Theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 30% người ở tuổi 35 bị thoái hóa khớp
và các bệnh viêm khớp. Bệnh thoái hóa khớp tuy không gây tử vong nhưng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, nhất là khi bệnh trở nặng.
30% người trẻ bị thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Một thống kê chưa đầy đủ cho
thấy có khoảng 30% người ở tuổi 35 bị thoái hóa khớp và các bệnh viêm khớp. Cũng
theo ghi nhận của nhiều bác sĩ chuyên ngành khớp học, hiện có rất nhiều bệnh
nhân chỉ ở độ tuổi 20-30 đã bị nhức mỏi xương khớp thường xuyên và thoái hóa
khớp chiếm đến 30% các yếu tố gây triệu chứng này.
Khi bị thoái hóa khớp, bệnh nhân thường bị đau, cứng khớp giữa các khớp xương.
Triệu chứng này xuất hiện từng cơn, kéo dài âm ỉ, nhất là khi vận động, gây cho
bệnh nhân cảm giác rất khó chịu và tù túng. Nghiêm trọng hơn, thoái hóa khớp còn
là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Kết luận này được đưa ra tại Hội nghị khoa
học Thập niên Xương khớp Quốc tế và Hội nghị Thường niên Hội Cột sống lần thứ 18
tổ chức vào tháng 11 vừa qua.
Triệu chứng thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có thể xuất hiện bất kỳ ở vị trí khớp xương nào của cơ thể, tùy
theo thể trạng và đặc điểm sinh hoạt của mỗi người. Các khớp dễ bị thoái hóa
nhất là khớp gối, khớp gót chân, khớp háng, cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày giúp xương khớp chắc khỏe và linh
loạt
Trong khi đó thoái hóa khớp gót chân lại có triệu chứng “nhẹ nhàng” hơn: mỗi
buổi sáng thức dậy bệnh nhân có cảm giác đau thốn ở gót chân, nhưng khi di
chuyển vài bước lại trở lại bình thường. Vì triệu chứng thoáng qua này nên ít
bệnh nhân nhận biết được mình đang bị thoái hóa khớp gót chân…
Bí quyết “vàng” phòng bệnh
Nếu ở người già, thoái hóa khớp là do sự lão hóa của các khớp xương dưới tác
động của tuổi tác thì người trẻ phần nhiều là do lối sống và tính chất công
việc. Người làm việc tay chân quá sức hoặc người làm trí óc ít vận động đều là
đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao người bình thường.
Thói quen sử dụng nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ngọt nhưng
ít luyện tập thể dục dẫn đến thừa cân cũng là “thủ phạm” gián tiếp gây thoái hóa
khớp.
Khi béo phì, trọng lượng cơ thể phát triển mất cân đối so với khung xương, bắt
hệ xương khớp phải “mang vác” một tải trọng quá khả năng và nhanh chóng dẫn đến
thoái hóa. Với người bình thường, bữa ăn hàng ngày khiếm khuyết các dưỡng chất
cần thiết cũng làm cho xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa hơn.
Theo các chuyên gia y tế, phòng ngừa thoái hóa khớp ở người trẻ hoặc làm chậm
quá trình thoái hóa khớp ở người lớn tuổi không quá phức tạp. Đó là duy trì thói
quen tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng khi bước qua tuổi 30, lúc
hệ xương khớp bắt đầu lão hóa.
Đối với những người có chế độ dinh dưỡng khiếm khuyết các chất dinh dưỡng tốt
cho xương khớp như ngũ cốc, sữa, hải sản có thể bổ sung bằng thực phẩm bổ sung
dinh dưỡng dạng viên uống tiện lợi hơn. Thành phần chính của thực phẩm bổ sung
dinh dưỡng thường chứa Glucosamine - một hợp chất tự nhiên hình thành trong cơ
thể, có khả năng tăng tổng hợp sụn khớp, giảm viêm đau khớp - kết hợp cùng các
yếu tố chống oxi hóa như mangan, selen, đồng và thảo dược sẽ duy trì sự khỏe
mạnh của khớp và tạo sự thoải mái cho người có vấn đề về khớp.
Sự khỏe khoắn của hệ xương khớp còn được hỗ trợ bởi viên bổ sung canxi Xtra Cal
Advanced với hỗn hợp các dưỡng chất giúp tăng cường mật độ xương, cho hệ xương
thêm chắc khỏe.
Tấn Tài