Không còn nhiều những ông đồ già với khăn đóng, áo the thủa xưa nữa, con phố Văn Miếu (Hà Nội) với hàng trăm "quán chữ" mỗi độ tết đến xuân về lại tề tựu đông đủ những ông đồ, "bà đồ" ngày một trẻ hóa và "sành điệu" hơn.
Sử dụng điện thoại cảm ứng, máy ảnh kỹ thuật số, quần bò rách gối, trang phục thời thượng xứ Hàn... là diện mạo mới của không ít thầy đồ góp mặt tại con phố được mệnh danh là phố ông đồ của đất Hà Thành từ nhiều năm nay.
Tiền nhân có câu "Thầy già, con hát trẻ" tỏ ý rằng phàm là thấy già với nhiều năm dạy dỗ, ắt có nhiều kinh nghiệm hơn trẻ,  kinh nghiệm này ứng cả với nghề thầy thuốc và thầy đồ. Những hình ảnh về ông đồ từ xưa còn lưu lại đến ngày nay đều là những người đàn ông đã cao tuổi hay trong bài thơ nức tiếng của nhà thơ Vũ Đình Liên cũng đều gắn liền với "ông đồ già" với khăn đóng, áo the và hơn cả là cái nghèo luôn đồng hành cùng họ. 
Vẫn là những câu sớ, con chữ tỏ ước mong một năm mới tốt đẹp với gia đình, người thân của người "xin" chữ nhưng được viết ra không chỉ bàn tay của những ông đồ già.
Cũng như mọi năm, những ngày cận tết Quý Ngọ con phố Văn Miếu lại tề tựu hàng trăm "thầy đồ" bán chữ.
Một số ông đồ vẫn trung thành với khăn đóng, áo the của thầy đồ xưa.
Một số khác "sang" hơn trong những chiếc áo lụa bóng bẩy và không còn viết lên loại giấy đơn giản xưa.
Rất nhiều "thầy đồ" trẻ tham dự vào "phiên chợ chữ" mỗi năm mở một lần này.

Rất thời thượng trong trang phục phảng phất cách ăn mặc của thanh niên xứ Hàn nhưng lại là chủ nhân của "quán chữ" ở "chợ chữ" Văn Miếu.
Một "thầy đồ" trẻ đang múa bút ở phố "ông đồ".
Có ai ngờ một thanh niên trong trang phục rất hiện đại lại mê chữ nghĩa làm vậy.
"Thầy đồ" nữ xinh xắn tranh thủ lướt mạng trên chiếc smartphone trong khi chưa có khách.
Nhiều 'quán chữ" của các "thầy đồ" trẻ in sẵn các bản dịch nghĩa những câu chữ thường được mua nhất để đỡ mất công giải thích.
Trong khi một số ông đồ già vẫn phải chau mày  giải nghĩa mỗi khi có khách xin chữ.
Quán chữ này trang trí cầu kỳ và có treo cả những bằng chứng nhận giải thưởng thư pháp để khẳng định đẳng cấp.
Quán chữ của thầy đồ ở độ tuổi khá trẻ đến từ Văn Lâm, Hưng Yên.  
Không chỉ viết thư pháp trên giấp mà "thầy đồ" này còn sáng kiến viết thư pháp trên vỏ trứng đà điểu.
Sau mỗi bức thư pháp viết cho khách ông đồ già này lại cẩn thận lưu lại bằng chiếc máy ảnh kỹ thuật số.
Lê Anh Dũng