Kiên đã lập nên hẳn một bảo tàng văn hóa Thái với hàng nghìn cổ vật quý giá do chính anh lặn lội đi khắp các vùng miền để sưu tầm.
Chiêm ngưỡng 10 kiến trúc “dị” nhất thế giới
Đặc sản Cao Bằng ăn một lần nhớ mãi
Đi săn đặc sản Thái Bình
"Thác trời" huyền bí giữa đại ngàn
Phượt cùng khách Tây
Đặc sản Cao Bằng ăn một lần nhớ mãi
Đi săn đặc sản Thái Bình
"Thác trời" huyền bí giữa đại ngàn
Phượt cùng khách Tây
Đặt chân tới xóm Mỏ, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình, hỏi thăm anh Kiều Văn Kiên (SN 1977), bà con dân tộc nơi đây chẳng ai là không biết. Bởi lẽ, chỉ mới ngoài 30 tuổi, anh Kiên đã lập nên hẳn một bảo tàng văn hóa Thái với hàng nghìn cổ vật quý giá do chính anh lặn lội đi khắp các vùng miền để sưu tầm. Đặc biệt hơn, động lực để giúp anh gây dựng bảo tàng xuất phát từ chính tình yêu mà anh dành cho người vợ của mình.
Bộ cồng chiêng của người Thái. |
Tinh cờ "va" đúng tình yêu cuộc đời
Ngồi nhâm nhi chén trà tại căn nhà sàn hai tầng cũng chính là nơi trưng bày đồ vật của bảo tàng văn hóa Thái, anh Kiên cho biết rằng mình vốn dĩ là một chàng trai quê ở Thạch Thất, Hà Nội. Từ hồi còn học phổ thông cho đến khi lên đại học, anh luôn có sở thích được đi đi nên cứ dịp nào được nghỉ học dài ngày anh lại rủ bạn bè hoặc một mình vác ba lô đi chu du trên những cung đường của miền núi Tây Bắc. Cái đẹp hoang sơ của núi rừng và con người miền sơn cước luôn hấp dẫn anh. Thế rồi, nhờ cái sự "duyên kỳ ngộ" sắp đặt, trong lần đi tới khu vực Hòa Bình, xe của an Kiên bị thủng lốp phải dắt bộ, đến khi trời tối vẫn chưa tìm được quán để sửa, anh Kiên đánh bạo vào xin ngủ nhờ lại tại nhà của một người dân. Rồi cũng chính tại đây, anh đã quen cô gái người dân tộc Thái là Khà Thị Lê (SN 1980, ở xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu, Hòa Bình) là con của chủ nhà.
Trong 1.000 cổ vật mà vợ chồng anh Kiên sưa tập được, quý nhất là ba cuốn gia phả của dòng tộc người Thái cách đây trên 200 năm. Những cuốn gia phả này đã ố vàng theo thời gian, gáy đã sờn hết, nhiều chữ trong đó bị mờ không còn đọc được nữa. Đa số những cổ vật anh sưu tập được là những dụng cụ gắn bó với sinh hoạt hàng ngày của người Thái ngày xưa như: Đèn đất, đèn soi, đèn đi tuần của quan lang thời trước; bộ đồ cúng của thầy mo gồm áo làm phép, trống, chiêng, lịch của thầy mo đi cúng. Đặc biệt, mới đây anh Kiên còn vô tình tìm thấy một bộ răng voi hóa thạch. Sau khi hay tin, vô số nhà khảo cổ, khoa học đã tìm đến tận nơi để nghiên cứu và xác định bộ răng voi (hình răng có kết cấu thành từng phiến, gắn kết lại với nhau, khiến mặt nhai của răng giống như bàn nghiền) đã có niên đại hơn hai nghìn năm và là một trong những hiện vật quý hiếm nhất hiện nay.
