới.
Viễn thông Việt Nam và những con số ấn tượng
Theo Sách Trắng Công nghệ thông tin & Truyền thông Việt Nam 2017, Việt Nam có tổng cộng 92,8 triệu thuê bao điện thoại di động 2G (năm 2016). Lượng thuê bao này thậm chí đã vượt qua tổng lượng dân số. Tỷ lệ thuê bao 2G/100 dân đạt 100,1%. Với băng rộng di động 3G, Việt Nam cố tổng cộng 36,2 triệu thuê bao, chiếm 39% dân số.
Doanh thu trong lĩnh vực viễn thông luôn có mức tăng trưởng ấn tượng. |
Trong lĩnh vực Tài nguyên Internet, ngành CNTT-TT Việt Nam cũng ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng. Có tổng cộng 386.751 tên miền “.vn” đã đăng ký. Số tên miền tiếng Việt đã đăng ký là 994.161 tên miền. Tổng số địa chỉ Internet IPv6 quy đổi theo đơn vị /64 đã cấp đạt hơn 120 tỷ địa chỉ (năm 2016), tăng 33% so với chỉ một năm trước đây.
Doanh thu từ dịch vụ viễn thông cố định mặt đất năm 2016 đạt 1,14 tỷ USD. Với dịch vụ viễn thông di động mặt đất, doanh thu từ dịch vụ này đạt hơn 5 tỷ USD.
Theo thông tin từ Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện thị phần viễn thông di động (2G và 3G) tại Việt Nam là cuộc đua của ba nhà mạng lớn gồm Viettel (46,7%), MobiFone (26,1%) và VNPT (22,2%). Một lượng nhỏ thị phần còn lại thuộc về hai nhà mạng Vietnamobile (2,9%) và Gtel (2,1%).
Truyền hình tăng trưởng mạnh, thu nhập ngành CNTT 7.000 USD
Lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình & Thông tin điện tử cũng có sự tăng trưởng mạnh trong hai năm 2015 và 2016. Những số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, hiện có khoảng 10,9 triệu thuê bao truyền hình cáp tại Việt Nam.
Số thuê bao truyền hình số mặt đất vào khoảng 521.000 thuê bao. Truyền hình vệ tinh đạt khoảng 1,37 triệu thuê bao. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của một loại hình dịch vụ mới là thuê bao truyền hình di động với khoảng 387.000 thuê bao.
Tính đến hết năm 2016, cả nước đã có tổng cộng 86 kênh phát thanh và 181 kênh truyền hình trong nước. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của khoảng 50 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập để cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Việt Nam đang dần loại bỏ truyền hình tương tự, tiến tới số hóa truyền hình. Ảnh: VTV |
Trong lĩnh vực truyền hình, thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp đang lớn nhất, chiếm 82.7%. Do đó, khá dễ hiểu khi doanh thu đến từ các doanh nghiệp truyền hình cáp của Việt Nam trong năm 2016 đạt tới 5.687 tỷ đồng, bỏ xa các dịch vụ truyền hình còn lại.
Về lĩnh vực thông tin điện tử, tính đến hết năm 2016, hiện cả nước có tổng cộng 125 báo điện tử và 1.893 xuất bản phẩm điện tử. Trong đó có 172 trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí và 1.323 trang thông tin điện tử tổng hợp đã được cấp phép của các doanh nghiệp, tổ chức. Bên cạnh đó, có tổng cộng 240 mạng xã hội trực tuyến đã được cấp phép tại Việt Nam.
Với Công nghiệp CNTT, hiện có khoảng 781.000 lao động đang hoạt động trong lĩnh vực này. Số lao động này hoạt động ở bốn mảng chính bao gồm công nghiệp phần cứng, điện tử; công nghiệp phần mềm; dịch vụ CNTT và công nghiệp nội dung số.
Một thông tin tích cực khác là những lao động trong ngành Công nghiệp CNTT có thu nhập bình quân đầu người ở mức khá cao. .
Thu nhập bình quân đầu người trong lĩnh vực phần cứng, điện tử là 3.866 USD/người/năm. Thu nhập bình quân trong lĩnh vực phần mềm đạt 6.849 USD/người/năm. Với lĩnh vực nội dung số, thu nhập bình quân ước tính hằng năm đạt 6.189 USD/người.
Trọng Đạt
Quyết liệt ngăn chặn SIM rác, tin nhắn rác quay trở lại
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu Cục Viễn thông đẩy mạnh công tác thu hồi SIM kích hoạt sẵn, nhất là trong những tháng cuối năm.
Viettel khai trương mạng 4G thứ 7 trên thế giới
Ngày 30/7/2017, Telemor - thương hiệu Viettel tại Đông Timor đã trở thành nhà mạng đầu tiên tại Đông Timor cung cấp 4G và cũng là thương hiệu thứ 7 của Viettel chính thức kinh doanh 4G trên tổng số 11 nước hiện có.
4 nhất về 4G Viettel
Viettel là công ty đầu tiên trên thế giới phủ sóng 4G toàn quốc ngay khi khai trương dịch vụ,tốc độ triển khai đạt kỷ lục (6 tháng 36.000 trạm 4G),công nghệ 4 thu 4 phát (dưới 60/600 nhà mạng cung cấp 4G trên thế giới có công nghệ này)…
Nhiều người Việt đổi SIM 4G dù điện thoại không hỗ trợ
Có một thực tế ở Việt Nam, nhiều người sử dụng điện thoại chỉ hỗ trợ đến 3G nhưng vẫn đi đổi SIM 4G.
Mạng 4G đã phủ sóng tới 95% dân số Việt Nam
Hơn 80.000 trạm thu phát sóng 4G đã và đang được triển khai nhằm mục tiêu phủ sóng 4G trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ nay cho đến cuối năm 2017.