Kể từ sau lần gặp gỡ "định mệnh" ấy, giữa anh Kiên và chị Lê dường như đã trúng tiếng sét ái tình. Sau đó hai người thường xuyên liên lạc với nhau. Biết chị Lê cũng có sở thích du lịch giống mình, khi đi lên những vùng núi Tây Bắc để ngao du, anh Kiên đều rủ chị Lê đi cùng. Hai người từ xa lạ dần trở thành đôi bạn đồng hành thân thiết. Cũng nhờ những chuyến đi, anh Kiên được chị Lê kể cho rất nhiều những câu chuyện lý thú về cuộc sống của người dân tộc, đặc biệt là về dân tộc Thái. Sau hơn 2 năm quen nhau, cùng nhau trải qua bao kỷ niệm vui buồn, anh Kiên đã có ý định gắn bó suốt đời với cô gái chốn sơn cước. Nói về chuyện này, anh Kiên hạnh phúc nhận xét: "Có lẽ tôi và vợ có duyên tiền định nên giữa núi rừng mênh mông như vậy mới "va" được vào nhau".
Tuy nhiên, mối tình miền xuôi-miền ngược của họ không phải toàn là màu hồng. "Thoạt đầu khi biết tôi thường xuyên qua lại với Lê, gia đình rồi họ hàng cũng phản đối nhiều lắm vì nghĩ lấy nhau sẽ rất khổ. Phần do đường xá xa xôi đi lại bất tiện, lại thêm dân tộc khác nhau, sợ tôi và Lê khó hòa nhập mà chung sống với nhau được. Ngay cả bạn thân tôi còn bảo rằng "con gái dưới này chết hết rồi sao mà mày phải mò lên tận cái chốn hẻo lánh ấy".
Ấy thế, khi cho Lê tiếp xúc với mọi người, ai nấy đều thay đổi quan điểm cả, tất cả đều quý mến vì tính tình dịu nhàng và ứng xử tinh tế của cố ấy", anh Kiên hạnh phúc kể lại. Tuy nhiên anh hiểu rằng, có thể trong phần sâu thẳm tâm hồn của chị, có thể vẫn còn điều gì đó buồn về điều này. Do vậy, anh rất muốn làm một việc gì đó để thể hiện tình yêu của mình với người vợ yêu dấu, với xuất thân của cô ấy.
Sau ngày vui của hai người, một phần vì muốn chiều vợ, một phần vì thích được khám phá những phong tục của đồng bào dân tộc, anh Kiên đã quyết định "bỏ phố lên rừng" cùng vợ lên định cư hẳn ở Hòa Bình. Do khác nhau về dân tộc, vùng miền, nên ban đầu, anh Kiên phải tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa của người Thái để ứng xử với nhà vợ cho phải đạo, đúng lễ nghĩa. Chị Lê chính là người dạy cho anh Kiên học từ tiếng nói, chữ viết của người Thái đến những phong tục, tập quán và những điều kiêng kỵ cần tránh. Từ những điều học được qua vợ của mình và những chuyến đi của anh tới các bản làng, anh hiểu hơn về những giá trị truyền thống văn hóa độc đáo của cộng đồng người Thái và rồi văn hóa của đồng bào Thái ở Hòa Bình đã ngấm vào người lúc nào không hay.
Dựng cả bảo tàng tặng vợ
Một lần tình cờ đến chơi nhà người bác của vợ, anh Kiên bỗng bị thu hút bởi môt số đồ dùng săn bắn để trên gác bếp. Tò mò, anh xin phép gia chủ được xem và tấm tắc khen đẹp. Chủ nhà thấy anh thích thú với những thứ đồ cũ ấy thì tặng luôn cho anh bởi với chủ nhà, những thứ đó chỉ làm chật thêm gác bếp. Thật không ngờ, đó là những vật được làm cách đây mấy chục năm và bây giờ gần như đã không còn gia đình nào lưu giữ được nữa.
Anh Kiên hiểu được giá trị của những đồ vật hiếm hoi, đồng thời chứng kiến vô số đồ vật cổ của người Thái bị những tay đi buôn thu mua để về xuôi để bán, chưa kể nguy cơ tiềm ẩn từ đội quân thu mua phế liệu vẫn len lỏi tới các bản làng mua những vật dụng cũ của người dân và không ít trong số đó lại là những thứ đồ chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người Thái. Ý nghĩ sưu tập những cổ vật của người Thái Mai Châu chợt nảy sinh, anh Kiên đã bàn với vợ tới các bản làng vùng sâu, vùng xa tìm mua lại những đồ vật cũ, cổ của người Thái. Kể từ đó, anh Kiên cùng vợ bôn ba khắp các vùng miền. Dù ngày nắng hay ngày mưa, mỗi khi biết thông tin về món đồ quý hiếm, anh Kiên và chị Lê lại cùng nhau tới để xin hoặc mua về.
Anh Kiên cùng vợ mình bên chiếc bếp của người dân tộc Thái. |
Chị Lê tâm sự rằng, không còn đếm nổi bao nhiêu lần cùng chồng vác ba lô con cóc cưới trên chiếc xe Win leo đèo, qua suối. Bởi anh không chỉ kiếm tìm hiện vật trong địa bàn Mai Châu mà còn sang cả những tỉnh Thanh Hóa. Nghe ngóng biết nhà ai có hiện vật cổ, anh đều vội vã lên đường ngay bởi anh lo sợ nếu chậm trễ một chút thì những hiện vật đó có thể rơi vào tay những người buôn đồ cổ hoặc hư hỏng, mai một. Nhiều lần anh cũng bị hiểu lầm là người buôn đồ cổ, bị người dân từ chối. Không hiếm lần anh chị bị thủng hỏng xe phải dắt bộ hàng km giữa rừng mới tìm được nhà dân xin ngủ nhờ. Chính những lúc như vậy, tình yêu của vợ chồng lại càng thêm nồng đượm.
Sau quãng thời gian đi sưu tầm đồ vật cổ của người Thái, tới năm 2010, anh Kiên đã xin phép phía chính quyền địa phương và dựng nên bảo tàng văn hóa Thái để làm nơi trưng bày, giới thiệu nền văn hóa dân tộc Thái cho mọi người cùng được biết, đồng thời cũng góp phần to lớn thúc đẩy du lịch ở Mai Châu, Hòa Bình. "Lập bảo tàng, ngoài việc muốn cho những thế hệ sau biết về cuộc sống của ông cha, tôi còn coi đây như một món quà để tặng vợ, người mà tôi thương yêu hết mực. Khi biết tôi yêu thích văn hóa Thái đến vậy, cô ấy dù bận việc vẫn cùng tôi rong ruổi khắp nơi để thu mua những đồ vật quý hiếm", anh Kiên chia sẻ.
Anh Kiên cho biết, hiện "bảo tàng tình yêu" của anh đã có gần 1.000 cổ vật. Anh Kiên bộc bạch rằng, cả hai vợ chồng đều muốn phát triển bảo tàng hơn nữa, để "tình yêu nhỏ" của hai vợ chồng lớn thành một "tình yêu lớn" với nên văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, muốn thực hiện được "tình yêu lớn" này anh rất cần sự giúp đỡ của các tổ chức chuyên nghiệp. Năm 2009, anh chính thức trở thành thành viên Câu lạc bộ Unesco - Câu lạc bộ nghiên cứu và bảo tồn cổ vật. Thẻ hội viện Unesco như một tấm vé giúp anh "danh chính ngôn thuận" để thực hiện tâm huyết của mình. "Hữu xạ tự nhiên hương", bảo tàng của anh Kiên kể từ khi lập ra đã có hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước tìm đến và nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên khi được nhìn thấy những cổ vật xa xưa đầy tính sáng tạo của ông cha và cũng cảm động với tình yêu mà đôi vợ chồng trẻ này dành cho nhau.
(Theo Gia đình)